ĐÔNG LA
CÓ PHẢI DỰ THẢO LUẬT AN
NINH MẠNG
CHỐNG PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG,
MUỐN “BẾ QUAN TOẢ CẢNG”…
NHƯ Ý HUY ĐỨC?
Một
lần tôi làm khách đến nhà một người bạn mời ăn cơm, gặp một ông cháu, tuổi đã
chững chạc, nói:
-Việc bắt Đinh La Thăng công đầu thuộc về anh Ô-sin Huy Đức.
Tôi bảo:
-Mày toàn đọc rồi nói theo mấy cái trang phản động; đất nước
này mà để cho thằng San “hô” nó dắt mũi thì lại nội chiến mẹ nó rồi! Bắt được
Đinh La Thăng là do đất nước này còn hồng phúc, lực lượng lãnh đạo có tâm với
dân, với nước còn đủ mạnh để có thể tiến hành cả một cuộc chiến chống tham
nhũng; nếu không chế độ này sẽ sụp đổ và đất nước sẽ lại loạn! Còn không thì với
nhân cách “Osin” như nó, có cả triệu thằng gào thét điên cuồng trên mạng, cũng
là vô nghĩa thôi!
Tôi chỉ nói vậy, chỗ ăn uống, tiệc tùng không phải là nơi
tranh luận. Nên chắc chắn “ông cháu” không hiểu tại sao tôi lại nói “nội chiến”
khi nói về Huy Đức. Thực ra tôi nói vậy là do trong cuốn “Bên thắng cuộc” Huy Đức cho “miền
Nam giải phóng miền Bắc”, VNCH mới là chính nghĩa, là văn minh; có nghĩa là
theo Huy Đức họ có quyền đòi lại chính quyền; và như thế tất chiến tranh sẽ lại
phải xảy ra. Nhưng nước Mỹ từng nặn ra VNCH đã bị thua, tốn biết bao xương máu
tiền của, có lẽ nào họ lại muốn lặp lại? Vậy chỉ một nhúm bọn cơ hội chính trị,
phản trắc, điêu toa đang làm cái chuyện ngược đời là luôn tìm mọi cách chiêu hồi họ, ủng hộ họ, như Nguyên Ngọc,
Chu Hảo, Quang A, Huệ Chi, v.v… mà Huy Đức và cả một lũ lau nhau chỉ là bọn
nhãi ranh nói leo theo họ thôi, thì liệu mấy ông VNCH có dám trở về làm “cách mạng”
giành lại chính quyền không?
***
Có
điều “ông cháu” và mấy trang mạng “đen” nói về công lao của Huy Đức trong cuộc
chiến chống tham nhũng lạ là lại có phần “có lý”, vì Huy Đức “đã cầm đèn chạy
trước ô tô”, viết cả loạt bài về những vụ “hot” với những số liệu rất chi tiết,
có vẻ rất chính xác, rồi “hay là” kết quả đã xảy ra y như Huy Đức báo trước! Có
trang nói Huy Đức là “tay chân” của ông Trương Tấn Sang; có trang nói Huy Đức
là “phát ngôn viên” của ông Nguyễn Phú Trọng; trong cuộc chiến thanh trừng nội
bộ, các bên đã phải liên minh lại với nhau để đánh một phe rất mạnh, rất đông
là Nguyễn Tấn Dũng! Tôi nghĩ không có một vị nào đàng hoàng mà lại đi thông đồng,
bắt tay với loại như Huy Đức, nhưng cả cái guồng máy công chức cồng kềnh chắc
chắn là có những kẽ nứt, nơi có những cá nhân, vì ý đồ nào đó, đã tuồn tin cho
Huy Đức viết. Huy Đức đã ngốc ở chỗ không hiểu viết vậy đã tự khoe mình là một
kẻ đâm thuê chém mướn, nên mới vênh vang trong đám viết lách “nghe hơi nồi chõ”,
và trong sự tung hô của đám kền kền, Huy Đức đã ảo tưởng về chuyện mình “lập công to” chống tham nhũng,
ảo tưởng về sức mạnh dư luận mạng, làm như không có dư luận mạng, thể chế VN sẽ
không có cuộc chiến chống tham nhũng.
Vì
thế Huy Đức đã cho Dự thảo Luật An ninh mạng chống lại cuộc chiến chống tham
nhũng và viết:
“Không chỉ mang lại biết bao tiện ích về kinh tế,
Internet đã giúp cho người dân thực hiện được những quyền tự do mà báo chí nhà
nước không thể cung cấp. Tuy điều đó có làm cho bọn tham nhũng khó chịu nhưng đồng
thời cũng mang lại cho chính quyền một gương mặt sáng sủa hơn”;
“Dự luật này không hề mang lại lợi ích gì cho nước cho
dân, cả chính trị và kinh tế, mà chỉ giúp cho bọn tham nhũng đang bị truy đuổi
hơn hai năm qua có khả năng “lật cờ”, trỗi dậy. Cho dù đã có nhiều cải cách, VN
vẫn đang được thế giới xếp vào hàng các quốc gia có rất ít tự do. Đừng đi tiếp
xuống đáy bằng việc thông qua dự luật này. Đừng để VN trở thành kẻ thù của những
giá trị mà loài người đang coi là tiến bộ”.
Như
đã viết, Luật An ninh mạng ra đời là để chống lại những hành động “chống Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá
rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế", chứ hoàn toàn không phải là chuyện chống lại, ngăn cấm việc
công dân đưa tin phê phán, tố cáo những sai phạm của những cơ quan và quan chức.
Bởi như vậy có nghĩa là chống lại luật khác, Luật Khiếu nại, Tố cáo.
Trong
thực tế, tin tức báo chí trung thực, đúng đắn đúng là có tác dụng rất lớn như thêm
tai mắt cho những người có trách nhiệm, tạo dư luận tốt; ngược lại, thông tin xấu,
do cả trình độ cũng như nhân cách của người viết, kiểu như Huy Đức, sẽ làm nhiễu
thông tin. Bởi loại thông tin xấu làm cho chuyện thật giả lẫn lộn, cộng thêm
chuyện luận bàn xuyên tạc, kích động, đã không chỉ gây rối cho cuộc điều tra mà
còn gây ra bất ổn xã hội ghê gớm, làm cho thế giới hiểu sai về thể chế và xã hội
VN. Vì vậy những thông tin xấu trên mạng hoàn toàn không có tác dụng gì trong
việc phòng chống tham nhũng.
Thực
tế không phải là “dư luận mạng” như ý Huy Đức mà hiện tại “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng” mới chính là
cơ quan phòng chống tham nhũng tối cao của thể chế Việt Nam do TBT Nguyễn
Phú Trọng đứng đầu. Trong các vụ án quan chức tham nhũng, công an vẫn là người
điều tra; và trong những vụ tướng, tá công an phạm pháp, bắt những người công
an thoái hoá, biến chất, không ai khác, cũng chính là lực lượng công an! Vậy mà
Huy Đức viết bậy thế này:
“Nếu để
cho các quan chức của Bộ Công an và Bộ Thông tin đưa ra các phán quyết đó thì
trong thời gian vừa qua, những sai phạm ở Bộ Thông tin (trong vụ MobiFone-AVG),
ở Bộ Công An (trong vụ Vũ Nhôm, vụ các tướng chủ mưu đánh bạc…) liệu nhân dân
có cơ hội mà bàn đến”.
***
Không chỉ cho Dự thảo Luật An ninh mạng xúc phạm quyền tự do ngôn luận của công
dân, Huy Đức còn cho thực thi Dự luật là thực hiện “BẾ QUAN TOẢ CẢNG”, VN “tự cô
lập mình”, nên đã lu loa, vu khống cho cái dự luật mới được phôi thai, chưa
được chào đời, thế này:
“Trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa
bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những
gì đang được chuẩn bị trong dự luật An Ninh Mạng. Điều đáng lo ngại là, Chính
phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn
lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại
sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật”.
Về những
điều khoản của dự luật liên quan tới các nhà cung cấp dịch vụ internet như
Facebook, Google, v.v…, Huy Đức viết: “Các
quy phạm dường như chỉ nhắm tới mục đích cao nhất là gỡ những bài viết trên
blog hay trên Facebook. Các hậu quả mà quốc gia phải gánh chịu do những đòi hỏi
này gây ra không hề được cân nhắc”.
Tại
sao đề nghị các nhà mạng gỡ những bài “chống
Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng;
làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" sẽ giữ vững an
ninh, trật tự xã hội, những điều kiện tối cơ bản để đất nước phát triển, sao lại
phải chịu “hậu quả” (hậu hoạ thì đúng
hơn) theo ý Huy Đức? Không lẽ để tự do chống phá, xã hội bất ổn, dẫn đến bạo loạn,
nội chiến, rồi nước ngoài lại nhảy vào can thiệp, sẽ không xảy ra “hậu hoạ”? Đúng là cách nhìn lộn ngược của
một kẻ từng viết sách lộn ngược lịch sử!
Tất
nhiên những bài viết chống phá nhân danh dân chủ, tiến bộ, chống tham nhũng,
gãi đúng “chỗ ngứa” đám đông sẽ thu hút được rất nhiều độc giả, các nhà mạng sẽ
có điều kiện quảng cáo tốt hơn, ăn tiền nhiều hơn, nên không ai muốn ra đời một
cái luật chặn bớt tiền lọt vào túi người ta. Nhưng đó là cái nhìn thiển cận, ăn
xổi ở thì. Bớt đi chút tiền đen đó nhưng xã hội VN ổn định, nhà mạng làm ăn lâu
dài hơn, cái nào lợi hơn? Còn Việt Nam mà loạn thì các nhà mạng có còn làm ăn
tiếp tục được không?
***
Huy
Đức viết:
“Càng nhiều người dân có thể tham gia mạng xã hội,
trao đổi thông tin đầu tư, kinh doanh, tiếp cận với thương mại điện tử của các
doanh nghiệp công nghệ, sẽ tạo ra ảnh hưởng lan toả, tác động tích cực đến kinh
tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu”;
“Đặc biệt, dự luật không những không bảo đảm an ninh
mà còn đe doạ quyền tự do cá nhân của người dân khi yêu cầu các công ty dịch vụ
internet “cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an
ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”;
Chưa
đủ, Huy Đức còn dùng thủ đoạn lôi kéo TT Nguyễn Xuân Phúc vào hùa với mình:
“Rất lạ là
chưa thấy Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phản ứng gì. Hình như cơ
quan tham mưu của ông hoàn toàn không nhận ra dự luật đang tạo ra các khoảng trống
để giấy phép con, điều kiện kinh doanh, các loại thanh kiểm tra và nhũng nhiễu
xuất hiện. Biết bao nỗ lực của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ chỉ cải thiện được rất
ít môi trường kinh doanh. Trong khi, cách làm luật thế này đang khiến cho những
cố gắng vừa qua của Thủ tướng đổ xuống sông, xuống biển.”
Viết như trên cũng là xuyên tạc bởi theo Thiếu tướng Nguyễn
Thanh Hồng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cơ quan thẩm tra
dự án Luật An ninh mạng, trả lời báo chí:
“Trong luật quy định chỉ những dữ liệu đáp ứng yêu cầu
đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm chứ dữ
liệu liên quan tới bí mật doanh nghiệp, quyền của các doanh nghiệp thì cơ quan
chức năng không can thiệp. Chúng tôi nói rõ như thế để doanh nghiệp yên tâm,
không có chuyện cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam can thiệp vào các hoạt động
bình thường của doanh nghiệp”;
“Thông tin người dùng, thông tin doanh nghiệp là tài sản
của cá nhân, doanh nghiệp và được nhà nước bảo hộ. Hiến pháp bảo vệ quyền nhân
thân, quyền tài sản cho nên phải được lưu trữ tại Việt Nam. Thông tin của người
dùng hiện có giá trị thương mại rất lớn. Ví dụ, việc Facebook bán dữ liệu người
dùng cho công ty ở Anh. Nếu chúng ta không quản lý được lĩnh vực này thì về sau
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có thể bị xâm hại; ảnh hưởng tới an
ninh quốc gia”.
***
Tôi
đã viết loạt bài về việc Huy Đức cố tình xuyên tạc để chống Dự thảo Luật An
ninh mạng, mục đích cho độc giả hiểu về Dự thảo Luật An ninh mạng là chính, còn
để viết riêng về Huy Đức thì không cần phải mất công thế, anh chàng San “hô” đã
lu loa như vậy đơn giản là vì lo sợ, “Có
tật giật mình” mà thôi.
Los
Angeles
3-6-2018
ĐÔNG LA