Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

PREFACE (LỜI NÓI ĐẦU) SÁCH MỚI The Vietnam War: An Intimate History and opposing viewpoints (Chiến tranh Việt Nam: Lịch sử rõ nét và những quan điểm đối lập)

PREFACE (LỜI NÓI ĐẦU) SÁCH MỚI 
 The Vietnam War: An Intimate History and opposing viewpoints (Chiến tranh Việt Nam: Lịch sử rõ nét và những quan điểm đối lập)

 


In my book "The Darkness Of Light", I wrote:
“Seeing the scene of blood and fire on the TV, the Vietnamese killing the Vietnamese people, I wonder, "Why does human life have such absurd things?", and realize that the greed of the strong is the deepest cause. We have become victims of the greed of strong and big countries, then it has led us to become victims of ourselves by bigotry, hatred and by becoming a slave to the worn old, unethical and anti-progressive ideologies."
Before historical events, one needs to be properly aware. To perceive correctly, one must have intelligence and honesty, intelligence to realize the nature of the problem, and honesty to say its mistakes if any.
So far, by 2020, the war has ended for 45 years, the people who played the main roles, that caused the war and maintained it, France and the United States, have easily admitted their defeat and mistake; conversely, with the Vietnamese on both sides of the battle line is not so. Of course, most people on the winning side are happy and proud and on the contrary, almost everyone on the losing side is sad and miserable, and it is very difficult for them to admit their failures and mistakes. Is it, the Ego, of a feudal, small farming society that is full of pretense, did them without an objective view like the Americans and the French?
This book contains things about the war which the Americans called "The Vietnam War" and the "Winning side" called the "The Resistance War Against America to save the country". These are things that, despite the immense number of books and articles written about the war in Vietnam, I believe Americans still don't know everything, things that have failed America.
In particular, the book also writes about the opposing views to most people, on both sides of the battle line, of some Vietnamese.
On “The Winning side”, they are politicians, writers, and journalists, used to become famous and successful in the current political institution. There are people because of disgraces, such as General Tran Do, Mr. Hoang Minh Chinh, and writer Nguyen Ngoc; There are people because of pride, want to appear to be unique, more talented than people, so they had the opposite opinion with the crowd, such as writers: Duong Thu Huong, Tran Manh Hao, Nguyen Huy Thiep, and Bao Ninh, journalists: Bui Tin, and Huy Duc. They express their views in the articles and works, including two very famous books, the novel Sadness Of War by Bao Ninh and "event writing book": The Winning Side by Huy Đức.
Interestingly, at "The Losing side", there are also people who have the opposite view of the crowd.
Mr. Tran Chung Ngoc, a former Army officer of the Republic of Vietnam, a Professor of Physics, used to study together in the first course of Officer Training in Nam Dinh with Mr. Nguyen Cao Ky, former Vice President of the Republic of Vietnam. In 1975, after the fall of the Republic of Vietnam regime, he did, as he himself wrote: "I fled the Communist to America". Then, with the objective thinking of a physical scholar, the goodness of a Buddhist, he investigated and gradually realized the nature of the war in Vietnam. He realized the righteousness of the victor who had triumphed over foreign aggression to regain the sovereignty of the nation and reunify the country. He bravely wrote articles defending President Ho Chi Minh against the false criticism of some overseas Vietnamese and he also criticized the Vietnamese section of the news agency VOA, BBC, RFA, RFI news that had the "anti-Vietnam" tendency.
Another person I want to write is Mr. Hoang Duy Hung. In 1975, he was only 13 years old, on the night of April 30, 1975, his family went to Bach Dang wharf and boarded the HQ 08 Navy ship to evacuate to the US. Hoang Duy Hung learned and became a lawyer, but with blind hatred, he joined an anti-Vietnamese organization.
Hoang Duy Hung once invaded Vietnam with a plan to set a bomb to blast the statue of Ho Chi Minh. Before the bombing, he was suddenly enlightened and stopped, and then he said, when he returned to the US "... it was the US intelligence that called me in and reminded me not to do violent activities anymore because Vietnam had diplomatic relations with the United States. Moreover, the United States wants Vietnam to become a strategic ally in the region."
From the person who plans to bomb the Ho Chi Minh monument, Hoang Duy Hung has just published an article on the Nhan Dan Newspaper, the mouthpiece of the Communist Party of Vietnam. He has always been active in spreading his changing ideas and presented what he saw and heard about the developments of Vietnamese society.

PREFACE (LỜI NÓI ĐẦU)

The Vietnam War: An Intimate History and opposing viewpoints (Chiến tranh Việt Nam: Lịch sử rõ nét và những quan điểm đối lập)

Trong cuốn “Bóng tối của ánh sáng”, tôi đã viết:
“Nhìn cảnh máu lửa trên ti vi, người Việt giết người Việt mình, tôi thấy cuộc sống loài người sao có những điều vô lý thế, và nhận thấy chính lòng tham của những kẻ mạnh là cội nguồn sâu xa nhất. Chúng ta đã trở thành nạn nhân của cái lòng tham của những nước lớn, rồi dẫn đến chuyện chúng ta lại trở thành nạn nhân của chính chúng ta bởi những cố chấp, những thù hận; bởi sự nô lệ cho những ý thức xơ cứng, mòn cũ, phản đạo lý và phản tiến bộ”.
Trước những sự kiện lịch sử, người ta cần phải nhận thức đúng. Để nhận thức đúng người ta phải có trí thông minh và sự trung thực, thông minh để nhận ra bản chất vấn đề, trung thực để nói ra những sai lầm của mình nếu có.
Đến nay, năm 2020, chiến tranh đã kết thúc được 45 năm, những người đóng vai trò chính, gây chiến và duy trì nó, Pháp và Hoa Kỳ, đã dễ dàng thừa nhận thất bại và sai lầm của họ; ngược lại, với người Việt ở hai phía chiến tuyến thì không như vậy. Tất nhiên, hầu hết mọi người ở bên thắng cuộc đều vui mừng và tự hào và ngược lại, hầu hết mọi người ở phía thua cuộc đều buồn đau, và rất khó để họ thừa nhận thất bại và sai lầm của mình. Phải chăng, cái Tôi, của một xã hội phong kiến tiểu nông, đầy khí khái sĩ diện, đã làm họ không có cái nhìn khách quan như những người Mỹ và người Pháp?
Cuốn sách này viết về cuộc chiến mà phía Mỹ gọi là “Cuộc Chiến tranh Việt Nam” và “Bên thắng cuộc” gọi là “Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước”. Cuốn sách có những điều mà dù đã có vô vàn sách báo đã viết về cuộc chiến ở Việt Nam, tôi tin là người Mỹ vẫn chưa biết hết, những điều đã khiến nước Mỹ thất bại.
Đặc biệt, cuốn sách cũng viết về những quan điểm đối lập với hầu hết mọi người, ở cả hai phía chiến tuyến, của một số người Việt Nam.
Về “Bên Thắng cuộc”, họ là các chính trị gia, nhà văn và nhà báo, từng thành danh và rất thành đạt trong thể chế hiện tại. Có người vì bị thất sủng, như Tướng Trần Độ, ông Hoàng Minh Chinh, và nhà văn Nguyên Ngọc; có người vì hãnh tiến, muốn tỏ ra độc đáo, hơn người, nên đã có những quan điểm ​​trái ngược với đám đông, như các nhà văn: Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, và Bảo Ninh, các nhà báo Bùi Tín, và Huy Đức. Họ bày tỏ quan điểm của mình trong các bài báo và tác phẩm, trong đó có hai cuốn sách rất nổi tiếng, tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh và "cuốn sách viết sự kiện": Bên Thắng Cuộc của Huy Đức.
Điều thú vị là, tại "Phía thua cuộc", cũng có những người có quan điểm trái ngược với đám đông.
Ông Trần Chung Ngọc, cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa, giáo sư vật lý, từng học cùng Khóa I sĩ quan trừ bị Nam Định với ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên phó tổng thống Việt Nam Cộng hoà.
Năm 1975, sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ông đã như chính ông viết: "Tôi trốn Cộng sản sang Mỹ". Sau đó, với tư duy khách quan của một học giả vật lý, thiện tính của một Phật tử, ông đã tìm hiểu và dần nhận ra bản chất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ông đã nhận ra sự chính nghĩa của “Bên thắng cuộc” đã chiến thắng ngoại xâm để giành lại chủ quyền của dân tộc và thống nhất đất nước. Ông đã dũng cảm viết bài bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh trước những công kích sai lầm của một số Việt Kiều và ông cũng chỉ trích phần tiếng Việt của các hãng thông tấn VOA, BBC, RFA, RFI luôn có khuynh hướng "chống Việt Nam".
Một người khác tôi muốn viết là anh Hoàng Duy Hùng. Năm 1975, anh chỉ mới 13 tuổi, vào đêm 30 tháng 4 năm 1975, gia đình anh đã đến bến Bạch Đằng và lên tàu Hải quân HQ 08 di tản sang Mỹ.
Hoàng Duy Hùng đã học và trở thành một luật sư, nhưng với lòng căm thù mù quáng, anh gia nhập một tổ chức chống Việt Nam.
Hoàng Duy Hùng từng xâm nhập Việt Nam với kế hoạch đặt bom nổ tượng đài Hồ Chí Minh. Trước khi kích bom nổ, anh đột nhiên giác ngộ và dừng lại, rồi sau đó anh cho biết khi trở lại Mỹ: "... chính tình báo Hoa Kỳ đã gọi tôi vào và nhắc nhở tôi không được thực hiện các hoạt động bạo lực nữa vì Việt Nam có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ muốn Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược trong khu vực. "
Từ người có kế hoạch đánh bom tượng đài Hồ Chí Minh, Hoàng Duy Hưng vừa đăng một bài viết trên Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông luôn tích cực truyền bá những ý tưởng thay đổi của mình và trình bày những gì ông thấy và nghe về sự phát triển của xã hội Việt Nam.
18-2-2020
ĐÔNG LA