ĐÔNG LA
VỀ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
Cách đây vài ngày, không phải bạn văn mà là một bạn hồi làm ăn đã báo cho tôi biết tin nữ Nhà thơ Dạ Thảo Phương đăng đơn tố cáo mình bị cưỡng bức tình dục. Một chuyện tệ hại, không lạ, nhưng với Dạ Thảo Phương thì làm tôi quá ngạc nhiên và bị sốc. Bởi cái tên Dạ Thảo Phương gắn liền với giai đoạn tôi mới quen Nguyễn Quang Thiều, được Thiều chở về nhà ở Hà Đông và được gia đình đón tiếp quá trân trọng khiến tôi phải ngại ngùng. Thiều nói: “Ông không có gì phải ngại vì ông là một thành viên của nhà tôi”. Chính vậy tôi đã hết mình viết bảo vệ Thiều, đã vị tha hết mình để đến hôm nay nhận ra sai lầm lớn nhất của tôi là vì tình riêng chỉ viết một chiều về thơ Thiều, đã bỏ qua những quái dị, sai trái, độc hại.
Hồi ấy Thiều được giao làm chủ biên ra một tờ văn nghệ mới là Văn Nghệ TRẺ và Dạ Thảo Phương chính là một sinh viên mới ra trường, một cô bé nhỏ nhắn, rất xinh, rất dễ thương, là nhân viên của Thiều. Tôi chỉ nghe loáng thoáng Thiều nói Phương học văn hóa Nhật, biết tiếng Nhật thế nào đó. Với một người có tâm hồn thi sĩ như tôi thì tất nhiên đã có một ấn tượng rất mạnh trước sự trẻ trung, tinh khôi, và đặc biệt là cái thần thái toát ra của một nữ sĩ trẻ. Dạ Thảo Phương đúng là một “nàng thơ” đúng nghĩa. Một “nàng thơ” thì khó có số đo để thành hoa hậu, nhưng với tôi thì toàn bộ số hoa hậu, á hậu ở Việt Nam không ai có thể là một “nàng thơ”. Một lần, Thiều dẫn tôi đi ăn với Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Lê Huy Quang, Đặng Thiều Quang, và có cả “nàng thơ”! Đặng Thiều Quang đã chụp mấy tấm ảnh tôi còn giữ đến giờ. Tính tôi không làm những điều không cần thiết, nên dù ấn tượng như vậy nhưng tôi không nói với Phương câu nào, tức đến tận giờ chúng tôi vẫn chưa quen nhau. Như một linh tính, tôi có điều e ngại mơ hồ cho Dạ Thảo Phương ngày ấy, không ngờ nó lại là một sự tiên tri. Một chuyện vô cùng tàn khốc, bi thảm, đau đớn, nhục nhã đã xảy ra với Dạ Thảo Phương mà sau hơn hai chục năm, khi cô công bố, đang làm dậy sóng cõi mạng, làm cả cõi mạng nổi giận, thì tôi mới biết. Dạ Thảo Phương đã tố cáo kẻ cưỡng bức tình dục cô, hành hạ cô, lại tráo trở vu khống ngược lại cô, chính là Lương Ngọc An, hồi ấy là lái xe cho Báo Văn nghệ, nay đã leo lên chức Phó Tổng Biên Tập Báo Văn nghệ, Ủy viên BCH Hội Nhà Văn VN.
***
Tôi vốn là người dị ứng mạnh với những sai trái, bất lương, độc ác nên đã có bề dầy thành tích viết “bênh vực dân oan”. Hồi mới vào đời tôi đã viết Truyện ngắn “Chuyện về hai người” bênh vực bác Viện trưởng Viện Công nghiệp Dược, nơi tôi làm việc, bị đẩy về hưu vô lý; sau đó tôi viết bảo vệ cuốn “Từ bến sông Thương” của cô Anh Thơ, bảo vệ Nguyễn Quang Thiều, bảo vệ ông PGS TS triết học Lê Trọng Ân (thầy của ông Võ Văn Thưởng), bảo vệ cô Vũ Thị Hòa bị Thu Uyên vu khống cô lừa đảo khi giúp tìm hài cốt liệt sĩ (nay cô bị tù vì chuyện khác); v.v… Vì vậy, khi biết tin về Dạ Thảo Phương, mấy đêm tôi trằn trọc không sao ngủ được. Tôi đã nhắn tin facebook cho Dạ Thảo Phương: “Mình thật o ngờ có chuyện tàn khốc, bi thảm đã xảy ra như vậy với DTP, người mà trong ký ức mình luôn được lưu giữ những hình ảnh tinh khôi ở thời mà mình gặp P khi đến chơi với Nguyễn Quang Thiều, vẫn còn giữ mấy ảnh mà Đặng Thiều Quang chụp, o biết P có nhớ hôm đó o? Tôi sẽ viết bài ủng hộ P, đang tính viết nội dung và cách thức sao cho hiệu quả” (Đông La). Hơi buồn và hơi thất vọng là Dạ Thảo Phương đã không trả lời. Vào trang facebook của Dạ Thảo Phương tôi nhận ra ngay câu trả lời. Phương kết bạn và tâm giao với những người như Phan Huyền Thư, Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Hưng, v.v…, đăng tin theo giọng NATO tố cáo Nga xâm lược Ukraina thì Dạ Thảo Phương chắc chắn có nhận thức sai và ác cảm về tôi. Chắc vì thế nên Dạ Thảo Phương đã không trả lời tôi trong lúc cần hơn bao giờ hết tất cả những tiếng nói bênh vực mình.
Với một tư duy không hiểu nổi bản chất con người cũng như sự việc, nên thật tội nghiệp, đến giờ Phương vẫn chưa hiểu mình gặp chuyện vô cùng bi thảm như vậy nhưng sao lại chịu sự đối xử bất công như vậy ở Báo Văn nghệ? Theo Phương, Trương Vĩnh Tuấn là người bao che tội ác cho Lương Ngọc An, vậy ông Hữu Thỉnh là người chịu trách nhiệm cao nhất ở Báo Văn nghệ thì sao? Phương rưng rưng xúc động chia sẻ tấm hình kỷ niệm: “Từ trái sang phải: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhạc sĩ- họa sĩ Nguyễn Lê Tâm, nhà văn Nguyễn Quang Lập, tôi, nhà thơ Trần Anh Thái, nhà thơ Trần Quang Quý, nhà thơ Hồng Thanh Quang, nhà thơ Nguyễn Thành Phong, nhà văn Bảo Ninh… với tôi, những người trong bức hình này mãi là những người anh trong một gia đình, nơi chúng tôi chung nhau một "huyết thống" là niềm say mê trang viết. Nhưng tất cả các anh, theo những mức độ và cách khác nhau, đều đã bảo bọc tôi một cách đầy trong sáng, hào hiệp”.
Hơi buồn cười ở chỗ đã sắp vào tuổi 50, không còn là một cô bé nữa, nhưng Phương vẫn còn nguyên vẹn sự ngu ngơ. Một chuyện tày trời xảy ra đã được lập biên bản, đã được họp công đoàn, các “anh trai” của Phương “hào hiệp” và “bao bọc” kiểu gì mà lại im lặng để Phương chỉ muốn tìm đến cái chết? Tôi viết hồi ấy mình e ngại cho Phương chính là băn khoăn không biết Phương sẽ sống ra sao trong một rừng con đực, trong cái giới văn veo máu gái và bốc đồng, khát tình dục. Phương rất dễ bị mê hoặc trong chốn danh vọng, mê đắm chạy theo những lời đường mật của những tên tuổi lừng lẫy, mà không hiểu rằng họ đã có vợ con, chỉ cần em thỏa cơn khát tình dục của họ mà thôi.Tôi còn làm hẳn một bài thơ “Cơn khát” đề tặng Nguyễn Quang Thiều, cũng là đua theo phong trào đổi mới, cởi mở sáng tác, viết những điều ngày xưa cấm kỵ. Viết về khao khát giới tính mãnh liệt nhưng lại thanh tao thì buộc phải có tài, còn viết như Hoàng Hưng “Đờm dãi thịt da tinh khí phì phào”, hoặc như Nguyễn Quang Thiều: “Ngáp ngủ đã đêm qua/ Chửi tục đã đêm qua/ Gạ gẫm làm tình đã đêm qua/ Âm hộ đã đêm qua/ Dương vật đã đêm qua” thì… “chó” nó cũng làm được. Xin giới thiệu hai đoạn bài “Cơn Khát”:
Khi gặp em
Anh chợt thấy một cơn khát của biển
Anh muốn mang biển đi tìm nước
Nhưng biết tìm đâu?
Khi tất cả những suối nguồn tươi mát kia
Em cất giữ trong ngôi nhà 18 tuổi
Ngôi nhà có treo đầy ổ khóa nghiêm nghị
Của đức hạnh…
***
Khi gặp em
anh chợt thấy cơn khát của cánh đồng
Cánh đồng bị rang trên cái chảo mùa hạ
Móng tay của nắng để lại những vết xước hình mắt lưới
Những vết bỏng phồng rộp như bánh đa nướng
Trên da thịt đất
Thế mà bao đám mây mọng nước
Lại thung thăng trôi về phía bên kia.
Sau một thời gian bài thơ tôi được đăng trên chính Văn nghệ TRẺ, tôi hơi ngạc nhiên khi Vi Thùy Linh xuất bản tập thơ mang tên “KHÁT”.
Có điều thật tệ hại, Dạ Thảo Phương đến nay vẫn không hiểu rằng mình chính là nạn nhân gián tiếp của sự đổi mới văn chương, tự do, tùy tiện viết về tình dục của các “ông anh” mình. Trong văn chương của họ tình dục chỉ là chuyện thỏa mãn đực cái, không có chỗ cho luân lý, đạo đức, danh dự, nhân phẩm.
Nguyễn Quang Thiều, trong bài thơ “Câu hỏi cuối ngày”, đã diễn tả cái tâm trạng mà theo Trần Mạnh Hảo là kẻ “thô bỉ”, “thiếu văn hoá” bởi khi gặp người đàn bà, con gái nào cũng nghĩ đến chuyện ngủ với người ta thế nào. Theo tôi viết vậy, Thiều đã không “thơ” một chút nào mà chỉ thể hiện bản năng của một con đực, thú tính! Thiều cũng làm bài thơ nhìn trộm đàn bà “Tắm trong toilet không có rèm che”, nhìn trộm “Cuộc làm tình ban ngày/ Của những kẻ thất nghiệp”. Và, như còn sợ thơ mình thua “đổi mới” so với “anh em Sài Gòn”, Nguyễn Quang Thiều đã viết trong tập “Lò mổ” đoạn thơ tôi nhắc ở trên: “Ngáp ngủ đã đêm qua/ Chửi tục đã đêm qua/ Gạ gẫm làm tình đã đêm qua/ Âm hộ đã đêm qua/ Dương vật đã đêm qua”.
Với Nguyễn Huy Thiệp, Nhà văn Trúc Phương đã nổi giận mắng Nguyễn Quang Thiều khi trong đám tang ông Thiệp Thiều đã nói: “Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn tìm đạo cho dân”! Nguyễn Huy Thiệp viết về tình dục hòan toàn tự nhiên. Trong truyện “Không có vua”, hành động loạn luân, bố chồng bắc ghế nhìn trộm cô con dâu tắm đã được Nguyễn Huy Thiệp biện minh: “Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi”; ở chỗ khác: “Đoài bảo: "Nhà kia có cô con dâu, bố chồng bóp vú cô ta. Đứa con trai hỏi: "Sao ông bóp vú vợ tôi?" Ông bố bảo: "Để trừ nợ. Thế hồi xưa sao mày bóp vú vợ tao?” Trong truyện khác, có chuyện bà cụ nói với bạn của đứa cháu: “Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi một con buồi, mang tiếng thủy chung đức hạnh,… chẳng biết báu cho ai”; chuyện người chị dâu nói với bạn em chồng: “Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Dông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít cái Lược”; đạo diễn nói với diễn viên: “Cậu có dáng dấp một thằng trai điếm. Phụ nữ mê cậu. Trong phim có cảnh Chiêu Hổ bóp vú các cô thôn nữ, cậu vào vai ấy tuyệt vời”; chuyện chồng nói với vợ ngoại tình: “Biết vợ hai phong tình, vẫn hay đi lại với nhiều người, ông giáo Quỳ cũng mặc, chỉ bảo: Cô ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc hay lấy lợn vịt thế vào chứ đừng ngủ không” v.v…
Trong tấm ảnh Dạ Thảo Phương chia sẻ, ngồi sát bên Phương là “anh” Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Quang Lập bằng “tài văn” của mình đã mang chuyện tình dục xỏ xiên, bôi bác ngày 30-4, ngày lịch sử trọng đại mà nhân dân cả nước luôn ghi nhớ. Lập viết: “Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại”. Lập viết về kỷ niệm tuổi học trò, đã kể chuyện từng cùng lũ bạn “trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; rồi chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”.
Còn “anh” Bảo Ninh râu ria trong tấm ảnh đã thừa nhận khi viết tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” là: “Tôi không muốn viết theo một cái “tông” có sẵn”, nên: “Những gì tôi viết trong cuốn sách này, tôi cũng đã nói rằng nó không hoàn toàn là sự thật… Tôi nghĩ thế là quyền của tôi, và có người phê phán, tôi thấy cũng chẳng sai”; “cách viết của tôi về chiến tranh khác với các nhà văn khác”. Vì thế hình ảnh “anh chiến sĩ giải phóng” trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh là: Hiếp dân lành (chuyện cô Phương bị hiếp tập thể trên tầu); hành lạc tập thể (giữa phân đội trinh sát với 3 cô gái trong khu trại tăng gia huyện đội). Tôi cũng là lính, chuyện hiếp dâm trong bộ đội hồi đó có thể có nhưng vô cùng hãn hữu và bị xử tội rất nặng; còn chuyện hiếp tập thể, chuyện hành lạc tập thể thì hoàn toàn không thể có, chỉ là chuyện bịa đặt bố láo của Bảo Ninh. Chỉ vì “đổi mới văn chương” để đón gió, trở cờ, phản bội, Bảo Ninh đã xuyên tạc, bôi bẩn đồng đội mình. Vậy mà ông đương kim Chủ tịch HNV VN Nguyễn Quang Thiều từng véo von ngu xuẩn thế này: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung nhân loại”.
***
Hôm qua một người bạn mới báo Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Hội Nhà văn VN, sắp được Giải thưởng Nhà nước. Tôi trả lời: “Kệ mẹ chúng nó. Tôi đã viết tất cả rồi, cả đơn từ gởi tận ông Nguyễn Phú Trọng rồi. Nhưng không xử lý thì đéo thèm quan tâm nữa!” Tiện hôm nay viết về vụ Dạ Thảo Phương tôi thấy Nguyễn Đăng Điệp cũng là kẻ có tội khi là giám khảo đã cho Luận văn Nhã Thuyên điểm 10, luận văn ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng tự do viết về tình dục, tục tĩu, bẩn thỉu, kêu gọi chống phá, lật đổ chế độ! Với tư cách là Viện trưởng Viện Văn học, Nguyễn Đăng Điệp cũng có tội khi luôn coi Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh là “thành tựu đổi mới của nền Văn chương VN”, dẫn đến sự loạn chuẩn giá trị, như GS Trần Thanh Đạm từng viết: “Trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh”. Mới nhất Nguyễn Đăng Điệp cũng sai trái và dốt nát khi chủ trì trao giải lý luận phê bình hàng năm của HNV VN cho một tác phẩm bị tố là đạo văn. Vậy Giải thưởng Nhà nước của Nguyễn Đăng Điệp thực chất có giá trị gì? Tiếc là thực tế có những giải thưởng cao quý nhưng không phải trao cho tài năng mà là kết quả của sự chạy chọt, luồn lách; và do sự yếu kém, sai trái của khâu đề xuất và xét duyệt.
***
Tổ chức Hội Nhà Văn VN hiện thời với Chủ tịch là Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội đồng Thơ là Inrasara, Chủ tịch Hội đồng LLPB là Nguyễn Đăng Điệp, nay lại có chuyện nữ thi sĩ Dạ Thảo Phương tố cáo kẻ cưỡng bức tình dục cô chính là Lương Ngọc An, hiện cũng là Ủy viên BCH Hội Nhà Văn VN, Phó TBT Báo Văn nghệ. Như vậy, tổ chức Hội Nhà Văn VN đúng là thốt nát toàn diện.
Chỉ thương Dạ Thảo Thương đến nay vẫn còn ngu ngơ, em chỉ mới biết thù hận Lương Ngọc An mà không biết đến câu nói của Nhà Bác học Vĩ đại Einstein: “The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything.” (Thế giới không bị phá hủy bởi những kẻ ác, mà bởi những người thấy chúng nhưng không làm gì cả).
Dù sao, các cá nhân và cơ quan có chức năng cần xem xét điều tra, giải quyết dứt điểm đơn tố cáo của Dạ Thảo Phương, nếu đúng, bắt kẻ chà đạp cả cơ thể lẫn nhân phẩm phụ nữ phải đền tội, kẻ bao che tội ác và những người thiếu trách nhiệm cũng phải bị xử lý. Sự tố cáo ở vụ này chưa hết thời hạn vì nó đã được thực hiện ngay sau hành động xảy ra, đã có ngay biên bản trình bầy của họa sĩ Lê Tâm với nhiều người chứng kiến và có các chữ ký xác nhận, trong đó có họa sĩ nổi tiếng thế giới Thành Chương. Vụ việc kéo dài đến hôm nay do Dạ Thảo Phương hoàn toàn bị khống chế, theo cô, do nó đã bị che lấp bởi Trương Vĩnh Tuấn, cán bộ được giao giải quyết vụ việc, và do sự vô cảm và chưa tròn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan là ông Hữu Thỉnh. Văn dĩ tải đạo và chân thiện mỹ là tiêu chí cơ bản của hoạt động văn chương, nhưng ngay trong cơ quan của tòa báo Văn nghệ, diễn đàn trung tâm của nền Văn chương VN không thể để xảy ra mà không sao cả chuyện cưỡng bức tình dục, buộc một thiếu nữ làm nô lệ tình dục như chốn mông muội, hoang dã, vô chính phủ, một điều lẽ ra không thể có dưới chế độ XHCN của chúng ta!
13-4-2022
ĐÔNG LA