Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

SO SÁNH ĐỜI SỐNG VIỆT, MỸ (I)


ĐÔNG LA
SO SÁNH ĐỜI SỐNG VIỆT, MỸ (I)

Con trai tôi sau khoảng 6 năm học và một năm đi làm, lần đầu về nước, khi đi qua những quán cà phê ở Sài Gòn nói:
         -Giờ này ở bên Mỹ người ta đi làm hết, không có chuyện thanh niên ngồi quán cà phê rung đùi chém gió như ở Việt Nam đâu.
         Một lần khi được hỏi ở bên Mỹ sướng như thiên đường phải không, nó bảo: “Thiên đường khỉ gì, ở đâu cũng có cái sướng, cái khổ”.
         Khi sang Mỹ tôi thấy nó nói đúng và như tôi đã viết sướng hay khổ còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng người. Hoàn toàn không phải như bọn chống phá VN luôn mang hình mẫu cuộc sống Mỹ ra chê bai cuộc sống ở VN.
         Thực tế hoàn toàn không có chuyện lương trung bình bên Mỹ gấp hơn mười lần ở Việt Nam thì sống ở Mỹ sướng hơn mười lần ở VN. Đời sống ở Mỹ không phải như tưởng tượng của những người đang mong chờ đến lượt mình được nhập cư vào Mỹ, cũng không phải như tưởng tượng của những chàng trai, cô gái đang mơ ước du học Mỹ: nước Mỹ chỉ thuần là thiên đường!
         Nhớ lại chuyện một bà là người quen ở chung khu phố được sang Mỹ theo diện chồng bảo lãnh thế nào đó, sang đến nơi gọi về cho bà xã tôi:
         -Chị ơi, đường phố bên đây thông thoáng, sạch sẽ, cây cối người ta xén, tỉa, nhiều đường có hoa đẹp lắm chị ạ. Còn bánh của người ta rất giòn, bỏ vào miệng là nó tan ra.
         Tôi nghĩ VN cũng thiếu gì bánh giòn, cứ gì ở Mỹ mới có, còn đường phố thì khi tôi sang tận đây mới thấy, nước Mỹ đất rộng người thưa, quy hoạch khoa học và có tiền, đúng là người ta đã làm ra một hệ thống giao thông thống nhất toàn nước Mỹ, từ các đại xa lộ cho đến đường về nhà ở các khu dân cư. Chỉ có điều khoảng hai phần ba nước Mỹ ở phía Tây là đất đồi núi, sỏi  đá khô cằn, rất hiếm mưa, như tôi đang ở cách trung tâm Los Angeles khoảng vài chục phút chạy xe hơi đây, có đủ sông, hồ nhưng… trơ đáy. Vì vậy, cây cối dù được chăm sóc và cũng không thể chăm sóc hết được cả thiên nhiên, không gian không thể tươi xanh như ở VN, ngoại trừ ở miền Trung.
Người đàn bà “bánh giòn” đó, sau một năm ở Mỹ, làm việc cho một đứa cháu thế nào đó bị đối xử như đứa ở, đã “chạy mất dép” về nước cho tới nay, không chút tơ tưởng quay lại Mỹ nữa.
***
         Vợ tôi vốn là một giáo viên, số bạn bè sang Mỹ ở cũng nhiều, sau nhiều năm giờ mang ra so sánh thì hầu hết những người sang Mỹ “thua” những người ở VN. Phần nhiều những người ở VN dạy thêm, hưu thì có tiền hưu, giờ toàn khoe ảnh du lịch, có người rất giầu, du lịch sang Mỹ gặp lại bạn bè và học trò đã rút tiền cho một số người. Một giáo viên nữ khen anh bạn giờ giầu sang, gặp lại bạn bên Mỹ nghèo khổ mà không coi thường. Người phụ nữ này tâm sự với vợ tôi có nhà nhưng mấy chục năm chưa trả hết nợ, tính bán nhà để trở thành vô gia cư, có “công dân Mỹ” sẽ được hưởng tiền già. Về mặt này thì Mỹ đúng là XHCN, những người già và nghèo khổ nhất có sự bảo trợ và sướng ở chỗ không phải đóng đủ thứ tiền như dân “dở dở ương ương”. Một phụ nữ khác cũng giáo viên cùng trường với vợ tôi, mới được nhập cư vài năm, bán nhà sang Mỹ ở. Nhà ở Mỹ mắc hơn nhiều nên không thể mua nổi, phải thuê, 1 phòng đã ngàn đô, vậy từ chỗ ở VN chỉ ăn chơi, sang Mỹ phải đi cầy, phải ôm chân nhiều đứa rất hôi thối (cắt móng) để có tiền trả tiền ở, tiền ăn, nếu không số tiền bán nhà ở VN sẽ sớm không cánh mà bay, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, nuốt nước mắt vào trong, gọi điện than thở không chỉ với vợ tôi mà cả với con tôi. Một cặp vợ chồng khác, ở VN cũng chỉ ăn chơi, có nhà, có đất, lương cao, nhưng mong ngày mong đêm đi Mỹ vì thuộc diện được bảo lãnh; rồi sang được Mỹ thì người chồng đã bị trầm cảm, thuốc nào cũng không chữa được, cuối cùng thuốc chữa được chính là “về thăm VN”. Khi về đến Tân Sơn Nhất đã reo lên “hổ về rừng”, gặp lại bạn bè, vui vẻ ăn nhậu, không còn trầm cảm, trầm ciếc gì nữa.
         ***   
Lần đầu sang Mỹ, quá cảnh 4 tiếng ở Đài Loan, một ông 60 tuổi nói:
         -Người Việt Mình ở bên Mỹ tuổi con trâu hết anh ạ.
         Ý ông ấy nói là ai cũng phải làm như trâu. Đúng vậy, khi tôi gặp những người quen thân, thấy họ vẫn đi làm dù người đã trên 60, người trên 70. Mà không chỉ có người gốc Việt, lần trước khi lên máy bay nội địa Mỹ đi từ Tây sang Đông trong chuyến du lịch thăm Washington, Philadelphia và New York, tôi ngạc nhiên thấy tiếp viên hàng không Mỹ toàn người già và xấu. Tôi nghĩ chắc tại ở Mỹ cho nghề này kém không phải là nghề sang, nên không kén chọn như ở VN. Nhưng rồi đến các quán ăn ở Mỹ cũng thấy nhiều người phục vụ lớn tuổi không như các quán sang sang một chút ở SG toàn là các em “chân dài”.
Như vậy ở lứa tuổi mà nhiều công dân Mỹ vẫn “cày như trâu” thì tôi thấy bạn bè tôi ở VN chiều chiều người chơi cầu lông, người chơi bóng bàn, người sang hơn thì chơi quần vợt. Một lần vợ chồng tôi theo vợ chồng cô em đi công việc, tiện đi khai thuế. Với hai cơ sở kinh doanh, hai đứa con, nhà cô em hàng tháng phải chi cho tiền thuế, cho đủ thứ tiền bảo hiểm và đủ thứ chi tiêu khác tổng cộng gần 10.000 USD! Ông em cọc chèo nhìn bảng tiền thuế phải đóng nhăn mặt, người giúp khai thuế cũng là một người Việt nói: “Ở nước Mỹ này đóng thuế đến chết thì thôi!”
         Tóm lại ở Mỹ thu nhập rất cao so với thu nhập ở VN nhưng chi tiêu cũng rất nhiều, nên không có chuyện thu nhập cao hơn bao nhiêu thì sướng hơn bấy nhiêu. Và vì xã hội Mỹ là Tư Bản nên không có một lượng công chức về hưu hưởng lương và các chế độ hưu  khổng lồ như ở VN, nên về già nhiều người vẫn phải đi cầy là như vậy. Về chuyện này thì chính VN mới là thiên đường chứ không phải Mỹ. Vậy mà không ít kẻ ngu xuẩn, ví dụ như thằng “Đại tá Bòng Bưởi” (Bùi Văn Bòng) chẳng hạn. Không biết cả đời nó đã đóng góp được gì cho đất nước, nhưng giờ lương và chế độ hưu của một ông Đại tá thuộc Quân đội Nhân dân VN là rất cao, so với người già bên Mỹ là rất sướng. Vậy mà nó cũng bầy đặt đi đấu tranh, chống phá chính cái thể chế dung dưỡng nó.
         ***
Như vậy, “VN thiên đường”, sao con tôi sang đây du học, rồi đến lượt tôi hôm nay cũng đang ở đây viết những dòng này? Cũng như một người đã “còm” bằng cách đặt câu hỏi trong bài tôi chia sẻ lần trước: “Vậy mà trên thực tế , chỉ có thành phần lười nhác và lão niên mới chịu trở về vn ! Sao kỳ vậy ta !”
Hồi sau sẽ rõ!
14-7-2018
ĐÔNG LA