ĐÔNG LA
BÀI HỌC GIẢI TỎA ĐẤT Ở ĐỒNG
TÂM
Hình
ảnh các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ đã bị “nhân dân” xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà
Nội) bắt giữ đưa về giam giữ tại Nhà văn hóa xã chiều 15/4 có lẽ là một hình
ảnh phản cảm nhất kể từ ngày quân dân VN chiến thắng những đội quân nước ngoài hùng
mạnh nhất, giành lại chủ quyền, thống nhất đất nước.
Trong
vụ việc trên, tìm hiểu sơ sơ tôi thấy từ chuyện quan sai dẫn đến dân gian là
nguyên nhân chính. Quan sai nghĩa là cán bộ địa phương cho dân mượn đất của
quốc phòng; dân gian nghĩa là ăn gian, đất mượn nhưng lại nghĩ là đất của mình,
xây nhà, dựng cửa, con mua bán sang tên nhau, v.v… Trong khi đó việc thực thi
pháp luật lại không nghiêm, có mâu thuẫn không giải quyết nghiêm minh, dứt điểm,
để dây dưa, khi bây giờ bùng phát, mới thấy cần thực thi pháp luật thì đã muộn.
Muộn vì câu chuyện dẫn đến hậu họa vô cùng tai hại, làm xã hội mất ổn định, làm
lòng dân không yên. Bây giờ khi có chuyện liên quan đến đất đai bất kể thực
chất thế nào dư luận luôn đứng về phía người dân, bọn “kền kền dân chủ” lại có
cớ lu loa “nhà nước cướp đất của dân”!
***
Việc hỗn loạn do việc thu hồi đất của dân, đền bù, giải tỏa
mặt bằng vì mục đích công đã trở thành căn bệnh mãn tính, thể hiện sự sai trái
và yếu kém nhiều mặt của xã hội VN. Việc quan sai, dân gian như vụ ở Đồng Tâm,
Mỹ Đức, Hà Nội trên đã tệ hại nhưng vẫn chưa tệ hại bằng chuyện quan tham, dân
oan. Ngay trên diễn đàn quốc hội, các nhà lãnh đạo, các đại biểu cũng nói đến
việc tham nhũng chính sách, kinh doanh quyền lực, đã có những sự cấu kết giữa
những người có chức trách với các doanh nhân đi thu hồi đất của dân, đền bù
không công bằng, làm những công trình không vì an ninh quốc gia, không vì lợi
ích công mà vì “nhóm lợi ích”! Đây mới chính là một trong những nguyên nhân đẩy
đất nước đến nguy cơ tồn vong!
***
Nhưng chúng ta cần phải hiểu tất cả những chuyện
giải tỏa mặt bằng liên quan đến việc di dời chỗ ở và công việc làm ăn của người
dân, dù là chính đáng, cũng là rất khó khăn. Chúng ta hãy thử xem những khó
khăn và cách giải quyết của ông Lý Quang Diệu như thế nào khi biến Singapore từ
dơ bẩn trong quá khứ thành xanh, sạch như hôm nay qua vài ý trong cuốn “Hồi ký
Lý Quang Diệu: Từ Thế giới thứ Ba lên Thế giới thứ Nhất”:
“Năm ngàn
người bán thức ăn nấu sẵn trên đường phố đã phải di chuyển đến những trung tâm
được thiết kế sẵn. Quen với việc làm ăn trên lề đường không phải thuê mướn và
dễ dàng bắt khách, họ từ chối di chuyển đến các trung tâm nơi mà họ phải trả
tiền thuê, tiền nước và tiền điện. Chúng tôi nhẹ nhàng nhưng cương quyết di dời
họ và chu cấp toàn bộ tiền thuê nhà. Nhưng thậm chí, một số người vẫn từ chối.
Dần dần, chúng tôi hủy bỏ
việc nuôi hơn 900.000 con heo trong 8.000 nông trại bởi vì heo làm ô nhiễm các
con suối. Chúng tôi cũng đóng cửa rất nhiều các ao nuôi cá, chỉ để lại 14 ao cá
trong các công viên nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp và một vài ao cá dành cho
việc câu cá giải trí. Bây giờ, cá được nuôi ở ngoài khơi trong các lồng lưới
nông ở eo biển Johor cũng như trong các lồng lưới sâu dưới biển gần các hòn đảo
ở phía Nam .
Chúng tôi cũng thiết lập một
tổ chức tái định cư để giải quyết các tranh cãi và mặc cả liên quan đến mỗi đợt
tái định cư, cả những người bán hàng rong, nông dân, hoặc những người làm nghề
thủ công. Họ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi bị di chuyển hoặc thay đổi
công việc. Điều này quả là một công tác chính trị vốn mạo hiểm nếu không giải
quyết cẩn thận và hợp lý sẽ khiến chúng tôi mất các phiếu bầu trong kỳ bầu cử
tới. Các công chức ủy ban và các nghị sĩ mà các khu vực bầu cử của họ cũng chịu
tác động đã giúp đỡ chúng tôi giới hạn tình trạng sụp độ chính trị.
Việc tái định cư cho các
nông dân là rất khó khăn. Chúng tôi trả tiền bồi thường dựa trên diện tích của
các cấu trúc nông trại, các khu vực đã được tráng nền của các khoảng đất trống
trong nông trại mà họ sở hữu, và số lượng cây ăn trái cũng như các ao cá. Khi
nền kinh tế trở nên thịnh vượng, chúng tôi tăng số lượng, nhưng thậm chí số
tiền bồi thường hào phóng nhất cũng không đủ.
Những nông dân lớn tuổi
không biết làm gì với số tiền bồi thường cho họ. Sống trong những căn hộ, họ
nhớ những con heo, con vịt, con gà, các cây ăn trái, và những vườn rau của họ
vốn cung cấp cho họ những thức ăn miễn phí. 15 đến 20 năm sau khi được tái định
cư ở các nhà mới của HDB, rất nhiều người vẫn còn bỏ phiếụ chống lại PAP (Đảng
Hành động Nhân dân Singapore ).
Họ cảm thấy rằng chính phủ đã phá hủy cách sống của họ.”
“Vào tháng 11 năm 1987, tôi cảm nhận được một
điều toại nguyện lớn lao là khai thông sông Singapore và Kallang Basin sạch,
sau đó là các ống cống mở của Singapore. Tại buổi kỷ niệm Clean River
(Sông Sạch) tôi trao tặng những người có trách nhiệm những huy chương vàng để
ghi nhớ sự đóng góp của họ…
Đằng sau mỗi dự án thành
công đó là một nhân viên có năng lực, được huấn luyện trong kỷ luật và cống
hiến những kiến thức của anh ta cho những dự án độc nhất vô nhị của chúng tôi.
Sẽ không có một Singapore
sạch và xanh nếu không có Lee Ek Tieng…”
“Những khu nhà cao tầng ven
bờ biển được xây dựng từ những xưởng đóng tàu nhỏ xấu xí. Thật là một giấc mơ
khi thả bộ dọc theo hai bên bờ của sông Singapore . Các cửa hàng và các kho
hàng đã được phục hồi lại và trở thành những quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng,
khách sạn, và mọi người tổ chức các bữa tiệc ngoài trời bên bờ sông hoặc trong
những chiếc thuyền rồng Trung Quốc đậu dọc theo bờ sông”
***
Bất luận nguyên nhân thế nào thì việc bắt giữ công
an thi hành nhiệm vụ như dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cũng là phạm
pháp. Khi làm nhiệm vụ các chiến sĩ hoàn toàn có quyền tự vệ, họ bị bắt hoàn
toàn không phải do họ “không có võ” mà chỉ vì họ thương dân, không “ra tay” mà
thôi. Hình ảnh những chiến sĩ công an trẻ măng con em nhân dân bị nhân dân bắt trông
hơi buồn cười. Như phim Mỹ thì không bao giờ có chuyện đó, đối tượng chỉ cần
ngọ nguậy hung khí là cảnh sát sẽ nã đạn ngay rồi! Vì vậy “nhân dân” qua vụ này
cần phải đi học pháp luật!
19-4-2017
ĐÔNG
LA