Bọn dân chủ cuội, bọn
hãnh tiến ảo tưởng thường hay mang những con số toán học về bình quân thu nhập
đầu người của Việt Nam so sánh với Mỹ và các nước phát triển để chê bai tổ quốc
và quê hương của chính mình, nên sau khi sống ở Mỹ khoảng 8 tháng (2 lần), hiểu
ít nhiều cuộc sống người Việt ở Mỹ, tôi sẽ viết về chuyện so sánh cuộc sống Việt-Mỹ.
Hôm nay để khách quan, tôi sẽ đăng lại bài dưới đây mà tôi thấy nó đúng đến phì
cười luôn.
Los
Angeles
11-7-2018
ĐÔNG
LA
Từ lâu tôi rất muốn viết một bài nói về đề tài
này nhưng vì khả năng viết rất hạn chế và cuộc sống ở xứ người quá bận rộn nên
tôi không thể. Hôm nay tôi cố gắng viết lên một đôi lời, với hy vọng bạn đọc
trong và ngoài nước có một cái nhìn xác thực với cuộc sống người Việt định cư ở
nước ngoài. Bài viết sẽ có nhiều sai sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của bạn đọc.
Ngôn ngữ:
Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế
nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ.
Việc làm:
Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt
Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, như
mặc định là mình phải đi lao động tay chân rồi đó.
Ăn uống – ngủ nghỉ
Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng th.á.n.g.
Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng
chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở
trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận
quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm.
Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò
vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ
bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao
không về Việt Nam mà sống?
Thời gian:
Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất
vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì
cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13
giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
Chi tiêu:
Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8
USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12
USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp
chôm chôm 36 trái… thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/th.á.n.g chưa xài
đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên
là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.
Mua bảo hiểm
Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người
và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi
đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng.
Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được
bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ
khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự.
Y tế
Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả
cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người
nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng
và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.
Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực
lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này.
Đời sống gia đình
Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời
gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ
toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và
tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện c.h.ă.n g.ố.i nữa vì phải giữ sức
để mai đi cày.
Sinh sản – Con cái
Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi
thấy chị em chẳng s.u.n.g s.ư.ớ.n.g tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc
vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một
thiệt thòi lớn.
Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng
thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ,
1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy th.á.n.g tuổi
phải gửi trẻ 11-12h/ngày.
Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả
nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu
ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng th.á.n.g? Đến khi con đi học thì cả
tuần không thấy mặt con ấy chứ.
Vì sao phải cắn răng cam chịu những cảnh đó. Xin thưa rằng đó là
do:
Không có vé danh dự cho người trở về: Khi đi thì tìm mọi
cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh
tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố
bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu
không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu…
Không ai thấu cho giá trị đồng đô của người
Việt: Riêng
bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì
hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc
tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung
thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương
gửi về.
Không thoát được bẫy tài sản nhà đất: Nói chung, người
Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai
cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối
lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền, bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy
nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe
cũ kĩ như thế này được…
Sẽ có những chuyên viên dụ dỗ mọi người với nhiều hình thức: bạn
không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là
khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài
sản lớn…
Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không
thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua
trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000- 400.000 USD ở cho s.ư.ớ.ng tấm thân.
Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần
5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà
400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng
mua được nhà, xe…
Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy
tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao
vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho “tiền môi
giới”, mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa
tiền cho người bán trả.
Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là
mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả
trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn
mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy
tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy
từng khu và thành phố mình ở. Rồi hàng th.á.n.g: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền
lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh
khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm… Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai
đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 –
1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.
Không thoát khỏi bẫy tài chính: Sau khi dọn tới căn
nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn
lại nhớ tới “lệnh bài ” mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài
thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân
về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh…
Bạn lại thấy vô cùng s.u.n.g s.ư.ớ.n.g là mình không còn thiếu
bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến
thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở
Mỹ chưa có thuốc chữa.
Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả
tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm,
tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày
sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi.
Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ… tóc của
bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên
gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này
trụ được bao lâu? 3-6 th.á.n.g là mất nhà => mất vợ, con.
Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40
tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho
cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng
nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì
sắp sập.
_Bẫy tương lai cho con cái: Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con
cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua
đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và
toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng.
Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho
đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài
sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đối với tôi, ở Mỹ họ
áp dụng chính sách “xẻo dần”, người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo
đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.
Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi
lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt
Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất
động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng
th.á.n.g tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và
nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.
Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở
Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu
đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì
sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu.
Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì
bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để
đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách
thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt
tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.
Thật ra thì có những điều tốt đẹp khi sang bên này lắm, nhưng
tác giả chỉ nêu lên những góc khó khăn để mọi người hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc
biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, mà có thêm kinh nghiệm để
bảo toàn tài sản của mình thôi. Em thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cũng
biết yêu quý cuộc sống, công việc khi ở Việt Nam và trân trọng hơn những đồng
tiền mà người thân ở nước ngoài gửi về.
(Tạp Chí Hoa Kỳ)