Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

NGUYỄN TRỌNG TẠO MẤT LẠI NHỚ NGUYỄN KHOA ĐIỀM


ĐÔNG LA
NGUYỄN TRỌNG TẠO MẤT
LẠI NHỚ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Được tin ông Nguyễn Trọng Tạo mất tôi cũng có chút bâng khuâng, vẩn vơ vơ vẩn nghĩ về chút ít những mối cơ duyên không hiểu sao lại có giữa tôi với ông này. Cách đây đã trên hai chục năm, tôi viết bài phê bình văn chương thuộc hàng bài đầu tiên của mình: “Biên độ của trí tưởng”, đăng trên Văn nghệ TRẺ, có nhắc chút ít đến thơ siêu thực. Nguyễn Trọng Tạo đã phê phán tôi không hiểu về thơ siêu thực. Sau đó tôi còn viết nhiều về thơ siêu thực nữa và hai người bạn tôi hồi ấy: Nguyễn Quang Thiều (giờ là đương kim Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn VN); Nguyễn Hữu Sơn (giờ là PGS, Phó Viện trưởng Viện Văn học) đã cho tôi biết là GS Trần Đình Sử, một nhà lý luận văn học được xếp vào hàng đầu thời ấy, đã rất thích tôi viết về siêu thực. Như vậy chứng tỏ chính Nguyễn Trọng Tạo mới là người không hiểu. Nhưng tại sao một người không hiểu lại đi chê người khác? Tôi thấy có chuyện như vậy xuất phát từ thái độ “ông kễnh” của một lớp nhà văn chiến binh từng được chế độ rất ưu ái và thành danh trong cuộc kháng chiến. Trường hợp điển hình là Trần Mạnh Hảo, cũng thuộc dạng không biết gì nhưng đã mạt sát từ thơ Nguyễn Quang Thiều đến các ông GS văn học, rồi đột nhiên hung hãn chống luôn cả chế độ.
Nguyễn Trọng Tạo xuất phát làm thơ nhưng mọi người biết đến những ca khúc: Làng Quan Họ quê tôiKhúc hát sông quêĐôi mắt đò ngang do Nguyễn Trọng Tạo sáng tác nhiều hơn. Tôi không thích tư tưởng Nguyễn Trọng Tạo nhưng cũng thích những ca khúc đó và thấy tiếc cho ông, nếu không đàn đúm với bọn “dân chủ giả cầy” và phát ngôn này nọ thì hình ảnh của ông sẽ đẹp hơn. Cũng vì “đàn đúm” như vậy mà Nguyễn Trọng Tạo còn có lần “đụng chạm” đến tôi mạnh hơn. Tôi đã trả lời và riêng ý này của Nguyễn Trọng Tạo thì hôm nay tôi thấy cần nhắc lại: “Đông La ngày đêm trằn trọc viết bảo vệ chế độ thế mà một khúc xương cũng không được gặm”. Tôi nhắc lại bởi hôm nay tôi mới phát hiện ra Nguyễn Trọng Tạo viết vậy chắc là do đã đọc bài tôi viết về Nguyễn Khoa Điềm, một người thành đạt nhờ văn chương chỉ sau Tố Hữu, một nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, từng giữ những chức quan trọng nhất về tư tưởng và văn hoá. Trong bài đó tôi đã viết: “Một đời "cống hiến" của ông (Nguyễn Khoa Điềm), cái an tâm lúc về già chỉ là thấy mình "chưa thua thiệt" và may mắn của ông chỉ là "Còn gặm được khúc xương chớm mùi hóa thạch" thôi sao?
Hôm nay, tôi muốn đăng lại bài viết về Nguyễn Khoa Điềm đó vì có chút liên quan đến người vừa mất là Nguyễn Trọng Tạo, cũng để độc giả hiểu rằng, không phải một người được thiên phú tài năng thì cũng là một người uyên bác.
TPHCM
8-1-2018
         ĐÔNG LA

NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀNỖI LO:
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

       Gần đây trên trang của ông Nguyễn Trọng Tạo và một số trang của nhà văn thuộc xóm “Miền Trung” có đăng THƯ NGUYỄN KHOA ĐIỀM VỀ “MA CHIẾN HỮU” CỦA MẠC NGÔN: “tác giả “Ma chiến hữu” được tôn vinh trước thế giới, có phải là nỗi đau của nhà văn Việt Nam hiện nay không? Bởi vì trong quyển sách này Mạc Ngôn đã thực hiện trung thành một định hướng chiến lược tuyên truyền của Cục chính trị Quân giải phóng Trung quốc là “Việt nam là kẻ xâm lược Trung quốc”.

      Thực ra Mạc Ngôn, qua Ma chiến hữu, bằng giọng văn châm biếm đã diễu cợt cuộc chiến Biên giới 1979 do TQ gây ra là phi nghĩa. Ông đã diễn tả cái tình trạng thật chua xót của những chiến sĩ đã “chiến thắng” trở về, như nhân vật Quách Kim Khố nói: “Tai tớ bị đạn làm cho điếc rồi… Miệng tớ cũng bị lửa đạn thiêu cho cháy sém… nhưng cái gì chờ tớ nào? Phục viên! Đ. mẹ nhân gian sao mà bất công!”
 Như vậy, viết như trên, Nguyễn Khoa Điềm thực chất chưa đọc “Ma chiến hữu”, chỉ a dua theo dư luận chống Trung Quốc.
Cũng liên quan đến vấn đề Trung Quốc, trên VnExpress, Nguyễn Khoa Điềm đã viết bài thơ Nhân dân nói lên tâm tư của ông về những cuộc biểu tình chống TQ:
Cúi mình trên đồng lúa
Lao lên các hỏa điểm chiến tranh
Lăn mình trong các cuộc xuống đường
……………………………………………..                        
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Như vậy Nguyễn Khoa Điềm đã đồng nhất các cuộc xuống đường chống chiến tranh xâm lược trước đây với những cuộc biểu tình tự phát chống TQ hôm nay. Khi chúng kéo dài triền miên, đã thành quá đà, làm mất trật tự công cộng, thậm chí có nguy cơ đến an ninh quốc gia khi đẩy công việc hòa giải vào thế bí, đi ngược với chính sách của Nhà nước đối thoại thay cho đối đầu, luôn coi trọng quan hệ láng giềng với Trung Quốc cũng như với tất cả các nước trên thế giới. Chính vậy các cơ quan chức năng mới yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình. Lẽ ra những người hiểu biết cần phải giải thích cho quần chúng hiểu thì tiếc thay, một số trí thức danh tiếng lại có hành động tai tiếng, đã vào hùa, kích động biểu tình, làm loạn xã hội!
Ngược với ý Nguyễn Khoa Điềm, trên VietNamNet, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan có ý kiến:
cũng phải hiểu cho cái người lãnh đạo, người ta phải giữ cái gì đó để còn có chỗ nói chuyện, chứ cắt cầu thì rất dễ. Bởi muốn gì thì gì mình vẫn phải cố gắng giải quyết bằng đối thoại, nên phải giữ cầu đối thoại chứ.
             Có người không hiểu cho cái đó, có người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh. Thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán riêng...”
Đặc biệt trên báo laodong.com, trong bài trả lời phỏng vấn “Giờ chỉ còn chường mặt ra trong thơ”, nếu không nói ra có lẽ không ai biết người nói lại chính là Nguyễn Khoa Điềm:
Sống trong một xã hội như xã hội mình thì khi nào cũng phải sợ, bởi điều phiền toái xuất hiện từ những phía mà mình không ngờ được, thậm chí nhiều khi nó đến từ anh em, bạn bè”.
Thật lạ lùng, “Anh em bạn bè nào” mà lại có thể khiến một “ông Trùm” lĩnh vực Tư tưởng Văn hóa ngày nào “cũng phải sợ”? Phải chăng chính là GS Trần Thanh Đạm mà ông Nhà văn Nhật Tuấn trên trang của mình đã kể lại:
          “… xảy ra một việc động trời chưa từng thấy… Một nhà “phê bình lý luậnở TP Hồ Chí Minh, là Giáo sư Trần Thanh Đạm, đã viết một bài nảy lửa đả phá một số quan điểm mới mẻ của ông Nguyễn Khoa Điềm”.
            Cũng trong loạt bài đó, Nhật Tuấn đã mô tả cuộc “so găng” thú vị giữa Trần Thanh Đạm và Nguyễn Khoa Điềm trước “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”:
            “Không kể chuyện trả lời phỏng vấn “ói mửa vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, … Thiệp gọi đám nhà văn trong nước là bọn “giặc già” vừa bất tài, vừa tham lam vừa thất học… Bị chửi ông chửi cha vậy mà Hội nhà văn Việt Nam vẫn im thin thít, ngay cả Tổng thư ký Hội Hữu Thỉnh vào những dịp đăng đàn diễn thuyết cũng…“ngó lơ” Vậy mà có ai ngờ, đồng chí Trưởng ban văn hoá tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm chẳng những không phát lệnh “giết chết thằng Thiệp” lại còn khen ngợi Thiệp thì còn trời đất nào nữa hở … trung ương Đảng?
GS TRẦN THANH ĐẠM viết về chuyện đó:
 “Trong khi một số nhà văn, nhà phê bình lên án những ngôn luận xằng bậy của anh Thiệp đối với các văn hữu trong Hội nhà văn… thậm chí xúc phạm đến cuộc kháng chiến dân tộc thì đồng chí Nguyễn Khoa Điềm có ý muốn che chắn cho Nguyễn Huy Thiệp”.
Tôi cũng là một người sáng tác, chưa một lần tôi viết ca ngợi một chiều. Trong thực trạng xã hội còn nhiều vấn nạn, tôi luôn coi văn chương cảnh tỉnh, phê phán những mặt xấu của xã hội có trách nhiệm như bác sĩ chữa bệnh có giá trị hơn loại văn chương “nước đường”. Nhưng tôi vẫn luôn phản đối thứ văn chương “lộn ngược” của những kẻ nhân danh “đổi mới” mà thực chất chỉ là những kẻ cơ hội mà thôi. Vì vậy tôi thấy Trần Thanh Đạm phê phán việc Nguyễn Khoa Điềm “bênh” Nguyễn Huy Thiệp như trên hoàn toàn là có lý.
Ngay từ hồi Nguyễn Khoa Điềm làm Tổng Thư ký Hội Nhà Văn tôi cũng từng phê phán Hội Nhà Văn đã sai lầm khi “bảo kê” cho Trần Mạnh Hảo phê phán lăng nhăng một loạt nhà giáo và trao giải cho cuốn phê bình của Trần Mạnh Hảo. Đến hôm nay thì chứng tỏ tôi và những người từng phê phán Trần Mạnh Hảo hồi ấy hoàn toàn đúng!
Đó là những chuyện xảy ra ngay thời Nguyễn Khoa Điềm còn đương chức. Đến khi ông về hưu thì chuyện ông về quê luôn cũng gây sự chú ý. Người quý ông thì cho như vậy chứng tỏ là ông không tham quyền cố vị. Có điều tại sao trên laodong.com ông lại thốt lên: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ” một cách cay đắng thế!
Đỗ Hoàng, sau Trần Mạnh Hảo, cũng là một sát thủ thơ Nguyễn Quang Thiều; với Nguyễn Khoa Điềm, Đỗ Hoàng cũng viết một loạt bài trên blog:
Ông quan to, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không giấu sự nuối tiếc, bực bội, cả căm tức khi mình bị buộc về hưu giữa chừng… Tiếc không thay đổi được thời gian, … Sự hồi hưu ở quê là một sự đi đày, chứ không phải là từ quan về vui thú điền viên như quan xưa:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Mà:
“Tóc trắng như thời gian thích chữ lên trán
Đày anh về quê
Không thể chạy trốn số phận”
(Trích từ bài Nhặt ghi)”
Còn tôi thì rất ngạc nhiên khi thấy trong bài Nói với nhà văn quá cố, Nguyễn Khoa Điềm lại viết thế này:
         Chắc các anh sẽ nheo mắt cười
Tha thứ cho chúng tôi đã sống dai đến vậy
Xả rác ở các nhà xuất bản nhiều đến vậy
Mà được gì cho cuộc sống hôm nay?
Như vậy, không lẽ để giữ được “trọng trách” về Tư tưởng Văn hóa, Nguyễn Khoa Điềm buộc phải cho “xả rác” ở các nhà xuất bản, và rồi chỉ sau khi về hưu, ông mới sống thật như câu trả lời trên laodong.com sau đây:
   tôi đã nghỉ hưu, nhưng nhiều người lãnh đạo mong tôi phải thế này thế kia, phải làm thơ ngợi ca, phải hô hào tiến lên... Vừa rồi khi tôi công bố một số bài thơ trên báo sau khi về Huế, có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có người chê trách tôi “đổi giọng”, nhưng tôi không quan tâm...”
Trên tivi những ngày hôm nay tràn ngập những lời phát biểu từ Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước đến Thủ tướng… về những quốc nạn đang đẩy chế độ đến nguy cơ “tồn vong” và đang phát động cuộc chiến chống tham nhũng, tôi tin là chẳng có “nhà lãnh đạo” nào lại có thể ấu trĩ mong nhà thơ tài danh Nguyễn Khoa Điềm “phải làm thơ ngợi ca, phải hô hào tiến lên” một cách ngô nghê như thế!
Và để “nói thật lòng mình”, lúc Nguyễn Khoa Điềm “không thể nói dối”, ông thể hiện trong thơ những suy tư trước những vấn đề nóng của thời đại. Tiếc là những vấn đề này lại liên quan đến chuyện đúng sai và có lẽ chúng chính là những nguyên nhân mà Nguyễn Khoa Điềm đã cho biết: “có người chê trách tôi “đổi giọng”? Phải chăng người ta đã “chê” ông vì trong bài thơ viết tặng Cù Huy Hà Vũ, ông đã cho “xiềng xích” cầm tù Hà Vũ hôm nay cũng như xiềng xích của Thực dân Pháp năm nào cầm tù cả dân tộc ta? Phải chăng vì ông đã cho Hà Vũ đúng khi Vũ cho việc treo cờ Đảng trong những ngày quốc lễ là phạm pháp, khi Vũ đề nghị xóa bỏ ngày 30-4 và Vũ cho ta đã xâm lược Cămpuchia? Người ta chê ông vì trước đây ông đã từng viết những câu thơ ca ngợi đất nước thì bây giờ ông lại viết “đất cát thì có giá” còn “đất nước thì mất giá”! Xem chừng chắc do ông “mải mê hoạn lộ” quá như tâm sự trong một bài thơ nên ông chưa tìm hiểu Đạo Phật, ông còn “chấp” nhiều quá nên mới làm thơ về chuyện được mất, thua thiệt như thế này: “Giữa thế giới không nhiều may mắn/ Ta học cách vừa lòng với mình”; và trong Nói với nhà văn quá cố, ông cũng viết: “Và yên lòng mình chưa thua thiệt/ Ngày cuối năm buồn tẻ/ Tôi may mắn hơn các anh/ Còn gặm được khúc xương chớm mùi hóa thạch…”
Một đời "cống hiến" của ông, cái an tâm lúc về già chỉ là thấy mình "chưa thua thiệt" và may mắn của ông chỉ là "Còn gặm được khúc xương chớm mùi hóa thạch" thôi sao?
Bắt đầu vào tuổi “xưa nay hiếm”, e rằng “bàn tay mẹ” của nhà thơ đã mỏi từ lâu rồi, mà nỗi e ngại của ông thể hiện trong bài “Mẹ và quả” ngày nào vẫn còn nguyên đó:
Hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
                                                       (Trích từ bài Mẹ và quả).
Để kết bài này, xin tặng bạn đọc bài “thơ Bút Tre” tôi làm về Nguyễn Khoa Điềm:

CÓ HAI ĐẤT NƯỚC
Việt Nam có Nguyễn Khoa Điềm
Hồi còn đương chức kết liền (liên kết) Mạnh Hao (Hảo)
Cùng yêu đất nước biết bao
Người vào chính trị (Bộ Chính trị) người vào ban thơ (Hội Nhà Văn)
Bất Hảo bất chợt trở cờ
Điềm ta bực tức phớt lờ đi luôn
Bỗng dưng chớp giật, sóng dồn
Khoa Điềm sét đánh về vườn thinh linh (thình lình)
Đất nước đương chức đẹp xinh
Hưu rồi bỗng thấy nó thành ruồi bu
Hảo ta sướng quá hoan hô
Lại yêu Điềm tựa như chưa giận hờn
Lại chung nhau một nỗi niềm
Người tung kẻ hứng sát liền bên nhau
Xưa cùng yêu nước biết bao
Nay cùng chê nước khác nào quân Nguy (Ngụy).

TPHCM
28-10-2012
ĐÔNG LA