Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Người lính trên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập


Người lính trên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Ông Đoàn Sỹ Nguyên, một trong bốn người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc tung cánh cửa, tiến vào Dinh Độc Lập năm 1975, , đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975.
Gặp người lính trên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập - 1
Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên sau giây phút xe tăng 390 húc đổ công Dinh Độc Lập.
Kể về giây phút đó, ông Nguyên nói: “Lúc đó, chúng tớ đang trong tinh thần tiến lên đánh giặc chứ không nghĩ là mình có may mắn ấy. Lúc chiếm Dinh xong, một lính ngụy còn nói với tớ: ‘Điện trên cổng mà không cắt thì hôm nay là ngày giỗ của các ông rồi'”.
Đơn vị ông bắt đầu chiến dịch giải phóng miền Nam từ 15/3, hành quân đánh xuống núi Bông, núi Nghệ. Ngày 25/3, xe tăng của đơn vị ông đã lăn xích trong thành Nội, Huế. Ngày 29/3, đơn vị vượt đèo giải phóng Đà Nẵng. Đặc biệt, ngày 29/4, đơn vị ông đánh vào căn cứ Nước Trong, nơi quân địch chống cự rất mạnh với hơn 1.000 lính Tăng thiết giáp, rất nhiều bộ binh và xe tăng bọc thép M113. Đơn vị ông không nao núng mà thốt lên: “Đánh xe tăng thì còn gì nữa”. Trong trận đánh quyết liệt này, bằng kinh nghiệm, ông Nguyên đã mở chóp đầu đạn ra trước khi khai hỏa. Như thế, đạn chỉ cần chạm vào lá cây là nổ ngay, gây ra nhiều mảnh vỡ sát thương quân địch phía dưới tán và cũng phá vỡ bẫy ngụy trang của địch. Trận chiến kết thúc với chiến thắng của quân ta.
Gặp người lính trên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập - 2
 Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử chiếc tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập
Con trai ông, khi còn là cậu học sinh lớp 5 đã cãi nhau với bạn về chiếc xe tăng 390 đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Nhưng do một sự nhầm lẫn, sách lịch sử lại ghi đó là chiếc tăng 843. Ông Nguyên nói: “Ban đầu mình cũng buồn nhưng suốt 20 năm sau đó, mình không hề đấu tranh đòi quyền lợi gì. Chiến tranh đã quá khủng khiếp và nhiều người còn có công lao to lớn hơn mình nhiều”.
“Nhiều người bảo mình dốt thế, còn ngu nữa. Nhưng kệ chứ, mình luôn hài lòng với những gì mình có”, người lính tóc đã điểm bạc bất ngờ cười lớn, đầy vẻ lạc quan như anh lính trẻ độc thân, tếu táo mấy chục năm về trước.
Gặp người lính trên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập - 3
Pháo thủ số 1 trên chiếc tăng 390 sau chiến tranh là anh lái xe lam kiếm tiền nuôi gia đình
Ông Nguyên cho biết, ông và 3 người đồng đội trên chiếc tăng 390 hiện giờ dù mỗi người một khó khăn nhưng đều hạnh phúc khi nghĩ về quãng thời gian chiến đấu gian khổ đó. Sau chiến tranh, mỗi người một cuộc sống. Riêng ông Nguyên còn tiếp tục chiến đấu tới năm 1979 ở Lạng Sơn, sau đó về quê xây dựng cuộc sống. Thời điểm đó ai cũng bỡ ngỡ với cuộc sống mới, đặc biệt là người lính. Ông phải đi bốc vác cho một công ty, lúc nào trên vai ông cũng là những bao hàng nặng 70kg tới 1 tạ. Người lính năm nào còn chạy cả xe lam để kiếm sống.
Gặp người lính trên chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập - 4
Ông Ngô Sỹ Nguyên ngày nay
Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, ông Ngô Sỹ Nguyên thuộc Đại đội tăng 4, Tiểu đoàn tăng 1, Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.
Xe tăng 390 gồm có lái xe là Trung sĩ Nguyễn Văn Tập; pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên (Trung sĩ); Phó Đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng (Thiếu úy, lên thay pháo thủ số 2 bị thương) và ông Toàn là trung úy, chính trị viên đại đội.
Chiếc xe tăng này đã làm nên giây phút lịch sử khi là xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập. Tuy nhiên, phải tới 20 năm sau, tức năm 1995, chi tiết này mới được nữ nhà báo Pháp chứng minh bằng những hình ảnh tư liệu của mình.
Trước đó, chiếc tăng 843 được cho là chiếc xe đầu tiên làm nên giây phút lịch sử đó.
 Lược theo Mai Tân (Khampha.vn)