ĐÔNG LA
CẢM
NGHĨ PHÍA SAU
NHỮNG HÌNH ẢNH
NHẬT
HOÀNG THĂM VIỆT NAM
Nhà vua Nhật
Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã tới sân bay Nội Bài chiều 28/2 , bắt đầu
chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 28/2
- 5/3, lễ đón chính thức long trọng đã diễn ra tại Phủ Chủ tịch ngày 1/3.
Là
người dân bình thường ai cũng vui mừng trước một sự kiện trọng đại, một thành
tựu ngoại giao của đất nước.Vậy mà vẫn có người mong “Nhật hoàng rút ngắn thời gian thăm viếng lại” với lý
do “không phải dân VN không “hiếu khách” mà vì “tầm nhìn” của lãnh đạo VN”. Viết
vậy bởi họ cho rằng các nhà lãnh đạo VN ở các thời kỳ đã không chịu quy thuận
Nhật sớm. Chiến lược ngoại giao đa phương, khép lại quá khứ hướng tới tương lai,
vì lợi ích đôi bên, nhưng vẫn giữ được tinh thần độc lập, tự chủ chính là chiến
lược thống nhất, xuyên suốt của nhà nước VN. Vị trí và uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao hơn, xã hội VN tổng thể chung vẫn
ổn định và phát triển chứng tỏ chiến lược đó là đúng đắn.
Nguyễn Khắc Mai thì đã viết một “Thư ngõ
Kính cẩn gửi Nhật Hoàng và Hoàng Hậu”. Nhật hoàng đang là quốc khách được
lãnh đạo nhà nước tiếp đón long trọng thì một công dân Việt Nam tỏ lòng “kính cẩn” cũng là lẽ thông thường. Nhưng
có chuyện khác thường ở chỗ Nguyễn Khắc Mai chính là “nhà minh triết” tự phong mà tôi đã chứng minh là một thứ “minh triết du côn”, ngược với thái độ
coi thường các nhà lãnh đạo Việt Nam, luôn kiếm cớ công kích, “Mai du côn” tỏ lòng “kính cẩn” như trên đã chứng tỏ mình là
một người vọng ngoại, có một não trạng nô lệ.
Ông
ta viết:
“Kính thưa Nhật Hoàng và
Hoàng Hậu,
Hôm qua, khi nhìn thấy Nhật
Hoàng và Hoàng Hậu bước ra cửa máy bay, dừng lại rồi nghiêng mình chào Đất nước
Việt Nam và những người ra đón, tôi thực sự có một xúc động đầy thiện cảm. Đó
là sự tinh tế của văn hóa phương Đông chăng. Tôi, một người già sống ở Ô Đồng
Lầm, kinh thành Thăng Long xưa xin gởi lá thư này đến Ngài.
Tôi còn nhớ hồi bé tôi đã
từng được những vị trưởng thượng truyền cảm cái lòng khâm phục Nhật Bản sau
cuộc Nga – Nhật chiến tranh, một hạm đội của Nga đã bị đánh tan ở eo Đối Mã…
Có một hình ảnh khác mà tôi
còn nhớ mãi. Đó là vào cuối thế kỷ XIX, khi Nhật Bản đã đóng được chiếc chiến hạm
đầu tiên, nhưng không có giây buộc neo. Các công chúa và các bậc mệnh phụ đã
quyết định cắt búi tóc của mình và vận động quyên góp để bện thành một sợi giây
neo bền chắc. Người ta bảo một sợi tóc có thể chịu một lực 5kg, thì sợi giây
neo bằng tóc ấy bền chắc biết nhường nào. Nhưng không phải là vấn đề kỹ thuật,
mà là tinh thần lãng mạn yêu nước của người phụ nữ Nhật năm xưa. Có thể những
chi tiết ấy đã góp phần cho nhân cách của một người già như tôi hôm nay chăng.
Bây giờ tôi chỉ mong sao cho những chiếc neo bền chắc ấy, sẽ cắm vững vào những
bến bờ của tình đoàn kết, hữu nghị, để cho chúng ta giữ yên cả hai Biển Đông đang
đầy sóng gió bất trắc gian xảo.
Kính thưa Nhật Hoàng và Hoàng
Hậu, cuộc thăm viếng của Ngài và Hoàng Hậu đúng vào tháng Ba năm 2017 này, với
tôi, thật đầy ý nghĩa biểu tượng. Vào tháng Ba của 110 năm trước ở Hà Nội đã
khai trương Đông Kinh Nghĩa Thục, một ngôi trường, một phong trào văn hóa cứu
nước …
Ngày nay, Đông Kinh Nghĩa
Thục chỉ còn trong ký ức với những bài học vô giá… Chúng tôi mong mỏi thúc đẩy
những quan hệ văn hóa mà tiền nhân của hai nước đã đặt những hòn đá tảng nền
móng đầu tiên…
Việt Nam không thể duy trì và phát triển Đông
Kinh Nghĩa Thục được, là do vướng vào những quan hệ quốc tế phức tạp và tiêu
cực. Mong sao quá trình phát triển tận thiện của hai Dân tộc sẽ khiến cho kẻ
muốn chọc gậy bánh xe dẫu gian xảo, hiểm độc cũng sẽ không làm gì được…
Xin dâng lên Nhật Hoàng và
Hoàng Hậu lời chúc vạn an.
Kính,
Nguyễn Khắc Mai
Người già ở Ô Đồng Lầm,
Thăng Long xưa
(Theo Ba sàm)”
Tuy không huỵch toẹt ra nhưng qua thái độ thần phục
Nhật ở trên Nguyễn Khắc Mai đã công kích Trung Quốc tiện thể công kích luôn các
nhà lãnh đạo VN luôn duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với TQ, giải quyết
tranh chấp lãnh thổ bằng đối thoại hòa bình. Có điều trong ngày vui tiếp đón quốc
khách là Nhật hoàng, tỏ lòng “kính cẩn”
ngài mà nói chuyện lịch sử e rằng hơi vô duyên và hơi bị kém minh triết! Bởi đã
viết về sử là phải viết không chỉ đúng mà còn phải đủ, mà Nhật bản dưới thời
cai trị của Hirohito, vua cha của Nhật hoàng Akihito hôm nay, 1945 đã “hất cẳng Pháp” xâm chiếm VN, với chính sách “nhổ lúa trồng đay”, dùng thóc thay cho than đốt chạy tầu hỏa, 2
triệu người Việt đã chết đói!
Còn tôi trong chuyến thăm VN của vợ chồng Nhật hoàng,
dù chưa kết thúc nhưng hình ảnh tôi thấy thú vị nhất chính là hình ảnh trong lễ
đón long trọng ngài ở Phủ Chủ tịch do Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì,
ngài đã trân trọng cúi đầu chào quốc kỳ, lá cờ đỏ sao vàng, của Việt Nam!
Đây chính là lá cờ mà sau khi Việt Minh đánh đổ
chính phủ Trần Trọng Kim do Phát xít Nhật lập ra, Vua Bảo Đại thoái vị, đã tung
bay trong ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh một nước Việt Nam mới.
Hình ảnh một nguyên thủ khách mời chào quốc kỳ nước
chủ nhà là thông lệ ngoại giao nhưng với lịch sử Việt – Nhật nó chứa đựng nhiều
ý nghĩa. Đó chính là tấm lòng vị tha của người dân Việt và chính sách ngoại
giao đúng đắn “khép lại quá khứ hướng tới
tương lai” của các nhà lãnh đạo VN. Ngược lại phía Nhật, ta cũng thấy họ là
những người thông minh, hiểu đạo lý, cũng như sau Đại chiến thế giới II, là kẻ
thua trận, họ đã trở thành đồng minh với Anh, Pháp, Mỹ. Với Việt Nam, Nhật Bản hiện
là bạn hàng số một, là nước tài trợ ODA lớn nhất, trong đó có viện trợ không hoàn
lại, và những ngày hôm nay Nhật hoàng thăm Việt Nam!
Cũng rất thú vị là nhìn hình ảnh ngài khi ngồi nói
chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ngài thường ngồi lệch hẳn một bên ghế, quay
hẳn sang, còn hơi khom xuống về phía người đối thoại, thể hiện sự chú tâm, lắng
nghe, trân trọng người đối thoại. Xem chừng trên thế giới chưa có một vị vua
nào có thái độ nhân văn như vậy:
Thái độ của nước Nhật nói chung đó lại là một bài
học lớn cho chính người Việt Nam chúng ta. Bởi nếu người Nhật vẫn còn thù hận như
người Việt hiện vẫn còn không ít người đang ôm mối thù thì làm sao có mối quan
hệ Nhật-Việt như trên?
***
Nhìn lại con đường của lịch sử ta thấy không bao giờ
bằng phẳng mà luôn gập ghềnh, vì vậy mới có những cú vấp ngã “hộc máu mồm”; dù hôm nay còn có nơi này,
nơi kia đi vào vết bánh xe đổ của lịch sử, nhưng xu thế chung, lịch sử vẫn tiến
về phía nhân đạo, về phía nhân văn và văn minh. Chuyến thăm Việt Nam của Nhật hoàng
trong những ngày hôm nay là một minh chứng.
Cũng chính suy nghĩ như vậy, trong cuộc thi thơ của
báo Văn nghệ (HNVVN) chào đón giao thừa Thiên niên kỷ (năm 2000), tôi đã làm
một chùm gởi dự thi, trong đó có một bài khái quát về lịch sử thế giới. Khi
được đăng, tôi bất ngờ khi nhà thơ lão thành Hải Như, tác giả lời ca khúc “Thành phố hoa phượng đỏ” nổi tiếng, tôi
biết mà chưa gặp, không biết đã kiếm số điện thoại nhà tôi ở đâu, gọi:
“Tôi là Hải Như, từng giới thiệu Vũ Tú Nam
(nguyên Tổng thư ký HNV, như chủ tịch Hữu Thỉnh bây giờ, ông nội người mẫu Hà
Anh) vào Hội. Tôi mà có quyền sẽ cho anh giải nhất. Thơ anh hiện đại mà vẫn đạt
được sự giản dị”.
Bài thơ về lịch sử đó có đoạn:
Dòng sông lịch sử quanh co mang trên mình đầy thương tích
Băng qua những mảng thời gian bị băm nát, những thiên kỷ
bị cháy sém, những thế kỷ bị chặt khúc.
Chẳng ngừng trôi.
Chẳng ngừng trôi trên những
khác biệt lớn lao.
Trên những cao thấp, những sáng
tối, những lành vỡ.
Như sợi chỉ vẫn âm thầm cần
mẫn.
Khâu lành những vết thương!
4-3-2017
ĐÔNG
LA