Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

CHÂN LÝ TỪ NGHịCH LÝ

ĐÔNG LA
CHÂN LÝ TỪ NGHịCH LÝ

Vẫn đang nghiên cứu tiếp về ung thư, biết thêm nhiều điều thú vị, và có thêm những cơ sở khoa học để tin tưởng việc nhịn ăn và ăn chay một cách khoa học đúng là phương pháp có thể chữa được ung thư. Có chút lo ngại chuyện nhịn ăn làm cơ thể suy yếu nhất là thấy trên báo gần đây ông GS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, đả phá kịch liệt. Nhưng rồi tìm hiểu thêm về chuyện nhịn ăn chữa bệnh thì thấy ông Khoa “đếch” biết gì. Không ngờ rằng có những chân lý lại được hình thành từ nghịch lý. Không thể ngờ nhịn ăn lại có thể bồi bổ, đổi mới cơ thể và chữa được nhiều bệnh. Điều này không phải do những tín đồ nhịn ăn mê tín tán tụng mà được một công trình nghiên cứu được giải Nobel của Yoshinori Ohsumi chứng minh. Khi người ta nhịn đói sẽ kích thích một quá trình của cơ thể mà khoa học gọi là là “tự thực” (autophagy ). Theo trang về giải Nobel https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/2016/press-release/:
“On October 3, 2016, the Nobel Prize Committee presented the 2016 Nobel Prize in Physiology and Medicine to Japanese scientist Yoshinori Ohsumi for his discoveries about the body's autophagy mechanism.
Thanks to Ohsumi and others following in his footsteps, we now know that autophagy controls important physiological functions where cellular components need to be degraded and recycled. Autophagy can rapidly provide fuel for energy and building blocks for renewal of cellular components, and is therefore essential for the cellular response to starvation and other types of stress. After infection, autophagy can eliminate invading intracellular bacteria and viruses. Autophagy contributes to embryo development and cell differentiation. Cells also use autophagy to eliminate damaged proteins and organelles, a quality control mechanism that is critical for counteracting the negative consequences of aging”.  
(Vào ngày 3 tháng 10 năm 2016, Ủy ban Giải thưởng Nobel đã trao Giải thưởng Nobel về Sinh lý học và Y học 2016 cho nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi vì những khám phá về cơ chế “tự thực” của cơ thể.
Nhờ Ohsumi và những người khác theo bước chân của ông, giờ đây chúng ta biết rằng autophagy kiểm soát các chức năng sinh lý quan trọng, nơi các thành phần tế bào cần phải được tiêu hóa và tái chế. Autophagy có thể nhanh chóng cung cấp nhiên liệu cho năng lượng và các vật liệu xây dựng để đổi mới các thành phần tế bào, và do đó giúp tế bào đối phó với cái đói và các loại căng thẳng khác. Sau khi nhiễm trùng, autophagy có thể loại bỏ vi khuẩn và vi rút nội bào xâm nhập. Autophagy góp phần phát triển phôi và biệt hóa tế bào. Các tế bào cũng sử dụng autophagy để loại bỏ các protein và bào quan bị hư hỏng, một cơ chế kiểm soát chất lượng rất quan trọng để chống lại các hậu quả tiêu cực của lão hóa).
Vì vậy nhịn ăn một cách khoa học là một phép trị bệnh thần kỳ không như ông GS Khoa nói lung tung.
            Trong khi đó, thỉnh thoảng trên báo ta vẫn thấy những tin y học chính thống bất lực trước những ca bệnh ung thư. Thật đau lòng khi đọc bài này:
“Mai Phương nhập viện vì ung thư trở nặng, bụng bị chướng"
Một nguồn tin cho biết tình hình sức khỏe của Mai Phương hiện không ổn. Nữ diễn viên đi lại khó khăn vì mệt mỏi, bụng bị chướng to.

Nữ diễn viên Mai Phương đã nhập viện để điều trị vì ung thư phổi trở nặng từ đầu tuần. Chia sẻ với Zing.vn, một nguồn tin thân cận của Mai Phương cho hay nữ nghệ sĩ nhập viện trong tình trạng bụng bị chướng to. Hiện, các bác sĩ chỉ định hút dịch trước khi tiến hành hội chẩn tiếp. Người bạn của Mai Phương cũng phủ nhận tin bệnh tình đã di căn vào tim.
"Bệnh ung thư của Phương ở giai đoạn cuối nên diễn biến khó lường. Để có kết quả, bác sĩ của nhiều chuyên khoa phải xét nghiệm, hội chẩn. Hiện tại, sức khỏe của Phương không tốt. Cô ấy khó thở, đi lại khó khăn vì đau và mệt", nguồn tin thân cận cho biết thêm”.
10-3-2020
ĐÔNG LA