ĐÔNG LA
CHUYỆN NGUYỄN NGỌC HOÀI TỪNG
NGHE
THẦY TRẦN MẠNH HẢO
GIẢNG ĐẠO PHẬT VÀ CHỬI CHẾ ĐỘ
Một
ông bạn nhắn tin cho tôi: “Chuyện BH gọi
anh em tin là thật, nhưng BH không muốn dây cho bẩn nên muốn tránh đi”. Tôi
hơi buồn cười ở chỗ không lẽ là tôi bịa? Có điều BH cần phải hiểu chưa cần đụng
đến cô Ngọc Hoài thì BH đã bị chửi trên trang “Thế giới hoài niệm” của cô ta rồi.
Còn chuyện tôi xoá đi vì tôi nể một người chứ tôi dám phê phán từ nguyên Uỷ
viên Bộ Chính trị trở xuống thì sợ ai? Điều tôi sợ duy nhất là tôi viết sai vì
dốt, sẽ bị “chúng nó” kiện bỏ bà mà thôi, có điều tôi đã viết ra thì khó mà
sai.
Lý
do có câu chuyện Nguyễn Ngọc Hoài, từ chỗ coi tôi là một ân nhân nay lại quay cổ
cắn tôi như một con chó điên, trước khi Hoài chia sẻ tin láo của Thu Uyên bảo
cô Hoà bị bắt làm tôi nổi giận, tôi cũng đã phê phán cô ta khi cô ta chia sẻ
bài viết của Trần Mạnh Hảo phê phán việc thờ tượng Bác Hồ ở chùa, cho Giáo Hội
Phật giáo VN đã trộn đạo duy thiện với chủ nghĩa duy ác. Nguyễn Ngọc Hoài với
câu hỏi “siêu thoát là gì?” chứng tỏ không hiểu gì về Đạo Phật nên mới chia sẻ
bài của ông TMH giảng lăng nhăng về Đạo Phật và đã tiếp tay cho ông Hảo mượn Đạo
Phật để chửi Bác Hồ, chửi chế độ, chửi Giáo Hội Phật giáo VN.
Tôi
từng viết có những nhà văn thuộc lớp nhà văn kháng chiến từng được chế độ ưu ái
vì đã làm cái loa tốt (theo nghĩa tích cực) góp phần làm nên chiến thắng của
dân tộc, nên đã có thái độ “ông kễnh”. Vì những điều mà họ không vừa ý, họ chưa
thoả mãn đã làm họ phản kháng, thậm chí trở cờ, làm xã hội mất ổn định không ít
trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, như Dương Thu Hương, Nguyên Ngọc, Trần Mạnh
Hảo, Nguyễn Duy, Phạm Đình Trọng, v.v… Đến Nguyễn Khoa Điềm khi về hưu cũng tự
nhận mình đã “đổi giọng”. Chính sự thay đổi tư tưởng, thay đổi hệ giá trị mới
làm chế độ sụp đổ, như Liên Xô không tan vỡ do sự tấn công của phát xít mà tan
vỡ do chỉ có mấy người thay đổi tư tưởng. Họ đã dẫn nước Nga và các mảnh vỡ đến
thời kỳ “hậu Liên Xô” bị maphia hoá, hỗn loạn mà Kravchuk, một trong ba nhân vật
chủ chốt cụ thể hóa sự đập vỡ LX, đã phải chua chát thừa nhận: “Nếu như năm 1991, tôi biết được cục diện đất
nước sẽ phát triển như hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt cánh tay
mình chứ không ký vào Hiệp định”.
Sau
đây tôi đăng lại chuyện “ông kễnh” Trần Mạnh Hảo giảng về Đạo Phật, và bài này lại
lòi ra thêm một “ông kễnh” nữa là là nhà văn Đỗ Chu.
20-1-2019
ĐÔNG LA
CON CHIÊN TRẦN
MẠNH HẢO
GIẢNG ĐẠO PHẬT
I-VỀ CHUYỆN PHÁ CHÙA
Trần Mạnh Hảo
lấy cớ một số nơi đưa tượng Bác Hồ vào chùa thờ đã viết một bài, có ý này:
“Chúng tôi viết
bài báo này trước hết để mừng lễ Phật Đản. Nhân đây cũng xin thỉnh các thầy của
“ Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một giáo hội của “Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”, một nhà nước vô thần, theo thuyết Marx-Lenine chủ
trương diệt tôn giáo, rằng với tiêu chí: “GIÁO HỘI PHẬT
GIÁO VIỆT NAM - Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” liệu có
đúng với tôn chỉ đạo cứu khổ, đạo từ bi của Phật Tổ hay không?
Đạo Phật chủ
trương duy thiện, chủ nghĩa Marx – Lenin chủ trương duy ác … Cũng xin quý bạn đọc
xem qua tiêu chí của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một giáo hội chủ trương hòa
trộn Phật vào Marx, hòa trộn thiện vào ác, hòa trộn từ bi vào chủ trương bạo lực
(giết người) của thuyết đấu tranh giai cấp, hòa trộn việc tôn nghiêm phát triển
chùa chiền vào hành vi phá chùa, ném trôi sông tượng Phật…
Trên báo “Văn
Nghệ” của Hội nhà văn Việt Nam số mừng tết Qúy Tỵ 2013 vừa qua, trong bài: “Năm
tháng gọi về” của nhà văn Đỗ Chu (người vừa được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật), có đoạn viết về việc các nhà lãnh đạo của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc Việt Nam hồi năm 1955, 1956 mở chiến dịch triệt phá chùa chiền
tàn khốc, cụ thể là việc phá chùa ở vùng núi Yên tử, nơi Phật hoàng Trần Nhân
Tông khai mở thiền phái Trúc Lâm của Phật giáo Đại Việt, như sau:
“Hỏi các vị bô
lão trong vùng mới biết có chùa là do Tây đốt, có chùa là do ta đốt, ta đốt phá
mới nhiều mới dữ. Một cụ chống gậy lọm khọm bước đến trước tôi kể, chính tôi hồi
ấy đã được cấp trên gọi đi đốt phá cả chục ngôi chùa, tượng lớn tượng nhỏ cho
trôi sông tuốt. Rồi ông cụ tặc lưỡi cười rất thành thực, thì cái thời nó thế,
tôi lúc đó trẻ đang hăng lắm, được phong làm trưởng ban phá hoại huyện.”
(trích bài “
NĂM THÁNG GỌI VỀ” –ĐỖ CHU)
Người viết bài
này do trình độ yếu kém nên chưa hiểu được chuyện uyên thâm của các quý thầy
lãnh đạo “Giáo hội Phật Giáo Việt Nam” ngoài việc thờ Phật, các vị còn thờ cả học
thuyết duy ác của Marx-Lênine trong hệ thống hàng nghìn (có khi hàng vạn?) ngôi
chùa trên khắp đất nước ta là sao? Kính xin chư thầy chỉ giáo cho kẻ vô minh
này, xin cám ơn quý thầy (!)” (Hết
trích).
Cả nhà nước lẫn
tất cả những người dân Việt có lương tri không ai phủ nhận cái sai của “Cải
cách ruộng đất”, cái sai của chuyện phá chùa trong quá khứ. Nhưng với quy mô một
quốc gia, nước Đức thông thái vậy mà đã gây ra cả một cuộc Đại chiến Thế giới với
Ý và Nhật là đồng minh; nước Mỹ phát triển vậy nhưng các tổng thống kế nhiệm
luôn phê phán tổng thống tiền nhiệm sai lầm khi gây ra các cuộc chiến làm chính
nước Mỹ hao người, tốn của, sa lầy; rồi đến lượt họ lại lặp lại chính những sai
lầm ấy, như mới nhất cựu TT Obama cũng thừa nhận mình sai lầm của mình với
Libya chẳng hạn! Viết vậy để biết rằng lãnh đạo một đất nước là việc rất khó.
Hơn nữa nhà nước ta “hồi phá chùa” mới được thành lập còn non trẻ, không tránh
khỏi ấu trĩ. Cái chính là chúng ta có nhận ra sai lầm và sửa sai hay không mà
thôi. Với sai lầm của Cải cách ruộng đất, TBT Trường Chinh đã bị cách chức,
riêng điều này đã nói lên tất cả. Còn hiện tại, sau hơn 60 năm, nếu nhà nước VN
vẫn chủ trương phá chùa thì TMH tố cáo như trên hoàn hoàn là có lý. Ngược lại,
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được hiến định, ngay những ngày hôm nay đây
người ta tự do không phải phá chùa mà xây chùa, còn đua nhau xây sao cho hoành
tráng, sao cho diễm lệ hơn người, xem chừng là quá lố!
Giáo lý Đạo Phật
là từ bi hỷ xả tức phải tha thứ cho những lầm lỗi, nhất là người ta đã biết lỗi,
“quay đầu là bờ”, vì vậy giảng giải Phật giáo mà cố chấp
vào chuyện phá chùa hơn 60 năm về trước như TMH tức là đã tự vả vào mồm mình!
***
Văn chương của
tôi thiên về trí tuệ, thường quan tâm loại văn chương có ý tứ sâu sắc, cao
siêu, nên quả thực đến hôm nay tôi vẫn không biết nhà văn lừng danh Đỗ Chu viết
gì, chỉ biết người ta ca ngợi trang tuyệt bút của ông là “Hương cỏ mật”. Xem chừng
Đỗ Chu giống Nguyễn Duy quá, Đỗ Chu thấy “hương cỏ mật” thì Nguyễn Duy thấy
“hương rơm mật” (trong bài “Hơi ấm ổ rơm”). Mà cỏ và rơm loài nào thích thì ai
cũng biết. Lẽ ra cả Đỗ Chu, cả Nguyễn Duy với những sáng tác nặng cái nhìn tiểu
nông, vụn vặt mà được chế độ vinh danh như vậy là số đã quá đỏ rồi, giờ còn bày
đặt cấp tiến, phản biện thành ra phản bội. Nếu Đỗ Chu còn khoái trá
mang những sai lầm đã mốc meo trong quá khứ ra chửi chế độ độc ác như vậy thì
nên quẳng mẹ cái Giải thưởng Hồ Chí Minh vừa mới ẵm đi!
I- ĐẠO PHẬT BỊ LỘN NGƯỢC THEO
CON MẮT THỊT CỦA TRẦN MẠNH HẢO
Khó
có ai có thể đọc hết kinh điển Phật giáo vì số lượng rất lớn, lên đến
"84.000 pháp môn" như truyền thống thường nói. Trong thời hiện tại với
nhiều chuẩn mực giá trị thực dụng gắn với tiện nghi vật chất ngược với Phật
giáo, lại tự do tín ngưỡng nhiều tôn giáo khác, nên chuyện người ta không hiểu
Phật giáo là chuyện bình thường.
Nhưng
sẽ bất thường ở chỗ vì cái tôi hoang tưởng, thích chứng tỏ ta đây, Trần Mạnh Hảo
không hiểu gì lại đi rao giảng Phật giáo một cách sai trái, và tệ hơn nữa, TMH
lại dùng cái dốt của mình đó để diễu cợt, chửi bới từ Giáo hội Phật giáo VN,
lãnh tụ Hồ Chí Minh cho đến cả học thuyết lẫn nhà tư tưởng vĩ đại sáng tạo ra
nó.
Vậy
TMH dốt như thế nào?
***
Tôi
đã viết TMH trích dẫn như con vẹt thì đúng nhưng cứ diễn giải một tí thì sai.
TMH viết:
“Ngài
(Đức Thế Tôn) đến thế giới này … chỉ để làm một con người, hơn nữa là một con
người nghèo khổ, một con người bình thường như mọi con người vô danh ẩn mình
trong thế giới khổ đau”.
“Người
bình thường” là người được sinh ra rồi sống một cuộc sống bình thường. Đức
Thích-ca là Thái tử thì chỉ cần học tập, lấy vợ, sinh con và đợi vua cha truyền
ngôi trị vì đất nước. Nhưng ngài không muốn sống một cuộc sống của người bình
thường như thế, bởi ngài nhận ra cuộc sống loài người có quá nhiều đau khổ,
ngài muốn xuất gia, tu luyện để tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao người ta lại
khổ và cách nào có thể diệt khổ? Vì vậy ngài đến thế giới này không phải “làm
một người bình thường” như TMH viết mà ngài muốn làm Phật. Phật là từ
phiên âm từ chữ "Buddha" trong tiếng Phạn hay Pali,
có nghĩa là "Người đã thức tỉnh" hay "Người giác
ngộ". Nhưng cứ sống như người thường thì không thể thành Phật được nên
ngài phải xuất gia. Cuối cùng ngài đã thành công khi liên tục 49 ngày ngồi thiền
dưới một gốc cây bồ đề.
***
Về
chuyện Đức thích-ca thành Phật, TMH viết:
“Có
điều, con người mà Ngài đạt tới là một con người được tu luyện bằng thiền định
vươn tới một trí tuệ trác việt, vươn tới sự giác ngộ vượt thoát mọi khổ đau
sinh diệt vô thường. Từ con người bình thường đến Phật chừng như chỉ cần vượt
qua lằn ranh của một sợi tóc, hay một khoảng thời gian nhỏ nhất gọi là sát-na…
Ngài đã vượt qua trùng trùng trở ngại để tự mình đến tới bờ của sợi tóc ấy bằng
35 năm trầm tư mặc tưởng, khổ luyện tu hành; và trong một sát na lóe sáng đốn
ngộ, Ngài thăng hoa giác ngộ, bước qua sợi tóc kia mà thành Phật. Sợi tóc mà
Ngài đã vượt qua sau 49 ngày thiền định dưới gốc bồ đề kia, với chúng sinh có
khi là nghìn trùng sông núi…
Phật
chỉ cho ta con đường đến cõi giác ngộ nằm ở chính trong ta mà sao ta không tìm
thấy? Khi tâm ta và thân ta lạc mất nhau thì sao ta ngộ được điều kỳ diệu: “Phật
tại tâm”? Hãy ngồi xuống trong tĩnh lặng, quên đi mọi khổ đau dục vọng muộn phiền
tìm lại tâm mình đang trôi dạt ngoài cõi ta bà, để tâm nhập làm một với thân ta
mà thiền định, sẽ thấy Phật trong từ bi hỉ xả nơi chính tâm hồn mình…”
Nhận
thức của Đức Phật khi giác ngộ hoàn toàn không đơn giản là “vươn tới một trí
tuệ trác việt” như TMH viết. Trí tuệ có được do học tập, tích lũy tri thức,
còn nhận thức do giác ngộ của Đức Phật là trí huệ. Trí huệ là nhận thức trực tiếp
bằng các năng lực siêu phàm, tức có tam minh, lục thông. Mà sự giác ngộ đạt được
không phải như TMH văn vẻ lăng nhăng “Hãy ngồi xuống trong tĩnh lặng, quên
đi mọi khổ đau dục vọng muộn phiền tìm lại tâm mình đang trôi dạt ngoài cõi ta
bà, để tâm nhập làm một với thân ta mà thiền định, sẽ thấy Phật trong từ bi hỉ
xả nơi chính tâm hồn mình…”. Viết như vậy TMH đã không hiểu gì còn nói ngược.
Cái “tâm” lúc nào chả ở trong ta sao phải đi tìm, để lạc mất “tâm”
thế người ta sống thực vật à? Cần phải hiểu Đức Phật Thích-ca giác ngộ bằng thiền
định và cũng chính là quả do ngài gieo nhân lành từ vô vàn kiếp trước. Định ở
đây là định tâm, tức không để tâm bấn loạn. Từ đó mới phá chấp vào tham sân si
của đời phàm, tức thanh lọc tuyệt đối ô nhiễm để trở về “tâm không”, khi đó bức
màn vô minh được vén lên, trí huệ của ngài được khai mở.
Chính
Đức Phật kể lại kinh nghiệm giác ngộ của mình được ghi trong kinh sách như sau:
"...
Sau khi hoàn lại sinh lực (sau khi tu khổ hạnh vô ích), ta chú tâm giải thoát
khỏi những tư tưởng tham ái, bất thiện và đạt được sơ thiền, sau đó nhị thiền,
tam thiền và tứ thiền, những cảm giác hỉ lạc này không để lại dấu vết gì trong
tâm ta.
Khi
tâm ta được an tịnh, thanh lọc … ta hướng nó về những ký ức và nhận thức về các
kiếp trước. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp, một, hai, ba, bốn, năm,..., trăm ngàn
kiếp trước, nhớ những chu kì của thế giới. 'Nơi đó ta đã sống, tên của ta đã
như thế, gia đình của ta là như thế, nghề nghiệp của ta, giai cấp xã hội của
ta... Ta đã chết như vầy...'. Sự hiểu biết đầu tiên này ta đã đạt được trong
canh đầu...
Sau
đó ta chú tâm đến sự sinh thành và hoại diệt của chúng sinh. Với con mắt của
chư thiên, trong sáng, siêu việt mọi giới hạn nhân thế, ta thấy chúng sinh hình
thành và tiêu hoại,... chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng
'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết,
tái sinh trong đoạ xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân
khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên'...
Sự hiểu biết thứ hai này ta đã đạt được trong canh hai.
Sau
đó ta chú tâm nhận thức về sự tiêu diệt các lậu hoặc và nhìn nhận như thật:
'Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là phương pháp tiêu diệt khổ, đây
là con đường tiêu diệt khổ', và khi ta nhận thức được điều này, tâm ta thoát khỏi
dục vọng, ham muốn tồn tại, vô minh. Ta tự hiểu chân lý 'Tái sinh ta đã đoạn,
cuộc sống tu tập của ta đã hoàn tất, ta đã hoàn thành những gì phải làm. Cuộc sống
(khổ đau) này ta đã vượt qua'... Sự hiểu biết thứ ba này ta đã đạt được trong
canh ba...".
***
TMH
viết:
“Đọc
kinh Phật ta thấy một số điều cực đoan, quá trớn được cho là lời Phật dạy… Ví dụ
như câu nói về diệt dục rất cực đoan, rất dung tục sau đây lại được gán cho lời
Phật dạy:
Ký
giả Mỹ Simon Alex hỏi vị sư Tích Lan Bhante Gunaratana câu nói dưới đây có phải
lời Phật dạy không: “Thà rằng đưa dương vật vào miệng một con rắn độc hay một
con rắn hổ mang kinh tởm có lẽ còn tốt hơn là đưa nó vào một người đàn
bà". Nhà sư thường đi giảng kinh Phật trên khắp các đại học danh tiếng
trên thế giới thừa nhận rằng đúng là lời này có ghi trong kinh Phật.
(Trích
bài :'Thời Đức Phật, nhiều người tin rằng tình dục rất thánh thiện' (http://www.nguoiduatin.vn/thoi-duc-phat-nhieu-nguoi-tin-ran…)
(Ký giả Simon Alev của tờ "Giác ngộ là gì" (What is Enlightenment) của
Hoa Kỳ phỏng vấn một nhà sư Tích Lan, ngài Bhante Gunaratana về chủ đề Phật
giáo và tình dục.)
Dục
nghĩa là ham muốn, mà ham muốn lớn nhất trong dục là ái dục, tức tình yêu trai
gái. Dục (ham muốn) là bản năng của sinh vật nói chung, con người nói riêng… DỤC phần lớn là bản năng tự nhiên, sinh ra đã có trong con người.
Cho nên về nguyên tắc DỤC KHÔNG THỂ DIỆT vì DỤC là bản năng con người, chỉ có
thể TIẾT DỤC mà thôi. Ngay đến cả Đức Thích Ca Màu Ni sau khi giác ngộ thành Phật
lúc 35 tuổi, cho tới khi Ngài viên tịch năm 80 tuổi vẫn còn bị DỤC đeo đẳng; vì
Ngài vẫn chưa thoát khỏi vô thường đói ăn khát uống…
Việc
một số kinh sách được gán cho là lời Phật dậy (ngụy tạo) có thái độ lên án gay
gắt, thậm chí phỉ nhổ, nguyên rủa hành vi tính giao của con người là một sự vô
lối, một ứng xử thiếu văn hóa người, mà thiếu văn hóa người thì cũng thiếu văn
hóa Phật…Thử hỏi ai trong chúng ta, kể cả Đức Thế Tôn không được sinh ra bởi
hành vi giao phối giữa cha và mẹ mình?”
Viết
như trên TMH mới chỉ đọc được lời của Phật bằng con mắt thịt. Mà muốn hiểu ý
nghĩa đích thực lời của ngài người ta phải dùng trí chứ không phải mắt thịt.
Chính Đức Phật sau khi giác ngộ cũng thấy chúng sinh khó mà hiểu được những điều
ngài thấy:
"Pháp
này do Ta chứng được thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng,
siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng nầy thì
ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái
ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý 'duyên khởi ra các
pháp' (Paticcasamuppada): sự kiện nầy thật khó thấy, tức là sự tịnh chỉ tất cả
các hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Nếu
nay Ta thuyết pháp thì các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não
cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta"
(Trung Bộ I, 268 - 269).
Vậy
cần phải giảng giải cho TMH một ít.
Kinh
Phật cho Ngũ uẩn là năm yếu tố tạo thành toàn bộ thân, tâm con người. Đặc
tính chung của Ngũ uẩn là Vô thường, Vô ngã và Khổ. Khổ xuất phát từ sự bấp
bênh, biến hoại của các uẩn. Con người được tạo thành từ năm uẩn đó nên cũng chỉ
là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự bất biến đứng đằng
sau con người, tức Vô ngã.
Theo
Kinh nói về Vô ngã:
“Một
thời Thế Tôn ở Bàrànasi, ngài nói với đoàn năm vị Tỉ khâu: “Này các Tỉ-khâu, Sắc
là vô ngã… Nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể mong
được như sau: “Mong rằng sắc của tôi như thế này… sắc của tôi chẳng phải như thế
này!”… này các Tỉ-khâu, vì sắc là vô ngã, nên sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể
mong được: “Mong rằng sắc của tôi như thế này… sắc của tôi chẳng phải như thế
này!”.
Rồi
đến Thọ, Tưởng, Hành, Thức, đức Phật cũng dạy như vậy. Rồi ngài tiếp:
“Này
các Tỉ-khâu, Sắc là thường hay vô thường?”. “Là vô thường, bạch Thế Tôn!”. “Cái
gì vô thường là khổ hay lạc?”. “Là khổ, bạch Thế Tôn”. “Cái gì vô thường, khổ,
chịu sự biến hoại, vậy có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi,
cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”. “Thưa không, bạch Thế Tôn”… “Do vậy,
này các Tỉ-khâu, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại,
thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải quán tưởng với sự
hiểu biết sâu sắc như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là
tôi, cái này không phải tự ngã của tôi…”
Như vậy ta phải hiểu vô ngã theo kinh Phật là một khái niệm chứ không hiểu theo
nghĩa thông tục, có nghĩa là tất cả những gì tạm thời, biến đổi, không vĩnh cửu
đều là vô ngã. Và đạo Phật nhận thấy, tuy giả tạm nhưng cái ngã lại tác động rất
lớn, toàn thể sự ganh đua của người đời đều là do cái ngã cả. Càng lúc cái ngã
càng được tự tôn dẫn dắt con người nhận thức và hành động sai lạc. Mục đích của
tu hành và thiền định là phá bỏ chấp ngã. Trong thiền định, phép quán Vô ngã là
một pháp chủ yếu, giúp con người phá chấp những gì là nguồn gốc của mọi bất hạnh
trong cuộc sống. Khi đó mới không bị vướng vào tất cả những tham vọng, yêu
ghét, mê đắm..., mới diệt được khổ. Khổ không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu,
mà là tất cả mọi hiện tượng của tâm và vật. Mọi sự, mọi vật đều bị biến hoại
nên phải khổ. Cả những điều an lạc cũng là khổ vì chúng sẽ bị thay đổi. Tứ diệu
đế nói: "Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng,
than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói
tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ”.
Vì vậy Đạo Phật cho “đời là bể khổ”, mục đích cao nhất của Đạo Phật là
tu luyện để siêu thoát, thành Phật, tức thoát khỏi luân hồi, quả báo, tái sinh.
Mà tình dục là hành động để giúp con người tái sinh, nên với người có nguyện vọng
tu luyện siêu thoát không trở lại cõi người thì hành động tình dục đúng như lời
Đức Phật mà TMH đã trích, và vì dốt, TMH thật liều lĩnh đã hung hãn cho lời Đức
Phật “là một sự vô lối, một ứng xử thiếu văn hóa”!
Tất
nhiên với đại đa số người không muốn tu thành Phật, sống một cuộc sống của con
người bình thường thì tình dục đúng là khoái cảm cao nhất, là bản năng thiêng
liêng duy trì nòi giống. Có điều không được tà dâm bởi sẽ tạo ác nghiệp, muốn
tái sinh làm người để tiếp tục thụ hưởng tình dục cũng không được.
Cũng
vì không hiểu như vậy, TMH viết tiếp:
“Chuyện
một số kinh sách ngụy tạo lời Phật dạy cho rằng chỉ có các vị chân tu trong
chùa, không có hành vi tính giao mới có thể giác ngộ, còn những người tu tại
gia có vợ có chồng thì không thể giác ngộ, không thể thành Phật là những lời
sàm tấu thiếu tính Phật…”
Đúng
là điếc không sợ súng, TMH không sợ quả báo nên mới phán bừa, lại tiếp tục láo
lếu cho lời Phật là “sàm tấu” như thế!
Nhiều
người biết và hay nhắc tới câu nói của Phật: "Ta là Phật đã thành, các
ngươi là Phật sẽ thành". Theo bộ kinh Phật sử trong
Tam Tạng Pàli thì đúng như vậy nhưng không phải dễ dàng. Đầu tiên, chúng sinh
muốn thành Phật thì phải phát tâm nguyện và được một vị Phật nghe và thọ ký
cho. Muốn được Phật thọ ký thì phải có đủ những điều kiện, trong đó phải là người
xuất gia, tu sĩ; phải thực hiện đầy đủ những pháp của bậc cao nhân đã đạt tứ
thiền, bát định, có tam minh, lục thông, đã tích được phước báu cao thượng là từng
bố thí mạng sống của chính mình ở tiền kiếp do tâm nguyện thành Phật. Sau khi
đã được Phật thọ ký cho rồi, chúng sinh này còn phải tiếp tục luân hồi trong
vô số kiếp sống để tích lũy đầy đủ các pháp Ba-la-mật thì mới thành một
vị Phật được.
***
Như
vậy theo giáo lý không phải Đạo Phật mà “đạo tặc” của TMH, không xuất gia mà cứ
ở nhà ôm bà Giáng Tiền thì chỉ có thể thành TMH chứ không thể thành Phật được!
III- VỀ CHỦ NGHĨA “DUY ÁC” THEO QUAN ĐIỂM
CỦA TRẦN MẠNH HẢO
Trên diễn đàn
tranh luận không phải cứ cho thiện ác, phải trái là thiện ác phải trái, mà quan
trọng hơn, ai là người đưa ra quan điểm đó? Bởi một kẻ ác sẽ cho một điều thiện
thành một điều ác, ngược lại một điều ác thành một điều thiện; còn kẻ dốt không
an phận “tựa cột mà nghe” lại hoang tưởng đi dạy dỗ thiên hạ làm sao có thể chỉ
ra được sự đúng sai, phải trái?
Vậy ý Trần Mạnh Hảo như thế nào khi viết bài “SAO LẠI RƯỚC “ĐẠO DUY ÁC” VÀO
CHÙA THỜ CHUNG VỚI ĐẠO TỪ BI, THƯA CÁC NHÀ SƯ?”
Với người hiểu biết thì ai cũng biết TMH là người không có “một xu” tri thức
nào cả nhưng lại vĩ cuồng, hoang tưởng, nên đã hung hãn xông vào những lĩnh vực
tri thức cao siêu liên quan đến triết học, đạo lý để kiếm cớ chửi bới lung
tung, chống phá thể chế.
TMH thuộc lớp
nhà thơ, nhà văn thành danh ngay trong thời kháng chiến. Sau giải phóng, khi
tôi còn là sinh viên ngành hóa chưa nghĩ đến chuyện viết văn thì TMH đã thuộc hạng
siêu sao rồi. Đến cỡ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh cũng biết tới TMH và trong
nghể văn thì đến hàng tổ sư như Chế Lan Viên cũng quý TMH. Chính Chế Lan Viên
đã khuyên tôi phải chơi với cỡ như TMH. Nhưng rồi thực tế một tài năng lớn, một
người thông thái như Chế Lan Viên cũng không thể ngờ được tâm tính “kỳ nhông” của
TMH thay đổi như thế nào và trong trường văn trận bút TMH đã liều mạng đến như thế
nào khi xông vào các lĩnh vực tri thức!
***
Trong lĩnh
vực lý luận văn học TMH từng phê phán một loạt các giáo sư và nhà phê bình.
Nhưng ngay những khái niệm cơ bản nhất TMH cũng không hiểu. Trần Mạnh Hảo từng
viết: “Siêu thực và hiện thực là hai mặt của một thực thể”. Đây là một ý
tưởng vô nghĩa. Bởi một thực thể chỉ tồn tại là chính nó với tất
cả những thuộc tính vốn có, tức nó chỉ có một mặt hiện thực.
Còn siêu thực không phải là một mặt tồn tại của
sự vật mà là một khuynh hướng sáng tạo của một trào lưu văn học nghệ
thuật. Như Dali vẽ cái đồng hồ trông như một cái bánh tráng chảy nhão, cái
đồng hồ luôn là cái đồng hồ, nhưng người nghệ sĩ siêu thực thì thấy như thế, chứ
không phải như ý Trần Mạnh Hảo, cái đồng hồ có hai mặt, một mặt thật và một mặt siêu
thực-chảy nhão !
Về triết học Trần Mạnh Hảo cũng mù tịt nhưng cũng
đi phê phán lung tung. Trần Mạnh Hảo cho triết học phương Đông là “nhất
nguyên” rồi lại cho là “trung dung nên không có chữ DUY”. Đây
là một sự mâu thuẫn, bởi theo hệ thống thuật ngữ, đã “nhất nguyên” thì
phải “DUY”. Như Nhất nguyên luận (Duy vật hoặc duy
tâm, coi VẬT hoặc TÂM là bản nguyên, là cái có trước, cái quyết định)
và nhị nguyên luận, coi vật chất và tinh thần là hai
bản nguyên như nhau, độc lập với nhau (triết học của Descartes
và Kant). Còn triết học cổ phương Đông không phải “không có chữ DUY”
mà cũng chia làm hai phái: Duy Tâm và Duy vật. Phái Duy tâm đại
diện là Khổng Tử, Mạnh Tử, và Chu Hy còn phái Duy vật đại
diện là Lão tử, Trang tử, Tuân tử, coi Đạo là cái
khởi nguyên của tất cả Trời, Đất, vạn vật, là “đường đi”, tức quy luật
biến đổi của chúng. Vậy hiểu như Trần Mạnh Hảo, triết học cổ phương Đông là: “trung
dung”, rồi còn đồng nhất “trong âm có dương, trong dương có âm” với
“trong tâm có vật, trong vật có tâm” là nói lăng nhăng.
***
Với hành trang
tri thức như vậy, TMH đã liều mạng công kích Học thuyết Mác và hung hãn chửi bới
Các Mác. Chỉ là một kẻ ngông cuồng, vĩ cuồng mới dám bậy bạ như vậy. Bởi với
Mác, một người mà đến những người có tư tưởng đối lập với ông cũng có những người
phải vị nể. Trong các cuộc bình chọn tại các nước phương Tây chứ không phải
cộng sản, Các Mác vẫn được chọn là nhà tư tưởng số 1. Trên nước Đức, quê
hương ông, tên ông vẫn được vinh danh trên các đại lộ.
Cụ thể, về đấu
tranh giai cấp, TMH viết:
“Cái sai lớn nhất của Mác... biến học thuyết “đấu tranh sinh tồn” của
Darwin thành học thuyết “đấu tranh giai cấp”.
Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn
cho sự phát sinh những đặc điểm sai khác trong quá trình sinh sản (biến
dị cá thể); rồi tác nhân chọn lọc là những điều kiện
khí hậu, địa lý, thức ăn, kẻ thù tiêu diệt, sự cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở. Những
cá thể biến dị thích nghi hơn, sinh sản nhiều, sẽ có điều kiện tồn tại nhiều
hơn. Như vậy TMH không chỉ
không hiểu gì mà còn nói ngược. Thực chất, không phải Mác mà chính những người
theo thuyết Đác-uyn xã hội (L. Gum-plo-vich, G.
Rát-xen-hô-phơ, v.v...), coi đấu tranh sinh tồn là động lực
của phát triển xã hội, cho rằng kẻ mạnh sẽ tồn tại, kẻ yếu sẽ chết; điều đó
chính là mầm mống của sự phân biệt chủng tộc, tư tưởng phát-xít. Còn học thuyết
của Mác lại đứng về phía những “kẻ yếu”, tức những người bị nô dịch, bị bóc lột.
Động lực phát triển xã hội theo Mác là đấu tranh giai cấp, mà nguyên nhân của đấu
tranh giai cấp không phải do mạnh yếu mà do những mâu thuẫn đối kháng, sự bất hợp
lý trong lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Mác chỉ rút ra những quy luật đó từ lịch sử phát triển xã hội chứ hoàn
hoàn không phải tự đặt ra, chưa có Mác, xã hội loài người đã có đấu tranh giai
cấp rồi.
Về
chế độ tư hữu và con người
TMH viết: “Việc chủ trương xóa bỏ triệt để tính tư hữu con người
của Marx là hành vi xóa bỏ chính con người, chống lại nhân loại phản động vô
cùng tận của học thuyết Marx”.
Viết vậy TMH đã sai khi đồng nhất khái niệm “chế độ tư
hữu” với “tính tư hữu”, một đằng chỉ hình thái kinh tế - xã
hội, một đằng chỉ về bản tính con người.
Khi Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội”.
Điều này
hoàn toàn đúng. Con người tự nhiên là con người sinh học, nếu sống cô lập hoàn
toàn với các quan hệ xã hội thì chỉ có ý thức bản năng đơn giản mà thôi. Trong thời
gian vừa qua, trường hợp người ta tìm thấy mấy “người rừng” và đưa họ trở lại đời
sống bình thường, sự ngây ngô của họ là bằng chứng sinh động nhất chứng minh
tính đúng đắn quan điểm của Mác.
***
TMH từng có
phát kiến động trời cho chính phủ Trần Trọng Kim, tay sai của Phát xít Nhật, chỉ
trong một thời gian rất ngắn đã tích cực thực hiện chính sách “phá lúa trồng
đay” của Nhật, “có công” làm 2 triệu dân ta chết đói, là chính nghĩa, thì
chính TMH đã tự thể hiện mình là một kẻ ác. Một người như vậy mà đi bàn chuyện
thiện ác thì người đọc cần phải hiểu ngược lại!
Viết lại
20-1-2019
ĐÔNG LA