VỤ MÁY BAY MẤT TÍCH-SAU NHỮNG TUYÊN BỐ
CHẮC NHƯ ĐINH ĐÓNG CỘT
Dư luận những ngày hôm nay nổi lên
sau vụ phà Sewol chìm ở phía nam Hàn Quốc hôm 16/4 khiến hơn 300 người, trong
đó hầu hết là học sinh của Ansan, chết hoặc mất tích, đồng thời nó cũng làm
chìm đi cái vụ tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích.
Nhưng chỉ là tạm thời thôi vì chưa
có kết quả cuối cùng, thân nhân của các hành khách trên chuyến bay vẫn từng
giây từng phút trông chờ vụ tìm kiếm có quy mô chưa từng có trong lịch sử tai
nạn hàng không quốc tế.
Cô Vũ thị Hòa mấy ngày nay rất buồn.
Cô buồn vì mọi người chưa hiểu sâu sắc chữ tham, sân, si nên cho việc cô viết
thư tố cáo gởi cho ông PTT Vũ Đức Đam là còn “sân”. Mọi người không hiểu rằng
việc ngăn chặn cái ác thì không phải là “sân”. Cô cũng buồn vì các đệ thân
thiết với cô đã cho cô là nóng tính. Họ không hiểu đó chính là thái độ cần
thiết của cô, tùy theo mức độ, trước những gì mà bất kể ai, kể cả đệ tử thân
thiết của cô, có những lời nói, việc làm sai trái. Dù vậy cô vẫn rất quan
tâm đến những vấn đề thời sự nóng bỏng. Nên cách đây vài ngày cô lại gọi cho
tôi:
-Anh Đông La ơi, khổ quá cái máy bay
có rơi xuống biển đâu. Lúc nào em chú ý là em thấy nó đậu ở trên mặt đất ngay
trước mắt em đây này. Vậy mà người ta cứ tìm kiếm ở biển tốn kém biết bao là
công sức, tiền của. Nào là thấy mảnh vỡ rồi, nào là nghe thấy cái tiếng ping gì
đấy rồi, vậy mà có thấy gì đâu? Anh lại viết lên cho mọi người hiểu nhé, đừng
tìm kiếm ở biển làm gì mất công vô ích.
Tôi trả lời cô là để vài ngày nữa
tôi sẽ viết theo ý cô, còn tôi đang bận viết một bài vế chính trị để “bảo vệ
đất nước”.
-Thế thì anh viết bài “bảo vệ đất
nước” đi. Em cũng rất thích nghe đọc những bài ấy của anh.
-Thôi cô nghe làm gì những lý sự rắc
rối của đường trần bụi bặm.
-Không, em phải nghe để biết chứ.
Có thể có rất nhiều bạn đọc đặt câu
hỏi, mà cũng đã có không ít người đã nói trực tiếp với cô, cô thấy chiếc máy
bay ở trên mặt đất thì nó ở đâu sao cô không chỉ ra đi? Cô đã nói với tôi rằng,
từng có 3 vụ lớn tìm mộ liệt sĩ cô đều được mời ở Mây Tầu, Xuyên Mộc; Nhà lao
Tân Hiệp, Biên Hòa; Cần Lê Tây Ninh, nhưng rồi lời nói gió bay, tự dưng cô được
mời lại hóa ra thành bị vu cáo. Nên với chiếc máy bay mất tích lần này, muốn cô
giúp phải có công văn cụ thể của Chính phủ mời đích danh cô, cô sẽ giúp. Cô còn
cam đoan, nếu cô nói sai sẽ sẵn sàng vào tù!
***
Nhớ lại qua quá trình tìm kiếm chiếc
máy bay. Ngay từ đầu phía Việt Nam
cũng tích cực tham gia dưới sự chỉ đạo của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham
mưu trưởng QĐNDVN. Đến nay có đến gần 30 nước đã tham gia tìm kiếm chiếc máy
bay mất tích với tất cả phương tiện tối tân nhất nhưng vẫn chưa thấy gì cả.
Cuộc tìm kiếm sôi động nhất là ở
vùng biển do việc xác định vị trí cuối cùng của chiếc MH370 bởi Công ty vệ tinh
Inmarsat của Anh. Từ phân tích các tín hiệu ping yếu ớt được ghi nhận hàng giờ
từ MH370. Bằng cách ứng dụng hiệu ứng Doppler, là sự thay đổi tần số của bước
sóng bởi chuyển động đối với một vị trí quan sát, họ đã xác định chiếc phi cơ
có thể có hai hướng bay, hoặc về phía Bắc, đi qua khu vực Trung Á hoặc một
đường bay hướng xuống phía Nam, qua Ấn Độ Dương. Rồi không hiểu sao họ lại
khẳng định máy bay chỉ có thể bay về phía Nam. Từ kết quả chưa hoàn toàn chắc
chắn này, ông Thủ tướng Malaysia Najib Razak, đã tuyên bố "Với nỗi buồn vô
hạn và niềm cảm thương sâu sắc, tôi xin được thông báo rằng chuyến bay MH370 đã kết thúc ở Nam
Ấn Độ dương". Rồi ông Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng cho biết:
"Một loạt bằng chứng cho thấy máy bay đã lạc đường ở phía Nam Ấn Độ
Dương."
Chính vì thế cuộc tìm kiếm đã diễn
ra trên một vùng biển có diện tích tương đương Na Uy ở Nam Ấn Độ Dương, cách Perth 1.850 km về phía Tây. Họ dùng máy bay
tuần tra hàng hải, máy bay chiến đấu, tàu khu trục nhỏ và tàu ngầm cùng các
thiết bị tối tân khác để xác định vị trí của chiếc phi cơ mất tích.
Đó là việc dùng ROV (Remotely
operated underwater vehicle) là thiết bị không người lái dùng cho công nghiệp
khai thác dầu khí ngoài khơi, được trang bị máy quay, hệ thống ánh sáng, thiết
bị định vị vật dưới nước, từ kế, máy đo nhiệt độ dưới nước, có thể quét một khu
vực rộng lớn dưới đáy biển để tìm ra các vật bằng kim loại.
Hải quân Mỹ cũng gởi đến thiết bị dò
tìm tự động Bluefin 21 có thể hoạt động dưới độ sâu lên tới 20.000 ft (6.060
m), trong khi khu vực dò tìm mà Australia
lúc đầu chỉ sâu khoảng 3.000-4000m. Nó có thể thu về hình ảnh có độ phân giải
cao dưới đáy đại dương và hoạt động trong khoảng thời gian lên tới 25 giờ đồng
hồ. Thiết bị này trông giống như một quả ngư lôi, có tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ.
Với một loạt những lời phỏng đoán
chắc như đinh đóng cột, tưởng chỉ ngay ngày mai là sẽ tìm thấy xác chiếc máy
bay, nhưng rồi chúng lại liên tục hóa thành nỗi thất vọng. Từ các vật thể mà
máy bay phát hiện trôi nổi cho là mảnh vỡ xác chiếc may bay xấu số nhưng cuối
cùng đều được xác định là rác. "Đại dương giống như một nồi súp sệt của đồ
nhựa, lổn nhổn những mảnh vật thể giống vụn bánh mì", thuyền trưởng
Charles Moore, một nhà hoạt động về môi trường nổi tiếng ở Los Angeles, Mỹ, nói. Rồi cuộc tìm kiếm
có lúc tập trung vào một khu vực có phát hiện tiếng ping được cho là từ hộp đen
của máy bay mất tích, nhưng rồi người đứng đầu đội tìm kiếm quốc tế cho hay,
tín hiệu âm thanh cuối cùng mà họ thu được không liên quan tới máy bay mất tích
cả.
Trước những sự việc trên cô Hòa đều
gọi điện thoại cho tôi, cô cười bảo sẽ không thấy gì đâu, vì máy bay có rơi
xuống biển đâu mà tìm thấy. Cô cũng thường nói với những người gần cận cô như
thế.
Nhớ lại tin tôi đã đưa “sau 2
ngày khi có tin máy bay bị rơi cô đã thiền thấy: "máy bay không rơi do bị
hỏng mà bị khống chế hạ cánh". Cô đã quán chiếu trong trạng thái thiền
(như Đức Phật đạt lục thông), cô thấy máy bay cất cánh một khoảng thời gian thì
có khoảng chục người trên máy bay đã khống chế toàn bộ nhân viên an ninh, tiếp
viên và chiếm buồng lái, ép phi công hạ cánh”. Vì thế tôi cũng
đã viết: “Các nhà chức trách của Malaysia và các nước đang tích cực tìm kiếm
cần chú ý đến khả năng siêu phàm của con người, cần tận dụng mọi khả năng, kẻo
tốn tiền, phí công và … thất bại”.
Tôi cũng nhắn tin fb cho Võ Khánh
Linh và Tường Hưng như là người làm chứng:
***
Tôi cũng đã viết nhiều lần, tất cả
nỗ lực của tôi viết về lĩnh vực này không vì bất kỳ một tư lợi nào cả, chỉ muốn
nói rằng thần thánh là có thật, thế giới linh thiêng là có thật, luật nhân quả
là có thật, luân hồi quả báo là có thật. Còn nếu gọi vụ tìm kiếm chiếc máy bay
mất tích giữa cô Vũ Thị Hòa và toàn bộ lực lượng tìm kiếm đa quốc gia là một
cuộc đua thì cô đã về đích trước rất sớm!
28-4-2014
ĐÔNG LA