Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

PHAN HUY LÊ “CHƠI ĐỂU” VNCH

ĐÔNG LA
PHAN HUY LÊ “CHƠI ĐỂU” VNCH

Tôi đang rất bận, đang hoàn thành cuốn sách tôi viết bằng tiếng Anh để xuất bản tại Mỹ, mở màn cho công cuộc “chinh phục nước Mỹ”. Nhưng vụ “Phan Huy Lê và đồng bọn” tổ chức in “sử đểu” còn nóng quá, tôi lại phải viết mấy chữ.
Trước hết, tôi muốn nói Phan Huy Lê làm như vậy là đã “chơi đểu” VNCH. Điều này có vẻ là nghịch lý nhưng không phải, tôi sẽ giải thích ở cuối bài viết này. Bây giờ xin dông dài một chút.
***
Trong các buổi lễ ở nhà thờ giáo dân luôn phải xưng câu “Chúng con là kẻ có tội” trước Chúa để cầu xin được tha  tội. Bên đạo Phật thì cho “tham sân si” là “chất độc” gây nghiệp ác, Phật nhân từ không trừng phạt ai nhưng đã có luật nhân quả xử tội thay ngài.
Dù vậy lịch sử loài người vẫn là lịch sử của kẻ mạnh xâm chiếm, cướp đoạt, giết chóc kẻ yếu. Với quy mô quốc gia, có nước là thủ phạm, nhiều nước là nạn nhân, nhưng rồi có khi, nạn nhân trở thành thủ phạm, thủ phạm thành nạn nhân. Thế giới đã phải đổ rất nhiều máu và mồ hôi nước mắt để các nước thay đổi thái độ đối xử với nhau, đến nay xu hướng nhân đạo  là thắng thế, nhưng tự nhận thức về hành động của mình dựa trên cơ sở của đạo lý, của thiện ác, của chính tà thì còn lâu người ta mới thực hiện được.
***

Ở Nhật có Đền Yasukuni là nơi thờ phụng những người lính tử trận vì “đã chiến đấu cho Thiên hoàng”, trở thành một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng tinh thần cho Nhật Bản. Đến tháng 10 năm 2004, đã có 2.466.532 người lính được ghi tên trong đền Yasukuni, nhưng trong đó có đến 2.133.885 người tham gia lực lượng phát xít Nhật và là những tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hiện nay, đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà cả ở một số quốc gia đã từng bị Nhật Bản xâm lược. Vì trong 2.466.532 người lính trên có 14 “tội phạm chiến tranh loại A” (theo phán quyết của Tòa án quân sự viễn đông), kể cả Thủ tướng Hideki Tojo. Tōjō Hideki (1884 - 1948) là một đại tướng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản và là thủ tướng thứ 40 của Nhật Bản trong suốt phần lớn thời gian của Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Nhật bị thua, ông bị tuyên án tử hình bằng hình thức treo cổ sau một cuộc bỏ phiếu của các thẩm phán Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông (International Military Tribunal of the Far East).
Nhưng với nước Nhật, ông vẫn được đưa vào thờ một cách lặng lẽ "như là một chiến binh" đã bỏ mình vì Thiên hoàng.
Ngày 15/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi thông báo đến Hàn Quốc và Trung Quốc với nội dung, Thủ tướng Abe cùng các thành viên Nội các đã viếng thăm đền Yasukuni vào ngày kỷ niệm 69 năm Phát xít Nhật đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới II: "Thủ tướng muốn thể hiện sự tôn trọng của mình với những người đã hy sinh cuộc sống của họ cho đất nước và cầu nguyện cho một nền hòa bình lâu dài".
Thông tin này đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc vô cùng tức giận. Trung Quốc đã “kiên quyết phản đối”, cho  rằng "ngôi đền Yasukuni là một công cụ và biểu tượng tinh thần” trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật trong Thế chiến II, "Chỉ khi Nhật Bản chấp nhận đối mặt và nhận thức một cách sâu sắc về lịch sử xâm lăng và từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, thì mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản mới đạt được sự phát triển mạnh mẽ và ổn định”.
Còn với quan hệ Mỹ-Nhật, mất tới 71 năm mới có một tổng thống đương nhiệm của Mỹ đến Hiroshima. Nhà Trắng đã khẳng định sẽ không có lời xin lỗi nào từ siêu cường số 1 thế giới. Tổng thống Mỹ Obama tới Nhật  mục đích chính là để tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7, “tiện thể” thăm các địa điểm tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ ném bom nguyên tử của Mỹ. Chuyến đi được Nhà Trắng miêu tả là nhằm nhấn mạnh “cam kết của Mỹ đối với việc theo đuổi nền hòa bình và an ninh của một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Nhà phân tích Alexander Alexander Freund đã so sánh với việc nước Đức đã dám thừa nhận tội ác của mình sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng cũng cho rằng không ai mong đợi việc ông Obama phải quỳ gối xin lỗi và bù đắp cho những nạn nhân của vụ tấn công bằng bom nguyên tử. Vì  tội ác trong vụ đánh bom hạt nhân là không thể so sánh với tội ác của Đức quốc xã. Nhưng dù vậy, Tổng thống Mỹ vẫn nên xin lỗi những người phải hứng chịu hậu quả từ vụ ném bom khi tới thành phố Hiroshima,  ông có thể nhận được sự ngưỡng mộ bởi xin lỗi cũng là biểu hiện cho sức mạnh.
Tương tự, điều này cũng đúng nếu xét với Thủ tướng Abe, người chưa từng lên tiếng xin lỗi những quốc gia láng giềng về tội ác chiến tranh của phát xít Nhật. Nếu không thừa nhận sai lầm, sự hòa giải thực sự với các láng giềng như Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ là nhiệm vụ bất khả thi của Nhật.

***
Như vậy để hòa giải thật tâm, hoà giải một cách sâu sắc rất khó. Người ta cần có sự thông thái và bản lĩnh, thông thái để nhận ra sự thật, bản lĩnh để thừa nhận sai lầm của mình.
Một lần, phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói người Đức đã và sẽ luôn nhớ rằng chính Hồng quân Liên Xô đóng vai trò quyết định giải phóng nước Đức khỏi ách phátxít.: "Tôi nhớ rằng những người lính Nga, Ukraine, Belarus và các nước khác trong Hồng quân Liên Xô đã giải phóng Berlin, và cùng với những đồng minh phương Tây giải phóng nước Đức khỏi ách phátxít".
Với Việt Nam, nước Mỹ là nước “chủ trò” trong chiến tranh VN như những lãnh đạo nước Mỹ đã nói, cả ông Nguyễn Cao Kỳ cũng nói: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối… Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ”. Sau chiến tranh, các quan chức cao cấp của Mỹ từ Tổng thống trở xuống đều nhận ra sai lầm và thừa nhận thất bại. Như John Kerry, cựu Ngoại trưỡng Mỹ nói: “Bi kịch tại Việt Nam cần trở thành lời nhắc nhở thường xuyên đối với chúng ta về khả năng mắc sai lầm, về nhìn nhận sự việc bằng lăng kính thiếu chuẩn xác, về việc bỏ qua lời cảnh tỉnh về những đau thương mà chiến tranh gây ra”. Trước ông, Robert McNamara, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ từ 1961-1968, dưới hai thời TT John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, được coi là "kiến trúc sư trưởng" của chiến tranh Việt Nam, trong cuốn Nhìn lại quá khứ-Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, ông đã thú nhận “chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy”. “Nhà viết kịch Hy Lạp cổ đại Aeschylus có viết: “Phần thưởng cho nỗi khổ đau là kinh nghiệm”. Hãy để cho điều đó trở thành di sản lâu dài của cuộc chiến tranh”. 
Vậy mà với người VN lại không có được những nhận thức như vậy. Chiến tranh đã chấm dứt 42 năm nhưng vẫn có quá nhiều cái nhìn sai trái về cuộc chiến.
Sự thật Việt Nam chính là nạn nhân của những nước lớn. Lẽ ra hoà bình, thống nhất, độc lập rồi, người Việt cần hiểu rõ sự thật lịch sử, cần nhận ra những sai lầm, rút ra bài học để tránh lặp lại, rồi bỏ qua cho nhau để hoà hợp dân tộc. Nhưng cũng như trên thế giới, việc tự nhận ra mình sai, mình phi nghĩa, mình trái đạo lý là quá khó khăn đối với nhiều người Việt. Họ đã luôn là nạn nhân của chính họ bởi những cố chấp, những thù hận.
Điều này dễ hiểu và dễ tha thứ đối với những người từng sống dưới thời VNCH vì họ đâu hiểu lịch sử xa xôi, chỉ thấy trước mắt họ “mất nước”, tự dưng “mất hết”! Chỉ đáng trách những kẻ như Phan Huy Lê, “những cháu ngoan Bác Hồ” ngày nào, từng thề sống, thề chết xin vào Đảng để luồn lách tiến thân, kiếm danh, kiếm lợi. Được tất cả rồi nhưng lòng tham chưa thoả, đã lộ rõ bản chất cơ hội, gian manh, bất chấp sự thật lịch sử, muốn bắt cá nhiều tay, đã “lộn ngược lịch sử” như vụ chủ biên in sách lịch sử đang ồn ào và nóng trên diễn đàn.
Nhưng lời khen đúng mới có giá trị. Còn khen sai thì hoặc là người ta xỏ xiên, diễu cợt, hoặc là nịnh hót để cầu lợi. Với những gì thuộc về đạo lý đối với nhận thức của cả xã hội, nhất là về lịch sử của cả một đất nước, người ta không dễ nói ngược dù nhân danh bất cứ điều cao cả nào. Cả xã hội đã đồng loạt lên tiếng. Để phê phán những cái sai của Phan Huy Lê, người ta lại phải lôi ra hàng loạt “những chuyện xấu” của VNCH ra. Thế là sau cái chết 42 năm, mồ ma của VNCH lại bị đào xới, không được yên. Vậy Phan Huy Lê và “đồng bọn” đúng là đã “chơi đểu” VNCH như trên tôi đã viết!
Và đúng là chỉ có ngu mới dám đổi trắng thay đen, chính tà lẫn lộn, bất minh thiện ác, như Phan Huy Lê và nhóm “nhà sử học” lưu manh đã làm. Lương tri của cả đất nước đang nổi giận, những người có trọng trách về chính trị, tư tưởng, về văn hoá, giáo dục, cần phải thực thi trách nhiệm, ai dung túng cho sai lầm tày trời này cũng là kẻ có tội!
Los Angeles
27-8-2017

ĐÔNG LA