Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Ở MỸ LẠI NHỚ CUỘC ĐỐI THOẠI ÔNG CHẲNG BÀ CHUỘC CỦA DƯƠNG THU HƯƠNG

ĐÔNG LA
Ở MỸ LẠI NHỚ CUỘC ĐỐI THOẠI
ÔNG CHẲNG BÀ CHUỘC
CỦA DƯƠNG THU HƯƠNG

Tôi đã từng viết trong bài “Chế Lan Viên- trong hồi quang của ký ức”: “Nếu ai đã từng xa Tổ quốc, thấy mình thành dân thiểu số ở xứ người, khi cái tôi bị nhấn chìm trong sự xa lạ, sẽ rất thấm thía những câu thơ của ông”, giờ đây khi đang ở nước Mỹ, những câu thơ của ông thỉnh thoảng lại cứ vang lên trong tâm trí tôi:
                        Tổ quốc thân yêu như quả tim thầm
                        Ở giữa lòng ta nào ta có biết
                        Trong xa cách bỗng à ơi giọng Việt
                        Ru lòng tôi qua ngàn dặm quê xuân
                                                            (Ý nghĩ mùa xuân)
Khi xa cách, nỗi nhớ về quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên của mỗi người, người có lương tri luôn mong những điều tốt lành đến với đất nước. Nếu đất nước còn những chuyện không hay có thể phân tích, góp ý với tinh thần xây dựng. Tiếc là với nhiều người Việt với tinh thần vọng ngoại,  khi xa nước lại coi thường miệt thị chính cội nguồn của mình, có kẻ từ thông minh xuất chúng, không biết có phải do ăn uống nhiều bơ sữa bò đã bị nhiễm độctrở thànhtrâu giỏi toánnhư cộng đồng mạng gọi. Tệ hơn nữa có những kẻ khi thoát khỏi vòng cương toả của luật pháp VN, coi chống phá là một cái nghề, luôn bu vào mọi chuyện còn chưa tốt kiếm cớ, tự do thổi phồng, tự do xuyên tạc, mong chế độ sụp đổ. Giả sử chế độ có sụp đổ thật thì chúng bằng gì? Và đất nước rơi vào tay bọn lưu manh và dốt nát thì sẽ ra sao? Liệu có được như Mỹ, Đức, Nhật, Bắc Âu hay lại như I- rắc Xy-ri... khốn khổ khốn nạn?
Còn nhớ tôi đã viết một bài về cuộc đối thoại của bà Dương Thu Hương khi được mời sang Mỹ. Nay ở Mỹ lại nhớ tới Dương Thu Hương và muốn đăng lại câu chuyện thú vị đó.
Los Angeles
23-7-2017
ĐÔNG LA

Qua trang talawas, tôi rất thích thú nhưng không ngạc nhiên theo dõi diễn biến tâm trạng của Trịnh Lữ (dịch giả cuốn “Cuộc đời của Pi”) khi dự cuộc đối thoại của Dương Thu Hương với Robert Stone về “thực tế chiến tranh, tình trạng kiểm duyệt và vai trò của nhà văn trong xã hội Việt Nam” trong khuôn khổ Liên hoan Văn học Quốc tế New York do chi hội PEN tại Mỹ tổ chức. Từ hành động ông “vội mua vé” đi dự, rồi ý định tặng sách - “môt món quà hay ở buổi sơ giao” - đến thái độ “ngạc nhiên hết sức”, “xấu hổ”, “ngao ngán”, rồi cuối cùng phải bật lên trong đầu chữ “stupid!” và đòi người ta cái điều họ không thể có: “làm giặc cũng phải có kiến thức chứ ”!
            Chỉ mới hiểu Dương Thu Hương bằng “những tin tức có phần đồn thổi về những gì chị đã làm bên ngoài văn chương” thì Trịnh Lữ có sự thay đổi thái độ như trên, khi được tận mắt chứng kiến “thần tượng” của mình, cũng không có gì là lạ. Riêng tôi, nếu được tham dự như Trịnh Lữ, sẽ không ngạc nhiên, vì cách đây mấy năm tôi đã viết “có những tài năng lọt thỏm trong ngôi nhà tên tuổi mênh mông của họ”, và mới đây trên một diễn đàn tôi cũng đã viết “người ta đã dựng lên những ngọn cờ, rồi cờ thì có thật, nhưng chỉ là cờ đuôi nheo mà thôi ”. Tiếc là trong thực tế, không chỉ có riêng trường hợp Trịnh Lữ hiểu về Dương Thu Hương “qua đồn thổi”, mà giờ đây, trong thời đại thông tin chồng chất, tiêu chí, chuẩn mực của những hệ giá trị lại ngược nhau, người ta cũng thường chỉ biết về những nhân vật này nọ một cách “đồn thổi” như vậy thôi, chứ có mấy ai hiểu đúng và đủ về ai!
Nếu không hiểu, ai cũng nghĩ Dương Thu Hương là một phụ nữ bản lĩnh, dám một mình đương đầu chống lại Chế độ, đấu tranh cho sự tiến bộ, văn minh. 2006 tại Mỹ, bà ta từng nói một câu lừng “ranh”: “Tôi theo chân đoàn quân chiến thắng vào tiếp quản TP. Sài Gòn, tôi đã ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết vì nhận ra rằng kẻ thắng trận man rợ hơn người thua”. Nhưng theo Báo CA TPHCMĐây hoàn toàn là những điều bịa đặt trơ trẽn… Tháng 7-1975, Hương cùng một bạn gái trốn cơ quan, quá giang xe vào Sài Gòn chơi, khi trở về cơ quan bị kiểm điểm … Hương chưa một ngày đi B Vậy sao bây giờ lại trắng trợn khoe rằng: theo đoàn quân giải phóng vào tiếp quản Sài Gòn?! Rồi chuyện Hương “đã khóc trên vỉa hè Sài Gòn như cha chết khi nhận ra mình đang theo một đoàn quân man rợ” càng cho thấy sự lật lọng, xảo trá kinh hồn của người đàn bà này. Nếu Hương đã “giác ngộ” với phương Tây sớm như vậy, tại sao sau đó lại viết hàng loạt truyện ngắn, kịch bản phim chửi bới chế độ cũ, mà truyện “Thợ làm móng tay” là một ví dụ? Trong Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần IV năm 1989… Bài tham luận của Hương viết: “Chúng ta tự hào rất nhiều về Đảng, Người đã tổ chức nên thắng lợi Cách mạng Tháng 8; Người đã lãnh đạo nhân dân ta qua cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ một cách oanh liệt. Kỳ tích của những cuộc chiến tranh ấy có sức mạnh khích lệ các dân tộc bị áp bức trên toàn cầu. Vì thế nhân dân biết ơn Đảng là lẽ phải...”
Trong truyện ngắn LOÀI HOA BIẾN SẮC viết 6 - 1975, DTH đã viết về Sài Gòn: Tôi nhìn ra ngoài: thành phố chất ngất ánh đèn, có một cái gì tự tan vỡ ra nơi đó. Một lớp giấy trên chiếc rọ làm hình nhân bị xé rách. Một lớp váng dầu ngũ sắc bị khuấy tan trên mặt nước tù”. Như vậy nghĩa là gì? Nghĩa là nhà văn DTH khi viết truyện ngắn này 1975 và Nhà văn DTH phát biểu trong đại hội Hội Nhà Văn 1989 đã vả vào mồm nhà văn DTH khi phát ngôn 2006 tại Mỹ!
Chính vì không biết những chuyện trên, khi có dịp được “nhìn gần” những “thần tượng” của mình, nguời ta mới hay bị bất ngờ. Dương Thu Hương, một tên tuổi lừng lẫy, một “chiến sĩ dân chủ” kiên cường nhất, một người tự cho mình là sáng mắt, còn cả dân chúng Việt đều mù quáng; một người dám cho chế độ của một đất nước từng giành lại nền độc lập, đang ổn định và phát triển...  là một “thể chế man rợ”, dân chúng “không đủ khôn và khát vọng để sống”, cần phải được “mở mắt ra và biết sống cuộc sống con người!”... nhưng lại hiện nguyên hình là một người đàn bà, ngoài chuyện bạo miệng, chua ngoa, không còn gì khác. Vì thế, ở cuộc gặp gỡ giữa Dương Thu Hương với hội “Ngoài những hoạt động bảo vệ tự do và an toàn sinh mạng cho các nhà văn bị ngược đãi và cầm tù, Chi hội PEN tại Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do diễn ngôn, phản đối kiểm duyệt tại Hoa Kỳ và hải ngoại, bảo trợ các chương trình và diễn đàn công cộng về các vấn đề văn chương và chính trị đương thời...”, những người tham dự không được thấy trí tuệ đối đáp với trí tuệ, không thấy có sự giao hòa, cảm thông giữa những người văn minh ngoại hạng, lịch thiệp và mẫn tiệp ngoại hạng với nhau, mà chỉ là một cuộc đối thoại khấp khểnh, ông chẳng bà chuộc!
Dương Thu Hương đã sai lầm khi mang đến nơi sang trọng đó cái bảo bối từng làm cho tên tuổi mình vang dội. Đó là thái độ của một người đàn bà đành hanh và thứ ngôn ngữ chợ búa. Một người hiểu biết và lịch thiệp không thể dùng câu “Tôi chọn con đường làm giặc” để chỉ sự dấn thân của mình trong giao tiếp quốc tế. Vì thực chất Dương Thu Hương nói mình “làm giặc” là với hàm ý làm giặc một cách chính nghĩa chứ không phải theo nghĩa đen, nhưng làm sao người phiên dịch có thể dịch được ẩn ý này, vì thế ông Nguyễn Quí Đức mới dịch dịu đi là “trouble - maker”, không đúng với tinh thần của Dương Thu Hương. Là người đối thoại, Dương Thu Hương lại không hiểu ý người đối thoại, nên mới có tình trạng có những câu trả lời không đúng ý người hỏi, có chỗ ông hỏi trời bà nói đất như Trịnh Lữ đã cho biết: “khi Stone hỏi: “... đầu tiên chị theo đuổi tham gia phục vụ sự nghiệp của dân tộc mình; sau này thì có vẻ như chị lại đi theo quan niệm về chân lí của riêng mình. Chị có thể nói về chuyện này được không?” thì ông chỉ nhận được câu trả lời chẳng ăn nhập gì: “Tôi không phải là nhà văn chuyên nghiệp như ông!”.
Có lẽ mục đích những người tổ chức đối thoại muốn biết được những suy nghĩ độc đáo hơn và sâu sắc hơn về sự xả thân, về tự do sáng tác và sứ mệnh cao cả của văn chương của Dương Thu Hương khi được gặp trực tiếp người đàn bà lừng danh này, để trưng ra cho cả thế giới được biết. Nhưng rồi chỉ được thưởng thức ở Dương Thu Hương những phỉ báng, thóa mạ, những nhận định thiển cận cực đoan về lịch sử, về chế độ và về dân chúng của chính đất nước mình, kể cả sự xuyên tạc vô lý và buồn cười (như cho việc thanh niên Việt Nam nồng nhiệt chào đón Bill Gates, khách mời của chính Thủ tướng Việt Nam, là hành động chống Chính phủ Việt Nam). Đó là những món quá cũ, như thể bà sợ người Mỹ chưa hiểu hết tinh thần chống cộng của mình vậy, khiến ông nhà văn Mỹ chủ trò phải chưng hửng, từ ngạc nhiên qua cử chỉ nhún vai đến lúc hết kiên nhẫn phải phát cáu, khi từ câu hỏi này đến câu hỏi khác của ông không được trả lời thỏa đáng và nghiêm túc, nghĩa là chính bản thân ông, chứ không riêng gì đất nước Việt Nam, cũng không đuợc tôn trọng. Cũng theo tường trình của Trịnh Lữ:
“Ông nói: “Đạo lí của nghệ thuật là ở chỗ nó nhận diện được sự thật. Văn chương cũng vậy. Chị nghĩ gì về điều này?”.
Hương đáp: “Ông quá thương tôi nên mới hỏi tôi một câu to tát như vậy. Tôi đã nói tôi không phải là nhà văn mà, thưa ông. Tôi xin cám ơn vì ông đã tốt với tôi như thế.”
Nguyễn Quí Đức dịch cái ý “thương” và “tốt với tôi” ấy của Hương bằng từ “compassion”. Và Stone lập tức phản ứng một cách khá gay gắt: “Compassion is not required here!” (Thương hại không được đòi hỏi ở đây). Rồi ông nói thêm vài lời nữa, như thể tự biện chứ không phải cho cử toạ nghe, rằng chúng ta đến nói chuyện với nhau ở đây hôm nay không phải là vì thương cảm xót xa gì với nhau, mà là vì muốn tìm hiểu ý kiến của nhau mà thôi”.
Thật xấu hổ! Tôi chẳng có gì dính dáng đến Dương Thu Hương cả cũng cảm thấy xấu hổ, đơn giản chỉ vì tôi cũng là một người Việt Nam. Với tôi, Dương Thu Hương là một nhà văn có tài văn trung bình, văn của bà không thể xuất chúng được, vì văn chương hiện đại không chỉ là những câu chuyện kể hay mà còn phải chứa đựng những tư tưởng, mà tư tưởng lại luôn liên quan đến cao thấp, đúng sai. Nhiều điều Dương Thu Hương nói ra trong tác phẩm không được đa số ủng hộ. Bà được ca tụng ngoài biên giới phần nhiều vì tinh thần chống chế độ. Ví dụ cụ thể nhất về khả năng tư duy của Dương Thu Hương chính là tâm trạng của bà khi chiến tranh kết thúc mà bà đã một lần bộc bạch: “Mọi người đều vui sướng còn tôi thì khóc như cha chết vì đội quân thắng trận lại thuộc về một thể chế man rợ hơn bên bại trận”; “Cuộc chiến ấy là một trò đùa man rợ của lịch sử”, “và nó cho thấy cái đẹp không phải lúc nào cũng thắng, văn minh có lúc phải qui hàng”… Nếu dựa trên lịch sử nước ta mà xét thì nhận định như vậy là sai. Từ khi vua Thành Thái, Duy Tân bị đi đầy thì giai cấp phong kiến Việt Nam đã đánh mất vai trò của mình. Những người như Khải Định rồi đến Bảo Đại lên làm vua thực chất chỉ là vua bù nhìn. Dân ta đã thực sự bị mất nước. Với có lẽ đến 99% là dân nghèo thì việc sinh ra một Đảng Cộng Sản là đảng của những người nghèo là một lẽ tự nhiên, rồi dân tin theo Đảng thực hiện công cuộc giải phóng và thiết lập một thể chế với lý tưởng công bằng bác ái cũng là lẽ tự nhiên. Còn cái ý mà tôi đã đọc ở đâu đó là sao dân ta không ngoan ngoãn lệ thuộc để giờ sung sướng hơn thì nếu tất cả những cuộc xâm lăng trên thế giới không bị chống lại không biết thế giới ngày nay sẽ như thế nào? Nó sẽ thuộc về quân Nguyên xưa hay thuộc Hít-le?... Như vậy, làm sao một thể chế được hình thành do giành lại nền độc lập lại man rợ hơn một thể chế được nước ngoài dựng lên để thực hiện cuộc chiến ý thức hệ? Giờ đây chúng ta đã khép lại quá khứ, bang giao với tất cả các nước. Nhiều cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam, khi hiểu biết về đất nước con người Việt Nam, đã yêu Việt Nam còn hơn những người Việt như Dương Thu Hương.

TP Hồ Chí Minh,
 7-5-2006.