Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

CHÊ MẶT NGƯỜI DƠ HÃY TỰ XEM MẶT MÌNH CÓ BẨN KHÔNG?


ĐÔNG LA
CHÊ MẶT NGƯỜI DƠ HÃY TỰ XEM
MẶT MÌNH CÓ BẨN KHÔNG?

Nhân việc hai ông tướng công an mới bị bắt, hai cựu nhà báo ở báo Thanh Niên là Hoàng Hải Vân và Quốc Phong, như “dậu đổ bìm leo”, đã liên tiếp khui ra những chuyện cũ để công kích những cá nhân và lực lượng công an.
Với tôi thì công an cũng là người, là người thì có người tốt, người xấu, tất sẽ có kẻ phạm tội như tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội, nhất là rất dễ bị hạ thủ trước những “viên đạn bọc đường” là tiền bạc!
Quốc Phong (Nguyên Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên) viết bài “Chuyện bây giờ mới kể: Bắt Trung tướng Vĩnh lại nhớ đến chuyện của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ năm nào” đã tổng kết rằng: “Tướng chống tội phạm thì lại phạm tội càng kinh khủng, tinh vi”.
Quốc Phong “nhớ” ông Phạm Quý Ngọ vì ông là người chỉ huy điều tra Vụ PMU 18. Vụ này là một vụ án ở Bộ Giao thông Vận tải đầu năm 2006, xử việc Bùi Tiến DũngTổng Giám đốc Ban Quản lý Các Dự án PMU-18 cá độ bóng đá và “bao gái”. Bùi Tiến Dũng đã bị kết án 13 năm tù, đồng thời cơ quan điều tra cũng khởi tố một số nhà báo và các công an điều tra vụ án này. Ngoài ra, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ nhà báo của 7 người, trong đó có Nguyễn Quốc Phong, Phó tổng biên tập báo Thanh Niên, Huỳnh Kim Sánh (Hoàng Hải Vân), Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, với lý do "đã trực tiếp viết, biên tập, duyệt đăng các tin bài về vụ PMU 18, trong đó có những thông tin sai sự thật nghiêm trọng".
Chuyên án chống tham nhũng trong vụ PMU18 … là nỗ lực vô cùng lớn của các sĩ quan công an nhân dân chính trực… Nhưng những nỗ lực của họ đã bị ngăn chặn, nên vụ án đã để lọt người lọt tội. Nhằm bảo kê cho tham nhũng, ngăn chặn những nỗ lực chống tham nhũng của các sĩ quan công an chính trực và các nhà báo”.
Công kích phía công an như vậy nhưng về phía báo Thanh niên, Hoàng Hải Vân tự tin cho báo Thanh Niên là tờ báo chống tiêu cực “khét tiếng”; TBT Nguyễn Công Khế là “Một Tổng Biên tập trong sạch, không lèm nhèm về tài chính, không liên kết với các phe phái, với các “nhóm lợi ích” để lũng đoạn truyền thông, không tham quyền cố vị thì mới có thể thực hiện đến cùng quyền tự do báo chí trong Hiến Pháp”.
Không biết báo Thanh Niên chống tiêu cực "khét tiếng" như thế nào nhưng Hoàng Hải Hải cố tình không biết báo Thanh Niên cũng là nơi sản sinh ra bọn nhà báo quấy rối, chống phá thể chế khét tiếng, đứng đầu là Chênh "dái lệch" (Huỳnh Ngọc Chênh), rồi đến Nguyễn Thông, Đỗ Hùng, v.v... 
Còn về Nguyễn Công Khế, như tôi đã viết một loạt bài, xin nhắc lại vài ý, xem có đúng là Một Tổng Biên tập trong sạch, không lèm nhèm về tài chính" như Hoàng Hải Vân đã viết không? 
Cách đây vài năm, đầu tiên là nhà báo Minh Diện (từng ở Báo Tiền phong) đã viết về chuyện Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn loại Huỳnh Tấn Mẫm giành quyền lãnh đạo Báo Thanh Niên, sau đó có nhóm người xưng danh là Nhà báo trẻđã đăng loạt bài tố cáo Nguyễn Công Khế đã lợi dụng vị trí ở Báo Thanh Niên và danh tiếng của chính báo Thanh Niên để trục lợi. Trong đó có hai chuyện chính, một là lấy danh nghĩa xin đất cho cán bộ công nhân viên ở Báo Thanh Niên làm nhà ở rồi tìm cách chuyếm đoạt, hai là lấy danh nghĩa Báo Thanh niên lập ra doanh nghiệp truyền thông nhưng dùng mọi chiêu trò ngoài truyền thông để kiếm tiền rồi cũng dần tìm cách chiếm đoạt.
QUỐC PHONG đã viết bài bênh vực: “Nguyễn Công Khế, sao đời anh lại gian truân đến vậy?” cho sự tố cáo Nguyễn Công Khế là “dựng chuyện” để “bôi nhọ”, là “táng tận lương tâm”, “Họ khá tinh vi khi đưa ra những văn bản, chứng từ làm ăn của Công ty anh làm việc, thậm chí có cả dấu đỏ chót khiến người đọc không khỏi hoang mang và đọc nó. Cái nguy hiểm và thâm độc ở chỗ, tất cả những gì họ đưa ra, có văn bản minh hoạ hẳn hoi. Nhưng lại chỉ là "một nửa sự thật". Mà chỉ một nửa sự thật thì không thể là sự thật!
HOÀNG HẢI VÂN cũng đồng thanh với Quốc Phong viết loạt bài “Những chuyện ít người biết về Nguyễn Công Khế”: “Điều nguy hiểm là có những thông tin không chính xác (theo như tôi biết) nhưng lại được phổ biến rộng rãi, gây đúng sai, trắng đen lẫn lộn. Và đáng nói nữa là rất nhiều người đã từng hiểu, từng nắm rõ thực chất vấn đề, kể cả từng “chịu ơn” Nguyễn Công Khế (những người dạng này ở báo Thanh Niên hiện nhiều lắm) lại nín thinh, không hề lên tiếng nói ra sự thực khách quan, ngoại trừ anh Nguyễn Quốc Phong, từng là Phó tổng biên tập phụ trách tòa soạn Hà Nội, người đã sát cánh với ông Nguyễn Công Khế nhiều năm trời”.
Như vậy Hoàng Hải Vân đã vô tình tự thú Báo Thanh niên cũng là một “nhóm lợi ích”, đứng đầu là Nguyễn Công Khế và “nhiều lắm” những người “chịu ơn” Nguyễn Công Khế.
Chính vì mạnh miệng chê mặt người khác dơ nhưng lại không biết tự xem mặt mình có bẩn không nên buồn cười ở chỗ sau khi viết loạt bài bênh “đại ca”, Hoàng Hải Vân lại phải viết lời cay đắng thế này:
“Tôi không quan tâm người ta nói gì về tôi, càng không quan tâm đến những thứ fake news của bọn cóc nhái trên mạng xã hội. Nhưng tôi hơi buồn và hơi thất vọng, vì anh Khế có ý trách rằng do những bài viết của tôi mà bọn họ đã “đánh” anh ấy. Anh đã không giấu được tâm lý của một bề trên, khi buột miệng nói rằng tôi thì có gì để mà bọn họ “đánh”, tôi làm gì để bọn họ thù thì bọn họ chỉ “đánh” anh ấy thôi. Tôi thấy áy náy, nói để tôi viết một cái stt giải thích là những gì tôi viết không có liên quan đến anh, nhưng anh nói không cần. Không cần, mà vẫn oán trách. Tôi thấy thiệt là khó xử”.

Không biết bản thân tôi có góp phần gây ra sự hục hặc trên không vì tôi từng viết:

   “Nếu Hoàng Hải Vân không nhân cơ hội vụ việc ở Đà Nẵng để công kích ông Nguyễn Bá Thanh đồng thời thanh minh chuyện sai phạm của mình và các cộng sự ở Báo Thanh niên trong vụ PMU 18, tiện thể ca ngợi “người hùng” Nguyễn Công Khế; Hoàng Hải Vân không phải là chồng Thu Uyên; Thu Uyên không phải là con nhà báo ngu dốt, lưu manh, tham lam, gắp lửa bỏ tay người trong vụ chống lĩnh vực ngoại cảm nói chung và vu khống Phan Thị Bích Hằng và Vũ Thị Hoà lừa đảo nói riêng thì tôi cũng chẳng quan tâm đến cái ông Khế, ông ổi làm cái gì. Qua các bài viết, Hoàng Hải Vân đã kiêu hãnh vỗ ngực cho Báo Thanh niên là một tờ báo đi đầu chống “lợi ích nhóm”. Nhưng qua những sự tố cáo với đầy đủ bằng chứng thì chính Nguyễn Công Khế và Báo Thanh niên cũng lại là một “nhóm lợi ích”.
***
Cả Quốc Phong và Hoàng Hải Vân đều không đưa ra những chứng cớ phản bác những chứng cứ tố cáo Nguyễn Công Khế, chỉ bênh vực “khống” một cách chủ quan. Buồn cười ở chỗ Quốc Phong cũng như Hoàng Hải Vân đã tiết lộ chuyện ở báo Thanh Niên có “nhiều lắm” những người “chịu ơn” Nguyễn Công Khế khi viết thế này: “Tôi thật sự không hiểu nổi, một con người như Nguyễn Công Khế, giúp đỡ biết bao con người, lãnh đạo báo để có thể làm ra một khối tài sản đáng tự hào cho báo Thanh niên, tạo nên một cơ sở vật chất khá giả cho nhiều người được thừa hưởng, trong đó có tôi, vậy mà sao vẫn có kẻ "đâm" anh sau lưng”, nghĩa là Quốc Phong cũng vô tình tự tố Nguyễn Công Khế là trùm lợi ích ở “nhóm” Báo Thanh niên và tự thú bản thân mình cũng có được “dây máu ăn phần!” ở đó.
Nguyễn Thông, một người cũng từng làm ở Báo Thanh niên, cũng viết một bài bênh vực Nguyễn Công Khế. Trong đó Nguyễn Thông cũng vô tình tiết lộ nhưng cụ thể hơn cái“mánh”làm ăn ở báo Thanh Niên: “Ngay cả vụ Dự án khu nhà ở của cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Thanh Niên do Ban biên tập mà đứng đầu là ông Khế chủ trương, những bài “đánh” kia có vẻ dựa vào điều này thứ nọ để bảo rằng ông Khế chiếm đoạt, cướp đoạt tiền của người đóng góp mua suất đất …  chị Trương Nguyễn Mỹ Hạnh, chị Võ Thị Tạo chẳng hạn, có tên trong danh sách, đã đóng tiền mấy lần, từng rất bực bội, khó chịu do dự án kéo dài, nhưng rồi cuối cùng ai cũng được trả tiền và đền bù thỏa đáng. Chả ai hỏi những người ấy bị thiệt thòi gì, thiệt thòi bao nhiêu, dại gì mà hỏi bởi không ai thiệt cả”.
Ở đây Nguyễn Thông đã ngu không hiểu rằng chỉ với danh nghĩa xin đất làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Báo Thanh niên, UBND TPHCM mới cấp đất cho với “giá” vô cùng “nhân đạo”. Nếu mục đích được thực hiện đúng, cán bộ công nhân viên ở Báo Thanh niên sẽ có đất làm nhà, miếng đất cũng sẽ có giá trị nhiều hơn hàng chục, có chỗ tôi biết, gấp cả hàng trăm lần số tiền người ta bỏ ra “mua”!
Theo sự tố cáo, Nguyễn Công Khế đã không thực hiện mục đích xin đất ban đầu, đã xin và được phép của UBND TPHCM chuyển đổi mục đích lòng vòng để rồi cuối cùng dùng những thủ đoạn, không chỉ “sòng phẳng” mà còn “có lợi” cho anh chị em trong báo, Khế đã thu một khoản lợi khổng lồ hơn 100 tỷ đồng. Người cuối cùng mà Khế mồi chài được để thu lợi là Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Tôi không quan tâm lắm nên không biết vụ việc này bây giờ thế nào, nếu trót lọt ta thấy Nguyễn Công Khế cực kỳ cao tay.
Có điều, nếu sự thực như đơn tố cáo thì Nguyễn Công Khế đã phạm tội lừa đảo để trục lợi, những người có chức trách ở TPHCM đã cấp đất và tuỳ tiện trao quyền sử dụng đất như trong đơn tố cáo là đã vi phạm Luật Đất đai nên cũng cần phải điều tra, cần phải xét xử công minh.

Los Angeles
8-4-2018
ĐÔNG LA