Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

VIẾT THÊM VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI ĐỂ CHỈ RÕ HƠN CÁI SAI CỦA HUỆ CHI VÀ ĐỖ XUÂN PHƯƠNG

 VIẾT THÊM VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI ĐỂ CHỈ RÕ HƠN CÁI SAI CỦA HUỆ CHI VÀ ĐỖ XUÂN PHƯƠNG

Ông Huệ Chi với cái công trình “ruồi bu” cho rằng, con ruồi nhỏ thì chịu tác động của Thuyết Tương đối còn con người lớn thì không, được đọc tham luận trong “Cuộc Hội thảo Khoa học “Vật lý học hiện đại - Văn hóa và phát triển” do Tạp chí Tia sáng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ban sáng lập Trường Đại học Phan Châu Trinh tổ chức. Từ đó, ông ta cho rằng “Học thuyết tương đối của Einstein rọi sáng cho cả một thời đại mới: thời đại “giải lý tính”, rồi đã rút ra “Ý nghĩa của cuộc đấu tranh phát huy tương đối luận” như sau: “Chúng ta đã từng rút được không ít bài học thấm thía về sự cả tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại cách mạng lay trời chuyển đất” … khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông nổi về lý tưởng tối hậu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giàu và nghèo … Nhưng kết cuộc … Cái giàu bị tiêu diệt nào ngờ cái nghèo càng nghèo thêm”.
Từ cái tri thức ấu trĩ, ngô nghê, sai lầm mà Huệ Chi lại đòi làm cách mạng xã hội như vậy, vậy mà cũng có nhiều người tin theo, bị dắt mũi như những con bò, trong đó có ông BS Đỗ Xuân Phương. Phương đã viết cho Lương Chí Thành: “Nếu anh muốn có những thông tin hữu ích liên quan đến tư tưởng của Cao Xuân Huy thì nên đọc từ sách của chính cụ hoặc của những trí thức như GS Nguyễn Huệ Chi”.
Đỗ Xuân Phương thuộc dạng sính chữ, cuồng chữ, trí thấp nhưng lại hoang tưởng, nên đã “chõ mõm” vào chuyện bộc bạch của ông Lương Chí Thành về bài viết của tôi về Cao Xuân Huy: “Thế này anh ạ, về vật lý thì hiểu biết của Đông La không bằng sinh viên năm nhất ĐH Tự nhiên, ví dụ nói vật lý Newton sai ở khoảng cách lớn. Với kiến thức như vậy thì luận lên cao là không ổn”; với tôi (Đông La), Đỗ Xuân Phương viết: “Anh nên biết rằng cơ học Newton không hề sai, chính xác ra trong nghề người ta gọi nó là "gần đúng"… không chính xác bằng thuyết tương đối”.
Viết vậy, Đỗ Xuân Phương đã nói ngược, lấy cái ấu trĩ, thấp kém của mình làm chuẩn. Vì chính ở trình độ thấp, người ta mới chấp nhận cái sai số, mới cho cái gần đúng là đúng, nhưng ở trình độ cao hơn, đòi hỏi nhận thức tinh tế hơn, sâu xa hơn, thì người ta không chấp nhận, sẽ thấy cái gần đúng, cái sai số là sai. Như vỏ quả cam ở thế giới vĩ mô thì gần như phẳng, nhưng nghiên cứu ở cấp độ thế giới vi mô thì vỏ quả cam gập ghềnh còn hơn cả dãy Hoàng Liên Sơn. Tôi đã viết cơ học Newton sai khi so sánh với Thuyết Tương đối là như vậy.
***
Trước Thuyết Tương đối của Einstein, với Cơ học Newton, không gian và thời gian được coi là tuyệt đối, bất biến, phẳng và tách bạch nhau. Einstein với Thuyết Tương đối hẹp đã phát minh không gian và thời gian không phải bất biến, tuyệt đối mà là tương đối, cùng bị biến đổi theo chuyển động, không gian bị co lại và thời gian thì giãn ra. Như vậy, không gian và thời gian đã không tách bạch mà ở một thể mà Einstein gọi là không-thời-gian, với 3 chiều cao, dài, rộng quen thuộc và thời gian là chiều thứ tư. Với Cơ học Newton, không gian được coi là cố định, là phẳng, nhưng Einstein với Thuyết Tương đối rộng đã phát minh: khối lượng của thiên thể, lực hấp dẫn đã “uốn cong” không gian như tạo ra trọng lực đối với một vật thể vậy. Như vậy, không có chuyện Thuyết Tương đối tạo nên “trường hấp dẫn” riêng cho con ruồi vì nó nhỏ giúp nó “bay thung dung” theo cách hiểu ngô nghê của ông Huệ Chi. Không gian bị uốn cong quả là một điều kỳ lạ, khác với nhận thức thông thường của cả nhân loại, nhưng phát minh của Einstein đã được kiểm tra, đã được xác nhận là đúng, ông được coi là vĩ đại là vì thế. Chính vậy trong bài viết về Cao Xuân Huy tôi mới viết: “cả nhân loại cũng đã sai khi tin theo giác quan và tin theo Newton: không gian và thời gian là phẳng, tuyệt đối; mà người chỉ ra cái sai vĩ đại, cái sai của toàn nhân loại đó không ai khác chính là Einstein". Vậy mà Đỗ Xuân Phương đã cho tôi viết vậy là “không ổn”, chứng tỏ Phương đã mù điếc trước phát minh của Einstein.
***
Có hai chuyện đã chứng tỏ Thuyết Tương đối rộng của Einstein cho rằng khối lượng của thiên thể đã uốn cong không gian là đúng. Bài trước tôi đã viết về điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất trong quỹ đạo) của sao Thuỷ, và người ta đã làm thí nghiệm quan sát, xác nhận tia sáng đã bị cong khi truyền qua một không gian cong.
Sao Thuỷ là hành tinh ở gần Mặt Trời nhất. Ở điểm cận nhật, không gian sẽ bị cong nhiều nhất, vị trí sao Thuỷ sẽ bị lệch nhiều nhất so với vị trí nếu ở trong một không gian phẳng theo Cơ học Newton. Nhưng sự sai lệch do độ cong của không gian trong trường hợp này vẫn là vô cùng nhỏ. Sự phát hiện ra nó có cả một lịch sử thú vị qua việc xác định “tiến động trục quay”.
Trong thiên văn học, tiến động trục quay (axial precession) hay tuế sai trục là sự biến thiên rất chậm và liên tục của hướng trục quay của một thiên thể, do tác động của lực quay đã làm lệch trục rất chậm theo một quỹ đạo vòng tròn ngược hướng với hướng quay của thiên thể. Cụ thể, sự biến đổi từ từ của hướng trục quay của Trái Đất theo một quỹ đạo tròn với chu kỳ xấp xỉ 26 000 năm.


Theo Wikipedia, Năm 1859, nhà toán học và thiên văn học người Pháp Urbain Le Verrier phát hiện ra sự tiến động của điểm cận nhật quỹ đạo Sao Thủy xung quanh Mặt Trời mà không thể giải thích theo Cơ học Newton. Sự tiến động của điểm cận nhật của Sao Thủy thực tế tính được bằng 5600 giây cung (1,5556°) trên một thế kỷ. Nhưng theo Cơ học Newton, giá trị tiến động tính được bằng 5557 giây cung (1,5436°), tức lệch 43" trên một thế kỷ. Năm 1915, Thuyết Tương đối rộng của Einstein đã giải thích thành công độ lệch này do lực hấp dẫn của Mặt Trời đã uốn cong không gian điểm cận nhật Sao Thủy.
***
Năm 1919, nhân có nhật thực toàn phần, có hai sự khảo sát cùng lúc, một do Eddington tiến hành thí nghiệm trên đảo Príncipe phía tây châu Phi, một do nhóm nghiên cứu bởi Crommelin và Davidson tiến hành ở Sobral, Brazil, cả hai được chỉ đạo bởi nhà thiên văn học người Anh Frank Watson Dyson. Họ đã chụp ảnh tia sáng từ cụm sao Hyades đi ngang qua gần mặt trời tới Trái Đất và thấy nó đúng là đã bị “bẻ cong”, tức do không gian cong bởi khối lượng của mặt trời theo Thuyết Tương đối rộng của Einstein.



19-8-2024
ĐÔNG LA