ĐÔNG LA
“ĐỌ” THƠ CÙNG THANH
TÙNG
Trong cuộc sống công chức, tôi chúa ghét những kẻ “thượng đội
hạ đạp”, đó là những kẻ hèn kém phải sống nhờ vào thái độ cư xử. Còn tôi yêu
quý tất cả những gì tốt và ghét tất cả những gì xấu, thế thôi, không quan tâm
đến chuyện người ta là “thượng” hay “hạ”. Nên bữa trước tôi đã chẳng sợ gì mà
không dám đọ thơ cùng Chế Lan Viên. Nói đọ thơ là để chọc tức bọn xấu thôi,
chứ tôi đã trân trọng đăng thơ ông cùng thơ mình trên trang nhà mình, để bàn
một chút về thơ và nhắc lại những kỷ niệm. Hôm nay tôi cũng sẽ “đọ” thơ mình
với thơ Thanh Tùng, dù biết nếu thực sự muốn làm thơ, Tùng còn phải khổ luyện
nhiều. Vậy Tùng là ai?
Lâu nay có một bạn trẻ vào đọc trang của tôi bày tỏ sự đồng
cảm nồng nhiệt với tôi khiến tôi rất vui, đó chính là Thanh
Tung Nguyen, chủ trang doimat.
Tôi đã chủ động liên lạc và chúng tôi đã gặp nhau. Tôi là người làm nhiều
thứ, từ khoa học, văn chương đến kinh tế, nên quen nhiều người, phần nhiều là
rất nổi tiếng và có trình độ cao. Thế nhưng gặp gỡ để chia sẻ mang tính tri
kỷ, tâm giao thì rất hiếm; không ngờ Thanh Tùng, một bạn trẻ kém tôi trên 20 tuổi,
lại mang đến cho tôi cái điều rất quý giá ấy. Tùng là lớp trí thức trẻ hiện
đại, tốt nghiệp Đại học Bách khoa, một trường hàng đầu, trường mà các “ranh
nhân”, các GS, TS cỡ như Mạnh Hảo, Huệ Chi, Tương Lai, Xuân Diện, Xuân Nguyên,
Từ Huy v.v… có cho ăn kẹo cũng không học nổi. Theo lẽ thường, người ta thường
đồng cảm với những người đồng điệu, nói theo ngôn ngữ hiện đại là “cùng tần
số trường sinh học”, cũng như bọn xấu thường tìm đến nhau mà các cụ nói là
“ngưu tầm ngưu mã tầm mã”. Hai người đồng điệu để thiết lập được một mối quan
hệ bền vững, về mặt tài năng thì tùy nhưng về trí thông minh thì buộc cả 2
phải có, để có thể thấu hiểu nhau, để tâm đắc, để chia sẻ. Như hồi tôi gặp
Chế Lan Viên, tôi còn ít tuổi hơn Tùng bây giờ, mà ông Chế hơn tôi bây giờ cả
chục tuổi, tôi phải có gì đó ông mới lập cập vào trong buồng bê ra một chồng
vở khoe cách làm thơ của ông với tôi. Có mấy người từng nói tư duy của tôi có
nhiều nét giống CLV; bản thân tôi cũng thấy, nhất là những chuyện cãi lý về
sau này; và thật thú vị, tôi cũng thấy trong vài bài gần đây của Tùng có
những nét tư duy giống tôi, cụ thể là bài cãi lý với Tướng Vĩnh và Quang A.
Để làm được vậy chỉ có duy nhất một cách đó là phải tích lũy tri thức, hiểu
cho đúng và hành xử cho đúng mà thôi. Nhưng để hiểu cho đúng tri thức lại
không dễ. Trần Mạnh Hảo từng viết đủ chuyện trên trời dưới đất nhưng lại
không hiểu nổi những khái niệm cơ bản nhất là “duy tâm”, “duy vật”. Gần đây
tôi cũng quá ngạc nhiên khi GS TSKH Chu Hảo cũng lại không hiểu chính xác những
khái niệm nhất nguyên, nhị nguyên của vật lý, triết học!
Cách đây mấy ngày, Tùng đã viết gửi tôi:
“Đọc "Biên độ của
trí tưởng tượng", học tập chú làm thử 1 bài thơ chào tuổi 34:
Bài thơ có thể nói là thơ hiện đại, có cách biểu đạt riêng
về cuộc đời bằng những hình ảnh, nhưng nếu phân tích kỹ hơn thì còn nhiều điều.
Cuộc đời mỗi người được ví như một cuộc leo núi, tương lai không thể biết
trước như bị bịt mắt, và phía trước là cái chết chờ đón. Quả đúng như thế.
Nhưng chỉ viết như thế thì còn chung chung quá. Như Tùng nói là mới “thử làm”
thôi, nếu Tùng “làm thật”, tức nếu có đam mê sáng tác thực sự thì cần phải
tìm hiểu, chiêm nghiệm, và phải làm thật nhiều nữa sẽ dần vỡ ra. Trước hết, cần
phải viết về những cái cụ thể mình thấy, mình quan tâm, bằng cách nói của
mình.
Có điều ở thời thực dụng này, khi những cái tinh tế cao sâu
đang dần bị dồn đến chân tường, những tác phẩm vô giá đang dần thành vô giá
trị và đi vào lãng quên, thấy mà thật xót xa! Cạnh đó, những quan niệm về giá
trị của thơ còn quá nhiều ba lăng nhăng; khen cũng không phải mà chê cũng chẳng
đúng, kể cả về những tác phẩm được giải của Hội nhà văn VN. Như về một bài
thơ của ông Mai Văn Phấn chẳng hạn (xin xem: *ĐẮC
"TÂM KHÔNG" CÓ THÀNH PHẬT?). Nếu hiểu được thực trạng đó liệu Thanh
Tùng còn dám mơ mộng không?
Hôm nay tôi sẽ đăng tặng Tùng và giới thiệu với bạn đọc một
chùm thơ khác hẳn chùm thơ tình vừa đăng của tôi. Có thể gọi là thơ hiện đại,
thơ trí tuệ, mà để làm được chúng, đòi hỏi người sáng tác một cấp độ khác về
tư duy và kỹ thuật. Chính vì thế chúng đòi hỏi người cảm thụ cũng phải cảm
thụ bằng tư duy chứ chỉ bằng cảm tính thôi thì khó có thể đồng cảm được. Đã
có những nhà văn nhà thơ hàng đầu thích những bài dạng này của tôi, còn đánh
giá thế này thế kia, còn nói tôi đã vượt được người này người kia; nhưng thật
tiếc, trên đời có một người hiểu và công bằng với tôi thì lại chết lâu rồi,
sắp tới, 16-5 (âl) là ngày giỗ thứ 23 của ông, đó chính là Chế Lan Viên.
|