ĐÔNG LA
NƯỚC MỸ NGHIÊM THẬT
Tôi
có người láng giềng làm nghề sửa ti vi, trước có đi lính chế độ cũ nên được
đi Mỹ sống. Lần đầu về VN thăm cha mẹ già có mang một chai dầu gió xanh và
hộp kẹo sô-cô-la sang nhà tôi chơi. Tôi hơi ngạc nhiên vì tính tôi tuy thân
thiện với mọi người nhưng ít cởi mở trò truyện. Nhà ông này xây sau nhà tôi,
không thể trát được phía ngoài tường, nên khi trời mưa hay bị nước thấm vào
nhà. Mỗi lần như vậy ông ấy buộc phải sang nhà tôi làm phiền, lên ban công rồi
leo sang mái nhà mình, trát trét đường “biên giới” hay bị nứt giữa hai nhà.
Mỗi lần như vậy tôi đều vui vẻ và mời uống nước, vì vậy mà ổng nhớ ơn nên đã
biếu quà tôi chăng? Láng giềng quả là quan trọng, cha ông ta đã dạy “Bán anh
em xa mua láng giềng gần” là vì thế. Từ một gia đình cho đến cả một một quốc
gia thì cũng như nhau thôi. Chính vì vậy nước ta dù bang giao với mọi nước
nhưng với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia vẫn phải giữ gìn mối quan hệ thân
thiện hơn.
Ông
láng giềng kể chuyện nước Mỹ:
-
Lúc đầu sang thấy có nhiều chuyện lạ. Một hôm người ta đến nói khai thu nhập
để đóng thuế. Em sợ quá vì mới sang đã làm gì đâu. Không ngờ hỏi kỹ thì cuối
cùng người ta bảo vậy là nhà mày không đủ sống, chúng tao không thu mà còn
phải bù tiền cho nhà mày sinh sống.
-
Nước Mỹ hay nhỉ!
Ông
láng giềng tiếp:
-
Một hôm, em tiếng tăm biết gì đâu mà bị ông hiệu trưởng trường con em xin vào
học gọi đến. Em rất sợ. Không ngờ gặp em ổng rất vui vẻ bắt tay “chào VN”,
rồi biết cha con em không biết tiếng Anh nên ông gọi một đứa người Việt đến
phiên dịch. Ổng bảo VN chúng mày giỏi toán nên con mày chỉ cần kèm thêm tiếng
Anh thôi, tao sẽ xếp con mày ngồi bên thằng người Việt này.
Chuyện
học hành bên Mỹ quả là rất hay rồi! Có vậy mới có chuyện mất cả tỷ một năm mà
vẫn không ít người cho con du học Mỹ.
-
Chỉ có chuyện này em thấy không hay- Ông hàng xóm tiếp: - Có người mới sang
không biết, một lần nóng giận bạt tai thằng con một cái. Thằng nhỏ đến lớp
khoe bạn nó. Thằng bạn nó quá ngạc nhiên nên đã đi báo cảnh sát bố thằng bạn “vi
phạm nhân quyền”. Vậy là lão bố dạy con theo kiểu VN đã bị phạt!
Tôi
nhớ chuyện cô em vợ xây nhà, cô em nói không giống VN, công nhân phải làm
đúng giờ, trong giờ nghỉ của mọi người, gây ồn là phạm luật.
Luật
pháp Mỹ quả là nghiêm thật.
Và
hiện tại pháp luật Mỹ cũng tỏ ra rất nghiêm khi đang ban hành lệnh bắt giữ
Edward Snowden – cựu nhân viên Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ (NSA) - đã “vạch áo
nước Mỹ cho thiên hạ xem lưng”. Snowden đã bị buộc tội trộm cắp tài sản chính
phủ, tiết lộ trái phép các thông tin quốc phòng và tình báo. Snowden đã từ Mỹ
tới Hong Kong hồi tháng 5 sau đó bay từ Hong Kong tới Nga và đang ở tại khu
quá cảnh của sân bay Moscow.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thu hồi hộ chiếu của Snowden và yêu cầu các nước không
cho phép anh ta đến. Bộ trưởng Ngoại giao Kerry nói: "Rõ ràng là anh ta
tự đặt mình lên trên luật pháp, đã phản bội đất nước của mình”. Ông cũng đã
đưa ra lời cảnh báo, việc Matxcơva và Bắc Kinh phớt lờ yêu cầu dẫn độ
Snowden, sẽ có thể gây hậu quả xấu cho mối quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung
Quốc.
Edward
Snowden vốn làm việc ở công ty nằm trong một cơ sở của NSA tại Hawaii. Đầu tháng
6- 2013, Snowden đã tiết lộ bí mật cho tờ Washington Post của Mỹ và tờ The
Guardian của Anh về chương trình của Chính phủ Mỹ giám sát phân loại các thông
tin riêng tư của người dân Mỹ. NSA đã truy cập vào các email, các phòng chat
và video từ các công ty lớn như Facebook và Google theo một chương trình mà
Chính phủ Mỹ gọi là Prism. Chính phủ Mỹ cũng đã làm việc với tình báo nước
ngoài thông qua chương trình giám sát bí mật để thu thập các “siêu dữ liệu”
về thời gian và số điện thoại trên tất cả các cuộc gọi thông qua nhà cung cấp
dịch vụ như Verizon.
Snowden
vì "không muốn sống trong một thế giới, nơi mọi thứ tôi nói và làm đều bị
ghi lại" đã nói toạc móng heo ra tất cả. Như vậy đây rõ ràng là một
hành động rất dũng cảm bảo vệ nhân quyền.
Nếu
ở VN có chuyện tương tự xảy ra, chắc các hot
boy chính trị như “nghị” Thuyết, “nghị” Quốc sẽ được dịp chất vấn chính
phủ để lấy lòng nhân dân; các rận sĩ, chấy thức và các chiến sĩ rân trủ có cớ
tùng tùng beng beng.
Mỹ,
một đất nước nhân quyền được tôn trọng gần như tuyệt đối: hành động bố dạy
con bằng bạt tai là phạm pháp; công nhân xây nhà ngoài giờ quy định gây ồn
trong giờ nghỉ của dân chúng là phạm pháp; tổng thống nghe lén điện thoại phe
đối lập là phạm pháp; tổng thống thuế má không minh bạch là phạm pháp, v.v… Nhưng sao các nhà chức trách Mỹ lại cho hành
động bảo vệ nhân quyền của Snowden là “phản quốc” và phát lệnh truy lùng khắp
thế giới?
Thì
ra nước Mỹ hay thật. Người ta phân biệt được chuyện to chuyện nhỏ. Hành động
bảo vệ nhân quyền của Edward Snowden theo lẽ thường là đúng nhưng nó lại gây
nguy hại cho an ninh quốc gia. Mà đã là chuyện an ninh quốc gia thì là chuyện
quá lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, nên Snowden khó mà thoát tội!
Tổng
thống Barack Obama và các chỉ huy tình báo của ông đã bảo vệ mạnh mẽ chương
trình giám sát thông tin này, nói rằng nó đã được điều chỉnh bởi pháp luật và
Quốc hội đã được thông báo. Họ cũng nói rằng các chương trình đã được sử dụng
để ngăn chặn âm mưu quân sự và không nhắm mục tiêu vào cuộc sống cá nhân của
người Mỹ.
Giám
đốc FBI, ông Robert Mueller cho rằng Snowden đã làm tổn hại đến an ninh quốc
gia Mỹ, có thể khiến cho các đối tượng khủng bố tiềm năng thay đổi chiến
thuật.
Tướng
Keith Alexander, Giám đốc NSA nói chương trình giám sát thông tin đó đã giúp
phá vỡ hàng chục các cuộc tấn công khủng bố. Nó đã giúp bắt giữ một người
Chicago có kế hoạch đánh bom một hãng tin Đan Mạch đã vẽ tranh biếm họa về
nhà tiên tri Mohammad năm 2009, giúp đánh bật âm mưu đánh bom hệ thống tàu
điện ngầm New York năm 2009 của các chiến binh Hồi giáo.
Nhớ
lại vụ đánh bom kép
ở đường đua marathon tại Boston.
Vụ nổ xảy ra vào khoảng 14h50 thứ Hai ngày 15/4, chỉ đến 4 giờ chiều FBI đã công
bố video nhận diện nghi phạm. Đêm thứ Năm cảnh sát đã truy đuổi và bắn hạ
Tamerlan. Đêm thứ sáu, cảnh sát đã bắt sống được Dzhokhar tại thị trấn Watertown. Như vậy chỉ
sau 5 ngày, quả là phi thường khi cảnh sát Mỹ đã hoàn tất việc tìm kiếm và
bắt giữ thủ phạm trong một đất nước rộng gần 10 triệu km2, dân số
trên 300 triệu người! Ngoài những kỹ thuật siêu việt như máy bay trực thăng
rà bằng máy quay phim tầm nhiệt nhận diện người và những robot dò xét, lục
soát, v.v… , việc giám sát hình ảnh bằng hệ thống quay phim cũng như hệ thống
kiểm soát thông tin internet đã góp phần quan trọng để cảnh sát Mỹ hoàn thành
chức trách.
***
So
sánh với VN, thì ra việc bắt những cá nhân nói bậy, viết bậy, quấy rối, làm
càn nhân danh đủ thứ tốt đẹp cũng có khác gì pháp luật Mỹ? Chỉ khác Edward
Snowden hoàn toàn nói sự thật nhưng vẫn bị pháp luật Mỹ cho là phạm pháp vì
làm tổn hại an ninh nước Mỹ; còn ở ta, không ít kẻ thổi phồng, bóp méo, xiên
xẹo, thậm chí còn tấn công trực tiếp vào đầu não thể chế, thời phong kiến xếp
vào tội khi quân, xem chừng còn nguy hiểm hơn hành động của Edward Snowden rất
nhiều; nhưng vẫn nhởn nhơ, ngông ngạo, thậm chí còn tự hào về những hành động
quấy rối của mình.
Vì
vậy pháp luật VN còn nhiều cái cần phải học tập Mỹ trong việc giữ nghiêm kỷ
cương phép nước, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ cho cuộc sống của nhân dân bình
yên.
1-7-2013
|