Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

PHẠM THỊ ĐOAN TRANG XÚC PHẠM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”


ĐÔNG LA
PHẠM THỊ ĐOAN TRANG
XÚC PHẠM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TRONG “CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN”

Trang 53 trong “Chính trị bình dân”, Phạm Thị Đoan Trang cho tính “chính danh” của một chính thể là “nhờ sự hấp dẫn của một cá nhân nào đó được công chúng sùng bái, và cá nhân đó đóng vai trò lãnh tụ, lãnh đạo. Ví dụ như các chính quyền Napoleon (Pháp), Mussolini (phát xít Ý), Hitler (Đức quốc xã), Fidel Castro (Cuba cộng sản), Khomeini (Hồi giáo Iran), Lenin, Staline (Liên Xô), Mao Trạch Đông (Trung Quốc cộng sản), dòng họ Kim Nhật Thành (Bắc Triều Tiên), và Hồ Chí Minh (Việt Nam cộng sản), v.v.”; “Chừng nào nhân vật ấy còn được sùng bái, chừng đó chính thể còn có tính chính danh, và ngược lại, khi sự sùng bái của người dân đối với lãnh tụ kiệt xuất bị suy giảm thì khi ấy, tính chính danh của chính thể bắt đầu lung lay. Đến khi lòng kính trọng, tin yêu của dân chúng đối với lãnh tụ hoàn toàn chấm hết, thì chế độ không còn lý do để tồn tại.
Đó là lý do vì sao các chính quyền cộng sản như Liên Xô, Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, Việt Nam... phải sống chết bảo vệ hình ảnh vị “cha già dân tộc” của mình, kể cả hàng chục năm sau khi ông ta mất. Ở những xã hội này, sự kính trọng, tin yêu đối với lãnh tụ được xem như đạo đức, như một phẩm chất tốt đẹp. Nói xấu, phỉ báng lãnh tụ bị coi là trọng tội và bị pháp luật trừng phạt”.
         Vì mất dạy và láo xược, muốn lập công dâng những thế lực chống phá Việt Nam nên Đoan Trang mới liều mạng viết như trên vì bất cứ một quốc gia văn minh nào trên Trái Đất này cũng đều tôn thờ những lãnh tụ có công với dân với nước. Như với nước Mỹ mà tôi đang ở đây trong bài   Phạm-Đình-Trọng-sửa-sai-quyết-tâm-nói-láo tôi đã viết:
Với nước Mỹ, trước khi đến, tôi chỉ biết họ có đục núi tạc tượng 4 vị tổng thống và dựng “Tháp bút chì” làm đài tưởng niệm Washington, “cha già” của họ. Nhưng khi đến “vùng đất thánh”, tận mắt chứng kiến khu tưởng niệm quốc gia của họ, tôi đã bị bất ngờ, bởi trước mắt là cả một quần thể đền, đài, tượng vĩ đại, trang trọng, sang trọng, được quy hoạch rất khoa học và mỹ học, trong một diện tích mênh mông, tươi mát bởi um tùm cây, mịn màng cỏ và hồ nước trải dài, nối với các trung tâm quyền lực nước Mỹ.
Chúng ta có Lăng Bác Hồ, có khu trung tâm Ba Đình, nhưng không thể so sánh được với họ. Có lẽ do nước họ lớn hơn, giầu hơn, tư duy họ cũng khoa học hơn nên họ đã làm tốt hơn chúng ta trong việc tôn vinh những giá trị thiêng liêng của đất nước”.
Thú vị ở chỗ nước Mỹ xây dựng những công trình tưởng niệm những nhân vật có công trạng với nước Mỹ y như Bác Hồ với VN mà chính cựu TT Obama trong chuyến thăm VN đã nói về sự tương đồng giữa VN và Mỹ trong bài phát biểu tại Hà Nội: "Vào một thời điểm khác, việc cùng chung lý tưởng đánh đuổi thực dân đã đưa chúng ta xích lại gần nhau". 
Đúng vậy, vào thập niên 1770, Mười ba thuộc địa Anh đã phát triển nhanh chóng đã chống lại Nghị viện Anh đặt ra các thứ thuế mà người Mỹ cho rằng là vi hiến. Cuộc chiến tranh bắt đầu vào tháng 4 năm 1775, dẫn đến ngày 4 tháng 7 năm 1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra, trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Lực lượng yêu nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tướng George Washington, đã giành được chiến thắng và hòa bình đạt được vào năm 1783.
***
Việc “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thuộc về đạo lý của mọi người có nhận thức, chỉ có những kẻ mất nhân tính như Đoan Trang mới như trên. Bởi thực tế dân VN kính yêu, tôn thờ Bác Hồ vì công lao của Bác, vì tài đức của Bác, chứ không phải vì những lời mất dậy và láo lếu như thế này: “tâm lý sùng bái lãnh tụ trong dân chúng Việt Nam còn rất nặng, mà tâm lý ấy là kết quả của sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của chính quyền cộng sản về ông Hồ Chí Minh như vị cha già dân tộc”.
Thực tế Bác đúng như một vị Bồ tát, vị thánh thị hiện giữa đời phàm với sứ mệnh cứu dân ta thoát khỏi vòng nô lệ và giành lại nền độc lập. Một trong những thiên tài của Bác là khả năng tiên tri mà nhiều tác giả đã sưu tập với nhiều chuyện Bác nói trước rồi sau đó kết quả xảy ra đúng như vậy. Như năm 1960, trong diễn văn bế mạc kỷ niệm 15 năm ngày Quốc khánh 2/9, Bác đã tiên đoán: “Chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định thống nhất”.
Như vậy để trở thành lãnh tụ kính yêu của dân tộc không phải do như con ranh láo lếu viết là “kết quả của sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của chính quyền cộng sản về ông Hồ Chí Minh” mà với những công lao vĩ đại, ngoài thiên tài, Bác Hồ cũng có một cái Đức cao cả, một lòng nhân ái bao la. Chỉ như vậy Bác mới thu phục được nhân tâm của cả một dân tộc. Từ các nhà cách mạng, các tướng lĩnh, các nhân sĩ trí thức đến tất cả quần chúng lao động. Chỉ với hai ví dụ là GS Trần Đại Nghĩa và Tôn Thất Tùng, hai bậc trí thức, hai nhà khoa học hàng đầu VN, cũng đủ chứng tỏ nhân đức của Bác.
Kỹ sư Phạm Quang Lễ, với cái tên Trần Đại Nghĩa mà Bác Hồ đặt cho, đã đi vào lịch sử ngành chế tạo vũ khí của Việt Nam. Ông đã từ bỏ công việc ở một hãng chế tạo máy bay lớn với mức lương tương đương với 20 lạng vàng 1 tháng để theo Bác Hồ về Việt Nam, lên Thái Nguyên, nghiên cứu chế tạo súng chống tăng dựa theo mẫu badôca của Mỹ, với hai viên đạn do GS Tạ Quang Bửu cung cấp, có khả năng xuyên thủng hàng mét bê tông khiến quân Pháp kinh hồn bạt vía.
Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới với phát minh “cắt gan có kế hoạch”, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học nhiều nước. Khi nghe tin Bác mất ông đã viết những dòng vô cùng xúc động:
“Bác ơi! Công ơn Bác với con thật như trời, như bể. Con nhắc lại mấy kỷ niệm đánh dấu từng chặng đời con, để ghi vào lòng, tạc vào dạ rằng, chính Bác là người đã thay đổi đời con, quyết định cả sự nghiệp khoa học của con. Bác là cha, người thầy đã tái sinh và dạy dỗ con”.
Việc khâm phục và kính trọng những bậc vĩ nhân có công với đất nước với dân tộc là lẽ tự nhiên với những người có lương tri và thiện tính hoàn toàn không phải là  chuyện “sùng bái do tuyên truyền”. Người ta chỉ có thể lừa được một người, một nhóm người trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, không ai có thể lừa được cả một dân tộc, thậm chí cả thế giới, với thời gian là vĩnh cửu. Người dân VN yêu kính Bác Hồ trước hết vì sự đổi đời do thành quả cách mạng mang lại. Từ “Vạn niên là vạn niên nào/ Thành xây xương lính hào đào máu dân” thời nhà Nguyễn đến “Bán thân đổi mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng” thời thuộc Pháp, dân ta có được những ngày hôm nay đều khởi nguồn từ thiên tài lãnh đạo và đức thu phục nhân tâm của Bác. Điều này là hiện thực cuộc sống chúng ta đang sống đây chứ không phải là sự hư cấu, tô vẽ, tuyên truyền.
Phạm Thị Đoan Trang hôm nay xúc phạm Bác Hồ cũng chỉ là kẻ nhai lại nhiều kẻ phản bội chiêu hồi thế lực chống phá đất nước, bởi xúc phạm lãnh tụ là thể hiện sự chống phá quyết liệt nhất để được tin tưởng. Như với Võ Thị Hảo tôi đã viết:
“Với hai tài năng và nhân cách như GS Trần Đại Nghĩa và Tôn Thất Tùng, hai người hết mực kính yêu Bác Hồ, so với họ thì Võ Thị Hảo chỉ như bãi cứt trâu so với hai trái núi sừng sững. Vậy Võ Thị Hảo cho người dân VN yêu kính, tôn thờ Bác Hồ là do “tự tô vẽ, được tô vẽ, thần thánh hóa bởi bộ máy tuyên truyền và quyền lực bất chấp sự thật” thì chỉ có những kẻ mất trí, cuồng điên, mất nhân tính mới có suy nghĩ như vậy mà thôi”.
Mà đâu chỉ dân VN, nhiều người trên thế giới ở cả hai “phe” cũng “sùng bái” Hồ Chí Minh. Sử gia Mỹ Josephine Stenson, giáo sư tiến sĩ sử học của trường đại học Florida Atlantic ở tiểu bang Florida viết:
“Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của ông… Tôi đã tự bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô cũ: Những nơi mà Hồ Chí Minh đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh”; “Tôi xin dâng tặng những lời ca đẹp nhất về Hồ Chí Minh, sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân ông đi qua, gặp lại những người đã biết về ông”.
***
Trong HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM có viết:
“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 
Như vậy việc Phạm Thị Đoan Trang xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh là chống lại Hiếp pháp, là phạm pháp, nếu không hiểu là do quá ngu hoặc mất trí. Nhưng viết được cuốn sách 500 trang thì Trang không phải quá ngu hoặc mất trí mà vì cố tình phạm pháp để chiêu hồi, đầu thú, mong công an bắt để cầu viện nước ngoài. Nhưng như vậy thì càng ngu hơn vì Trang lại phạm thêm tội Hình sự:
1-Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Los Angeles
14-3-2018
ĐÔNG LA