Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

PHẠM LUẬT TRONG VIỆC ĐÀO MỘ LIỆT SĨ Ở BÌNH PHƯỚC

Lại nằm mơ gặp nữ thần:
- Xin người nói rõ hơn chuyện máy bay rơi được không ạ?
- Ta có phép thần thông nhưng anh không có thiên nhĩ thông nên ta nói anh cũng không nghe được. Nên ta phải dùng cái điện thoại của cõi phàm trần. Mà nói điện thoại thì không tiện nói hết. Hiện anh là người hiểu biết nhất nước Việt Nam mà không hiểu sao? Ta nói ra không chứng cớ thì ai tin? Trong khi bọn xấu nó nhân danh nhà nước đang xúc phạm cả thần thánh. Ta là thánh thì có sợ gì,   chỉ xót thương cho những kẻ vô minh gây tội sẽ phải chịu quả báo và xót thương cho cả cái đất nước này nữa. Đừng nghĩ đất nước thì không chịu quả báo nhé! Thiên tai, địch họa, máy bay rơi là quả báo đấy! Anh chỉ cần biết máy bay không bị rơi do hư hỏng là được rồi. Hành khách vẫn còn. Anh cứ viết ra để thân nhân họ yên tâm. Thế thôi!
Chợt có tiếng điện thoại không phải trong mơ mà là thực đã đánh thức tôi. Một đệ tử của cô Hòa gọi điện báo Báo Cựu Chiến binh Việt Nam đăng tin việc phạm pháp khi đập phá mộ liệt sĩ ở Bình Phước mà tôi đã viết:
       

PHẠM LUẬT TRONG VIỆC

ĐÀO MỘ LIỆT SĨ Ở BÌNH PHƯỚC

    Cập nhật: 13/03/2014 04:20

(CCBVN) Cựu chiến binh Cấn Văn Hành, trú tại Thôn Sơn Lang, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vừa gửi đến báo Cựu Chiến binh Việt Nam đơn kêu cứu.
Trong đơn ông uất ức phản ánh ông Trần Đại Kỳ - Phó chánh thanh tra sở Lao động TBXH tỉnh Bình Phước cùng Tổ xác minh tố cáo của sở Lao động TBXH tỉnh có hành vi cố tình tổ chức đào mộ liệt sĩ Cấn Văn Học - anh trai của ông - tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Ông Cấn Văn Hành viết: “Ngày 14/2/2014 tôi được mời đến UBND xã Phú Sơn làm việc. Đến đây tôi được giới thiệu làm việc với Tổ xác minh tố cáo do ông Trần Đại Kỳ làm tổ trưởng. Ông Kỳ nói: “Có đơn tố cáo của công dân nói chú làm giả di vật liệt sĩ”. Ông đưa ra chiếc binh toong hỏi có phải là do tôi khắc tên làm giả di vật không? Tôi khẳng định không bao giờ làm giả và đây không phải binh toong của anh tôi. Nó khác rất nhiều. Tôi nói rõ với tổ, về cái binh toong của anh tôi do bà con làm rẫy tìm được đưa cho tôi. Trong tổ hỏi một vài việc nữa, tôi đều khẳng định rõ. Nếu sai tôi chịu hình phạt tử hình. Biên bản được lập với đủ các chữ ký. Tôi ra về không ai nói gì khác. Đến chiều 17/2 ông Kỳ điện bảo tôi sáng thứ ba đến phòng làm việc. Đúng hẹn, sáng 18/2, tôi lên phòng, mang các giấy tờ, tư liệu về việc tìm hài cốt liệt sĩ. Ông Kỳ nói: “Hôm nay chúng tôi có quyết định của tỉnh, khai quật mộ liệt sĩ Cấn Văn Học lên kiểm tra”. Tôi phản ứng, không chịu. Ông Kỳ nói: “Chú không đồng ý, cháu cũng làm theo lệnh”. Ông Kỳ cầm tờ quyết định ra, tôi đề nghị xem, ông giật lại không cho, nói: “Quyết định này không gửi cho chú”. Thật là ngang trái, khai quật mộ người nhà tôi mà không cho tôi xem quyết định. Tôi trở về nhà uất ức, rất thương anh tôi nên khóc ầm lên. Cô Nguyễn Thị Tuấn(cùng đoàn tìm hài cốt của tôi) khuyên tôi nên ra nghĩa trang xem họ làm gì. Tôi đau buồn nên không thể ra được. Cô ấy đành phóng xe máy đi. Đến nơi cô ấy thấy mọi người dỡ tung mộ anh Học, cô ấy liền lấy máy di động ra quay để đem về cho tôi biết. Sau đó một nhóm người giằng co làm cô ấy ngã vật xuống để lấy máy điện thoại. Cô ấy nói nếu các anh làm đàng hoàng, không mờ ám thì sao lại không cho tôi quay ?
Về ngôi mộ này, năm 2012 gia đình tôi được cô Vũ Thị Hòa chỉ giúp nên tìm được hài cốt anh tôi tại huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, bộ hài cốt có di vật là lọ thủy tinh Penixilin. Sau đó Trung tá Khuất Duy Chính – Chính trị viên phó huyện Xuyên Mộc - đã ký giấy xác nhận cho tôi đưa hài cốt anh Học về Bù Đăng. Trên đường về, tôi xin ý kiến ông Hồ Đức Anh (Phòng Lao động TBXH huyện). Ông Đức Anh nói: Chú cứ đưa hài cốt liệt sĩ về nhà hoặc nhà chờ của nghĩa trang, khi nào huyện có ý kiến thì mai táng. Một tuần sau, huyện báo đã đào, xây huyệt cho liệt sĩ Học, mời gia đình đến kiểm tra. Sau đó huyện tổ chức truy điệu có đủ các cơ quan, ban ngành dự. Tôi được nhận 2 triệu đồng để lo xây hoàn chỉnh mộ anh Học trong nghĩa trang liệt sĩ Bù Đăng. Thế mà bây giờ họ ngang nhiên đào lên, thật đau đớn cho anh tôi.”
Chúng tôi nhận thấy trong việc này sở Lao động TBXH tỉnh Bình Phước có những sai phạm sau: Chỉ nghe tố giác của công dân(một phía), không điều tra kỹ đã khai quật mộ liệt sĩ. Thành phần Tổ khai quật chưa đủ điều kiện, chỉ là người của sở, không có cơ quan công an, pháp y…Nghiêm trọng nhất là không có thân nhân liệt sĩ – không được thân nhân liệt sĩ chấp nhận. Việc khai quật mộ chỉ được phép khi đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, được Viện Kiểm sát phê chuẩn vì thấy thật cần thiết để tìm chứng cứ trong mộ. Khi đó cấp có thẩm quyền lập ra Đội khai quật, có đại diện cơ quan điều tra, pháp y, thân nhân người dưới mộ…
Qua ông Hành, được biết ông Kỳ cùng Tổ xác minh đã đào mộ, bới tung phần hài cốt liệt sĩ bọc trong tăng (của bộ đội năm xưa) rồi gói lại mang về. Ông Kỳ đã mang hài cốt liệt sĩ Cấn Văn Học đi đâu ? Đây là điều tối kỵ về tâm linh, gây bức xúc, đau đớn cho thân nhân liệt sĩ. Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự thì người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.
Thiết nghĩ lãnh đạo sở Lao động TBXH tỉnh Bình Phước sớm xem xét lại việc làm này để có biện pháp khắc phục ngay. Đồng thời cơ quan điều tra, bảo vệ pháp luật tỉnh Bình Phước cần quan tâm điều tra giải quyết ngay để bảo vệ quyền lợi chính đáng của liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ . Chúng tôi được biết thân nhân liệt sỹ Cấn Văn Học đã gửi đơn tố cáo đến Công an tỉnh Bình Phước và kiện lên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước.
Bùi Đức Hạnh