Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

NGUYỄN TRUNG VÀ “CHIẾN THẮNG” CỦA NỀN DÂN CHỦ?

Ở Việt Nam đang có một thực trạng, những người to mồm nhất đấu tranh cho dân chủ nhưng lại không hiểu đích thực bản chất dân chủ là gì? Dân chủ là ai cũng có quyền nói nhưng phải nói đúng nếu sai phải chịu trách nhiệm. Có điều muốn nói đúng phải hiểu biết. Vì thế nói một nền dân chủ có mang lại lợi ích cho xã hội hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí là thế. Lĩnh vực tư tưởng, chính trị lại là những lĩnh vực siêu quan trọng và phức tạp, cần đến tư duy của những trí thức tài giỏi, thậm chí cao hơn thế, một tư duy minh triết. Đến cộng trừ nhân chia giỏi như Ngô Bảo Châu mà còn nói sai rất nhiều. Nhưng vừa rồi Châu nói về giáo dục, một ngành Châu am tường, tôi thấy có những ý hay, nhất là ý trùng với ý của tôi là cần bỏ, hoặc làm hết sức nhẹ nhàng kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, còn cái cần giữ là giữ kỳ thi đại học. Còn muốn bắt chước nước ngoài thì phải dạy như người ta trước đi đã. Thật buồn cười cho cái ngành giáo dục, một ngành mật độ bằng cấp cao nhất, vừa quăng ra quả bom kinh phí 34000 tỷ lại đưa ra tiếp cái phương án thi cử “trên giời”. Một chú bé sinh năm 1997, nickname là Tano Cần Thơ, đã gửi tâm thư cho Bộ trưởng Giáo dục tuyệt hay, hay đến nỗi em có thể thay ông Phạm Vũ Luận làm bộ trưởng được. Cứ làm theo ý em thôi thì ngành giáo dục cũng đã tốt lên nhiều!
Quay lại với dân chủ. Triết học Mác – Lê-nin có nguyên lý tập trung dân chủ. Nên có những vấn đề phức tạp, dân chủ không giải quyết được thì giải quyết bằng tập trung. Với những vấn đề phức tạp thì có khi độc tài sáng suốt sẽ tốt hơn là dân chủ hỗn loạn. Nhớ lại hồi tôi được giao cái đề tài mà hai mươi năm cả ngành nông dược VN không làm được, còn gây ra tai nạn chết người, vậy mà lúc thảo luận ai nói cũng hay, tôi mới cáu tiết tuyên bố: “Đây là công việc không ai làm được, giờ cơ quan đã giao cho tôi thì kệ mẹ tôi, tôi không cần bàn luận”! rất may là tôi làm được! Tất nhiên muốn “độc tài” như vậy thì phải có tài!
Các vấn nạn xã hội, các bài toán cuộc sống, cũng giống như các bài toán khoa học công nghệ, để giải được cần phải hiểu đúng như bác sĩ chẩn đoán bệnh đúng vậy. Với Nguyễn Trung, một vị cựu đại sứ, cựu trợ lý thủ tướng, lẽ ra phải “siêu”, nhưng trước hiện tượng Liên Xô tan rã, ông cũng không hiểu đúng bản chất vấn đề. Vậy mà ông và những người cùng “băng nhóm” vẫn cứ kiên trì đòi quyền làm chủ, nghĩa là đòi các nhà lãnh đạo làm theo ý sai của các ông, vậy kết quả sẽ dẫn đất nước tới đâu?

ĐÔNG LA
NGUYỄN TRUNG VÀ
“CHIẾN THẮNG” CỦA NỀN DÂN CHỦ?

Để viết loạt bài “Thời cơ vàng, hiểm họa đen” làm dậy sóng dư luận chính trị xã hội ngày nào, người viết cần phải có sự trải nghiệm cụ thể, khả năng diễn đạt và sự dũng cảm. Nguyễn Trung có cả những cái đó, bởi ông vừa ở trong guồng máy của thể chế vừa có khả năng văn chương. Sau đó ông còn cho ra bộ Tiểu thuyết Dòng đời đồ sộ và có tặng tôi. Dù đã có những dấu hiệu muốn “vượt rào” nhưng tất cả những điều ông viết, cả báo chí lẫn văn chương, vẫn ở trong ranh giới của phản biện, nên tôi đã rất nhiệt tình ủng hộ ông.

Tôi cũng đã viết một bài giới thiệu bộ Dòng đời một cách trang trọng khiến ông cảm động, đã viết thư cảm ơn. Tôi đã có chủ ý nhấn mạnh những ý tốt những mong lái ông theo con đường đúng đắn. Nhưng quả thật tôi đã luôn e ngại vì các mối quan hệ của ông. Ông gửi đăng nhiều ở trang có khuynh hướng chống đối là VIET-STUDIES của Trần Hữu Dũng, một tay “Việt cộng con”, con BS Trần Hữu Nghiệp từng là BS riêng của Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đã thành GS sống ở Mỹ và đã “thay máu”! Nguyễn Trung cũng là thành viên của cái viện IDS đã bị giải tán, gồm: Hoàng Tụy (Chủ tịch Hội đồng Viện), Nguyễn Quang A (Viện trưởng), Phạm Chi Lan (viện phó), Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Vũ Quốc Huy, Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Vũ Kim Hạnh, Phạm Duy Hiển, Huỳnh Sơn Phước. Nhiều người trong cái viện này và Nguyễn Trung về sau cũng có tên trong cái danh sách 72 vị “lật pháp” tai tiếng! Và như thế không còn phản biện phản biếc gì nữa, ông đã vượt qua cái ranh giới mong manh của phản biện!
Với khả năng chữ nghĩa ông viết rất nhiều, gần như là nhà lý luận chủ chốt của nhóm “lật pháp”. Về lý luận, so với đám Tai Ương (Tương Lai), Chi “Lươn” (Huệ Chi), Đằng “sát khí” (Lê Hiếu Đằng), Ngọc “tụt hố” (Nguyên Ngọc), v.v…, Nguyễn Trung thuộc một đẳng cấp khác. Ông biết rất nhiều, nhưng với tôi, tư duy ông còn hạn chế, không hiểu đúng, nên đã có nhiều quan điểm sai trái. Nguyễn Trung đã rất sai khi viết bài: Đừng xuyên tạc lịch sử để đưa những điều sai trái vào Dự thảo Hiến pháp [đăng trên Bọ xít (boxit)]. Ông đã cho các “dư luận viên trên mọi phương tiện truyền thông” của “lề phải” đã “xuyên tạc” khi họ viết:
Các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô Đông Âu cũ sở dĩ sụp đổ là vì đã phạm phải 3 sai lầm chết người: (1)phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, (2) xóa vai trò lãnh đạo của Đảng, (3)phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang”. Bởi ông cho: “Đơn giản là họ bị các lực lượng dân chủ của nhân dân nước mình đánh bại; mặc dù vào thời điểm sụp đổ, hiến pháp và điều lệ các đảng cộng sản cầm quyền ở những nước này vẫn còn quyên vẹn”.
Viết vậy, thực chất mục đích của ông là để biện hộ cho những ý của mình trong việc góp ý thay đổi Hiến Pháp thể hiện trong bài Hiến Pháp và những sự bất cập của Dự thảo sửa đổi đăng trên viet-studies.info/ của Trần Hữu Dũng:
- Trong hệ thống nhà nước pháp quyền không thể có “đảng lãnh đạo” như là một bộ phận cấu thành của hệ thống quyền lực nhà nước.
- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân không thừa nhận bất kỳ thứ chủ nghĩa nào.
- mọi công cụ chuyên chính của nhà nước như quân đội, công an, những công cụ chuyên chính khác không phải là công cụ của bất kỳ đảng phái chính trị nào ngoài nhà nước pháp quyền và nhân dân.
 Ông cho: “Thực tiễn của Việt Nam cho thấy, thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất và chịu sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng tất yếu dẫn đến “đảng hóa””
Như vậy với tư duy của một con mọt sách, một tín đồ, muốn theo khuôn mẫu giáo lý “Nhà nước pháp quyền”, ông đã từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng, từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tách các các lực lượng sức mạnh ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Đây là những vấn đề rất lớn, tôi đã bàn rải rác nhiều trong các bài viết, rất có thể sẽ bàn chi tiết thêm một lần nữa với Nguyễn Trung. Còn bài này tôi muốn bàn riêng ý của Nguyễn Trung về sự tan rã của Liên Xô. Xin quý vị lưu ý cho, tôi dùng chữ “tan rã” chứ không dùng chữ “sụp đổ” vì chữ “tan rã” đúng hơn. Liên Xô, một đất nước vĩ đại, phát triển hơn ta rất nhiều, vững mạnh hơn ta rất nhiều, nhưng đã vỡ tan tành trong chớp mắt, nên hiểu được đúng đắn bản chất của hiện tượng đó sẽ rút ra được những bài học rất quý giá cho đất nước ta trong những ngày hôm nay.
Viết như trên Nguyễn Trung đã cho sự tan rã của Liên Xô không phải do thay đổi Hiến pháp mà do “Đơn giản là họ bị các lực lượng dân chủ của nhân dân nước mình đánh bại”!
Việc Nguyễn Trung cho Liên Xô tan rã khi Hiến Pháp còn nguyên vẹn là đúng, nhưng cho sự tan rã của Liên Xô là do chiến thắng của nền dân chủ xem chừng chính Nguyễn Trung đã “xuyên tạc”! Bởi sự tan rã của Liên Xô ngoài những nguyên nhân sâu xa về lý luận, về thực tiễn, nguyên nhân cụ thể nhất chính là do Goóc-ba-chốp đã bị Enxin đánh bại.
Mối quan hệ của Gooc-ba-chov và Enxin là mắt xích cuối cùng của công tác tổ chức cán bộ sai lầm ở Liên Xô, đã trực tiếp làm tan rã đất nước này. Nó là một mối quan hệ định mệnh. Nói theo Đạo Phật, Enxin chính là nghiệp chướng, là quả báo đối với Gooc-ba-chov. Trong một cuộc phỏng vấn, Gooc-ba-chov nói: “Nếu không có Gooc-ba-chov thì Enxin ở đâu? Ai mà biết, có thể bây giờ ông ta vẫn còn lãnh đạo đảng bộ tỉnh Sverlovsk cũng nên?! Ông ta cũng chơi trò hạ uy tín của tổng thống, cũng làm cho con thuyền chao đảo”.
Còn Enxin đối với Goóc-ba-chov thì đúng là một người khi hạ thì đội khi thượng thì đạp.
Theo Tướng Korzhakov, một người từng làm vệ sĩ cho Enxin rồi trở thành chỉ huy lực lượng bảo vệ của ông ta khi trở thành Tổng thống Nga, trong cuốn tự truyện Boris Yeltsin: Từ bình minh tới hoàng hôn (antgct.cand.com.vn/), đã viết:
“… Yeltsin bao giờ cũng chạy như bay tới khi nghe thấy chuông kêu từ máy nối thẳng với Tổng Bí thư, dù đang làm việc gì cũng bỏ ngay. Hãy thử tưởng tượng nhé: cuộc họp đang diễn ra cạnh bàn, chúng tôi ngồi ở một góc và bất ngờ chuông điện thoại vang lên. Ghế của ông ấy bị xô đổ ngay vì ông ấy nhảy dựng lên để chạy ra chỗ để máy... Và chúng tôi chỉ nghe thấy liên hồi: “Dạ vâng ạ, thưa Mikhail Sergeyevich, dạ vâng ạ…”. Ông ấy thậm chí không dùng từ “đồng chí” với Gorbachev mà lúc nào cũng gọi một cách trịnh trọng “Mikhail Sergeyevich”. Và cẩn thận lựa chọn từng từ để nói…”.
Trước đó, Enxin đã được gọi lên Moskva bởi Gooc-ba-chov cùng Li-ga-chov, những người tin tưởng Enxin sẽ trở thành "người đằng mình"; rồi được chỉ định vào Bộ chính trị, kiêm chức "Thị trưởng", Bí thư thứ nhất Mátxcơva.
Nhưng với bản chất chống đối, sau đó Enxin đã bị cách chức Bí thư thứ nhất Mátxcơva, từng định tự sát, rồi khi bình tâm lại, đã sắp đặt kế hoạch trả thù Gooc-ba-chov. Khi phục hồi chức vụ, Enxin bắt đầu chỉ trích mạnh mẽ Gooc-ba-chov. Còn Gooc-ba-chov, từ khi nắm quyền lực năm 1985, đã thực hiện perestroikaglasnost, đã tạo điều kiện cho sự ly khai của chủ nghĩa quốc gia từ phía những sắc tộc không Nga ở Liên Xô. Chính vì thế, một Ủy ban gồm chủ tịch KGB Vladimir Kryuchkov, Bộ trưởng Nội vụ Boris Pugo, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitriy Yazov, và Thủ tướng Valentin Pavlov, 19-22 tháng 8, 1991, đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chov.
Với Enxin, cuộc đảo chính đã tạo ra một cơ hội ngàn vàng. Trên tháp pháo một chiếc xe tăng của quân đội đang bao vây Nhà Trắng Nga (trụ sở Xô viết tối cao), ông ta đã đọc một bài diễn văn gây được ấn tượng rất mạnh, đã được đám đông ủng hộ, làm cho cuộc đảo chính thất bại. Như vậy Gooc-ba-chov đã được chính Enxin giải cứu, nhưng thật trớ trêu, ông ta lại trở thành “tù binh” của Enxin.  Sau cuộc đảo chính, Chính phủ Nga dần kiểm soát toàn bộ Chính phủ Liên bang. Enxin đã đi gặp tổng thống Ukraina Kravchuk và lãnh đạo Belarus Shushkevich, rồi cả ba đã đồng ý tuyên bố giải tán Liên Xô. Ngày 24 tháng 12, Liên bang Nga nắm ghế của Liên xô tại Liên hiệp quốc. Hôm sau, Tổng thống Gooc-ba-chov từ chức và Liên bang Xô viết chấm dứt tồn tại!
Như vậy, sự tan rã của Liên Xô xuất phát từ sai lầm của Gooc-ba-chov tạo tiền đề cho sự ly khai và Enxin đã nắm được thời cơ để trở thành Tổng thống Nga. Vậy thắng lợi đó chính là thắng lợi của Enxin trước Gooc-ba-chov. Chính quần chúng đã giúp Enxin giành thắng lợi, nhưng thành quả của chiến thắng lại không thuộc về họ mà thuộc về sự liên minh giữa quyền lực và Maphia. Theo Tướng Korzhakov, cũng trong cuốn tự truyện về Enxin nói trên, viết:
“… cánh của Chubais đã dùng các hộp giấy này để đựng những tập dollars mà họ biển thủ từ ngân quỹ nhà nước. Chứ chúng tôi thì đã mang đầy đủ những khoản tiền mà các chủ ngân hàng và các doanh nhân góp cho chiến dịch vận động tranh cử theo đúng chức năng của nó. Rồi sau đó, ủy ban vận động tranh cử mới quyết định mang cho ai bao nhiêu…
Yeltsin đã đắc cử Tổng thống nhưng ông ấy không còn tẹo sức nào để lãnh đạo đất nước và vì thế mới quyết định đưa Chubais lên làm Chánh Văn phòng Tổng thống…
Càng về sau thì ông Yeltsin càng chỉ như con rối trong tay “Gia đình”, Chubais, Yumashev… Và sau đó nữa, trong tay Berezovsky cũng như nhiều kẻ khác nữa, chứ không tự mình lãnh đạo…
Sau khi LX tan rã, người dân Nga phải chịu đựng một sự hỗn loạn, một cuộc khủng hoàng kinh tế và chính trị khi chính phủ không thể trả nổi các khoản nợ, gây ra tình trạng hoảng loạn trên các thị trường tài chính, khiến đồng rúp mất giá. Enxin bị mất uy tín, đã bị buộc nhiều tội vi hiến, nhất là việc ký kết thoả thuận giải tán Liên bang Xô viết. Nhưng nhờ phe cánh đông nên thoát được một tiến trình luận tội tại Duma. Giai đoạn cuối, ông ta nổi tiếng là người bốc đồng trong việc cách chức và cải tổ bộ máy nhà nước. Tỷ lệ ủng hộ ông ta giảm xuống chỉ còn 5% . Con gái là Tatyana đã phải thuyết phục ông ta từ chức vào ngày 31- 12-1999. Dường như để sửa sai, Enxin đã chọn Putin, một người ngược với mình hoàn toàn, để trao quyền. Còn nếu một người như Enxin nữa tiếp tục trị vì thì không biết Nước Nga sẽ như thế nào?
Tướng Korzhakov viết: “Sau thất bại của chính biến (tháng 8/1991), Yeltsin đã hứa với mọi người: “Sau một năm tất cả sẽ được sống  ngon lành. Mức lương sẽ cao và thực phẩm sẽ thừa thãi – tủ lạnh nhà ai cũng sẽ lặc lè”. Than ôi, không lời hứa nào của ông ấy trở thành hiện thực cả…”. Thực tế dân Nga đã bị cướp bóc bởi tài sản quốc dân đã bị những kẻ có quyền, có công đập vỡ Liên Xô chia nhau. Tầng lớp từng được hưởng đặc quyền dưới thời Gooc-ba-chov cũng được hợp pháp hóa tài sản bởi một chế độ mới thích hợp là CNTB. Chính vì thế Nhà kinh tế học người Mỹ David Code đã có một câu nói nổi tiếng: Đảng CS Liên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ của chính mình! 
IVAN DERANVIN trong bài Tôi hạnh phúc vì đã sống ở Liên bang Xô viết (lược dịch của KICHBU), viết:
Tôi đã sống phần lớn cuộc đời với tư cách của một công dân Liên bang Xô viết. … Điều đầu tiên hiện lên trong đầu: đó là một cuộc sống vô tư và tươi sáng. Không phải là thiên đường, mà gần gũi với mọi con người chúng ta. Bạn không phải lo thất nghiệp và bần cùng, không có những kẻ tài phiệt… Không có người mất tích và bị bán ra nước ngoài… Người ta đang tìm cách để che giấu những vụ giết người, điều giờ đây xảy ra hàng ngày… cháu giết bà vì lương hưu, mẹ ném con còn bú sữa qua cửa sổ giữa mùa đông lạnh giá, bố hãm hiếp con gái nhỏ tuổi của mình… đối với tôi, và tôi tin chắc, đối với hàng chục triệu những người đồng hương của tôi, chủ nghĩa xã hội đã và đang là biểu trưng của xã hội thịnh vượng, bình đẳng và bác ái khi người với người là bạn và đồng chí… đối lập hoàn toàn với cái mà hiện nay con người đang phải chịu đựng ở nước Nga mới, mà trong đó con người buộc phải sống theo các quy luật của rừng rú, nơi mà chỉ người mạnh nhất sống được… Gaidar, tác giả của những cải cách kinh tế, khi nghe nói rằng có người đã chết đói vì các cải cách của mình, đã thản nhiên nhận xét rằng việc người ta chết dần chết hồi là hiện tượng tự nhiên trong thời đại của các cuộc cải tạo. Ông ta bình luận hả hê rằng không còn phải chờ đợi lâu nữa khi những kẻ ốm yếu cuối cùng, ngụ ý nói những người già cả và những người không có khả năng thích ứng với kinh doanh, đều sẽ chết hết… Và chính Chubais, tác giả của vụ các áp-phe trắng trợn với bọn tài phiệt cũng khẳng định điều này bằng câu hỏi của mình: "Nếu chúng ta không thể nuôi được, thì chúng ta có cần đến sự tồn tại của những người như thế?". Thay vì ngồi tù hoặc bị treo cổ, Chubais đã được chỉ định là người đứng đầu tập đoàn năng lượng lớn nhất đất nước!”
Như vậy, sự tan rã của Liên Xô không phải như ý Nguyễn Trung:
Giả thử các đảng này lúc ấy được ai cố vấn và muốn cố thực hiện “3 sai lầm chết người” này để cứu vãn tình hình – như các cây lý luận của mặt trận dư luận viên biện bạch, chắc cũng không kịp. Đơn giản là hệ thống chế độ chính trị cũ của những nước này cuối cùng đã bị phong trào dân chủ của nhân dân nước họ thay thế nhanh quá, bằng những biện pháp hòa bình”.
Mà chính là sự thất bại của nền dân chủ. Người dân không những không được hưởng gì mà phải chịu đựng cái nền “dân chủ” quái đản của Enxin!
TPHCM
2-9-2013
ĐÔNG LA