Hôm
nay tôi tổng thuật lại vụ quy tập ở Cần Lê, một vụ có nhiều điều làm chấn
động dư luận. Với Thu Uyên, cô ta cũng lấy vụ này làm chứng cứ lên án cô Vũ
Thị Hòa.
Thu
Uyên cần phải biết, chịu trách nhiệm pháp lý trong vụ này chính là các đơn vị
quy tập, tức QĐ4 và Trung tâm của Tướng Doanh. Nên nếu nói vụ này lừa đảo thì
chính là nói QĐ4 và Trung tâm của Tướng Doanh là lừa đảo. Còn cô Vũ Thị Hòa
như thế nào, đúng sai ra sao, lừa đảo hay không phụ thuộc vào mối quan hệ
giữa cô và các đơn vị quy tập. Thực tế những người trực tiếp nhờ cô đều phải
bái phục, công nhận cô đúng, sao con Thu Uyên mù điếc ở ngoài lại nói cô lừa
đảo? Tôi nói nó cố tình vu khống là vì thế, nói nó ngu như lợn và lưu manh,
độc ác cũng vì thế!
ĐÔNG LA
|
TỔNG THUẬT VỤ QUY TẬP Ở CẦN LÊ
Vào ngày 27, 28 tháng 4 năm 2013, có
một vụ quy tập khá quy mô và rầm rộ hài cốt các liệt sĩ đã hy sinh tại trận
đánh căn cứ biệt kích Cần Lê thuộc huyện Tân Biên, Tây Ninh, được tổ chức bởi
Trung tâm Thông tin tìm kiếm HCLS thuộc Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam
phối hợp với Quân đoàn 4, dưới sự chỉ dẫn của cô Vũ Thị Hòa.
Từ 9- 1995, một cựu chiến binh Mỹ
thuộc US Army Special Forces từng đóng ở Tống Lê Chân báo cho Đại sứ của ta ở
Mỹ và mẫu thông tin (Veterans Initiative Information Form) viết: “có một chỗ
chôn lấp (100-150 xác) tại Tống Lê Chân (Burial site, 100-150 bodies, in
Tong Le Chon area), ngày 7-8-1967, thộc Tỉnh Bình Long, của bộ đội Bắc Việt”.
Đại tá Nguyễn Sĩ Động, nguyên Tham
mưu trưởng Trung đoàn 165, trung đoàn đánh trận trên, cho biết: “Đại sứ gửi
(thông tin) cho quân khu 7, đưa về Tây Ninh tìm suốt mà không thấy. Đến năm
2010… Tôi đã đưa một gia đình vào Sư đoàn 7 gặp, bắt đầu chính thức đặt vấn đề.
Năm 2012, gửi thư cho Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông chỉ đạo tiến hành nhưng
chưa tìm thấy” (Theo http://vov.vn/).
Tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Phó
Tư lệnh Chính trị Mặt trận 479, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị, Bí thư Đảng ủy
Quân đoàn 4, hiện là Giám đốc Trung tâm Thông tin tìm kiếm HCLS thuộc Hội Hỗ trợ
gia đình Liệt sĩ Việt Nam đã cùng các CCB đi kháo sát tại thực địa, vẽ thành sơ
đồ. Nhưng nơi chiến trường xưa giờ đã thành những rẫy trồng sắn (khoai mì) mênh
mông, cách vài mét đã không thấy mặt người. Họ chỉ xác định được vị trí tương
đối hố chôn liệt sĩ. Việc tìm tới đích chính xác gần như vô vọng.
Và rồi Tướng Nguyễn Ngọc Doanh đã
gặp được cô Vũ Thị Hòa. Chính ông đã khẳng định với tôi là: “Không có sự chỉ
dẫn của cô Vũ Thị Hòa thì không thể nào tìm được”.
***
Qua một đồng đội,Tướng Nguyễn Ngọc
Doanh đã tìm cách gặp được cô Hòa. Khi cô còn hoàn toàn chưa biết gì về cái tên
Cần Lê hay Tống Lê Chân nhưng cô đã nói cho tướng Doanh ghi chép có bao nhiêu
liệt sĩ có tên, có các vật dụng là 3 cái bình tông khắc tên Tạ Đức Ban, Hà Văn
Lung và một bình tông của Mỹ khắc tên Trần Duy Phú. Lần thứ 2 gặp, cô nói tiếp
hố chôn dài khoảng 5m, rộng 70 phân, sâu 1m 2. Còn có quả mìn như bắp chuối
cách chỗ chôn 50-60 m trên mặt đất. Vị tướng già từng xông pha chiến đấu,
thương tật đấy mình nói với tôi: “đúng là mình cũng không hiểu”; “đặc
biệt là người ta ngồi ở Q 12 mà lại nhìn được ở tận Tống Lê Chân, nói những sự
vật nào thì đào lên đúng như thế… thế mới giỏi”!
Từ tất cả những thông tin đó, ngày
27, 28 tháng 4 năm 2013, công việc quy tập hài cốt các liệt sĩ đã được tiến
hành. Với sự chứng kiến của hàng trăm người, từ các tướng tá, nhà báo, nhà
nghiên cứu đến thân nhân liệt sĩ, có cả người nước ngoài. Việc khai quật được
tổ chức rất chu đáo dưới sự chỉ đạo của Đại tá Lê Mậu Chương, Trưởng ban Chính
sách QĐ4. Ban tổ chức khai quật còn có 1 thiếu tướng 6 đại tá. Hiện trường cũng
được canh giữ, bảo vệ và giám sát chặt chẽ do Đại úy Đỗ Xuân Truyền, sĩ quan
Bảo vệ An ninh thuộc Cục Chính trị QĐ4, chỉ huy. Kết quả các vật phẩm, vật
chứng được chính tay các chiến sĩ khai quật từ bình địa, hoàn toàn mất dấu,
nhưng hoàn toàn đúng như lời báo trước của cô Hòa, người chưa từng biết Cần Lê
là ở đâu? Lời cô còn được khẳng định một cách khách quan khi tên trên các di
vật cũng có đúng trong Danh sách Liệt sĩ Quân đoàn 4 hy sinh tại Cần Lê.
Ngoài vật chứng trên, khi cất bốc mọi người vẫn thấy mùi thi thể phân hủy. Khi
gởi mẫu sinh phẩm, Phân viện KHHS tại TPHCM xác định có “01 đốt xương ngón
tay, kích thước 1,8cm X 0,3 cm”.
Theo kiến nghị gởi Chủ nhiệm Tổng
Cục Chính trị ngày 18-5-2013, ông viết: “Việc quy tập hài cốt liệt sĩ ở Tống
Lê Chân có đầy đủ các nhân chứng sống, tai nghe mắt thấy, tay bốc cốt 164 HCLS
trong trận đánh trên là hoàn toàn chính xác. Nếu sai Trung tâm Thông tin tìm
kiếm HCLS và các nhân chứng sống xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật”.
Nhưng QK7 kết luận"chưa đủ
cơ sở khẳng định đó là hài cốt” và đề nghị thử ADN. Tướng Nguyễn Ngọc Doanh
không đồng ý với kết luận trên, nên ngày 9-11-2013, ông gởi tiếp kiến nghị tới
Tổng Cục Chính trị, trong đó ông có viết: “Nếu không đúng là hài cốt liệt sĩ
đề nghị Bộ Quốc phòng cho điều tra mở Tòa án Quân sự xử bắn tôi trước 164 liệt
sĩ trên”! Ông cũng gởi kiến nghị tới ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, đề
nghị ông Bộ trưởng cho làm lễ truy điệu và an táng hài cốt các liệt sĩ.
Nhưng mọi việc vẫn nằm im không nhúc
nhích.
Theo Quyết định số 150/QĐ
- TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn
thiếu thông tin: I. MỤC TIÊU, 1:
“d) Xác
định bằng phương pháp thực chứng thông qua tìm kiếm, quy tập, khớp nối thông
tin khoảng 3.000 hài cốt liệt sĩ; phương pháp giám định gen khoảng 10.000 hài
cốt liệt sĩ...”.
Như vậy,
theo quyết định trên, xác định hài cốt thiếu thông tin không chỉ bằng xét
nghiệm ADN mà còn bằng “phương pháp thực chứng”. Mà vụ quy tập ở Cần Lê
thì hoàn toàn có đầy đủ cơ sở “thực chứng” để công nhận hài cốt các liệt
sĩ. Vậy việc kết luận
của QK7 “chưa đủ cơ sở khẳng định đó là hài cốt” thì chính kết luận đó
đã vi phạm quyết định của Thủ tướng!
***
Về việc QK7 và những người liên quan cố tình đòi phải xét nghiệm ADN “sinh
phẩm” một cách dập khuôn, máy móc. Nếu hài cốt phân hủy không còn ADN thì lấy
gì kết luận? Ngay trên trang web của chương trình Trở về từ ký ức, ông Hoàng
Công Thái – Cục trưởng Cục Người có công - Bộ LĐ-TB&XH cho biết: “Đối
với những trường hợp, bằng các biện pháp khác mà đã xác định chính xác danh
tính liệt sĩ thì sẽ không giám định ADN. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước
khác, khi chúng tôi tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài, người ta cũng nói
việc giám định ADN là khâu cuối cùng, bắt buộc nếu các phương pháp khác không
giải quyết được thì mới giám định ADN”.
Theo các chuyên gia xét nghiệm:
“Cần phải hiểu rằng giám định ADN
là công nghệ hiện đại, cho kết quả chính xác, nhưng không phải tình trạng xương
nào cũng có thể giám định được. Nếu xương bị hư mủn nặng nề thì không còn tìm
gen được”.
Vì vậy, thật tiếc, nhiều văn bản, nhiều
tuyên bố vẫn cứ oang oang coi thử ADN là cách duy nhất để xác định danh tính
hài cốt liệt sĩ! Nhân danh khoa học nhưng thực tế là phản khoa học.
***
Với Thu Uyên, cô ta cũng lấy vụ quy tập
ở Cần Lê làm chứng cứ lên án cô Vũ Thị Hòa. Nhưng chính cô ta cho biết việc tìm
kiếm của quân đội và địa phương “chưa có kết quả” nên “Bộ Quốc phòng
đã giao cho QĐ4 và Cựu chiến binh tiếp tục tìm kiếm tới đích” và rồi “Có
người đã mời người tự xưng là nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa đến chỉ dẫn”. Như
vậy cô ta biết rõ cô Hòa được mời. Thực tế việc cô giúp cũng hoàn toàn là thiện
nguyện, không có chuyện ký hợp đồng và yêu cầu công xá gì ở đây. Vậy cô ta nói
cô “lừa đảo” tức là không hiểu chút gì về luật, nghĩa là cô ta đúng như tôi nói
là “ngu như lợn”!
Thu Uyên cần phải biết, chịu trách nhiệm
pháp lý trong vụ này chính là các đơn vị quy tập, tức QĐ4 và Trung tâm của
Tướng Doanh. Chịu trách nhiệm công bố kết quả cũng chính là họ. Nên nếu nói vụ
này lừa đảo thì chính là nói QĐ4 và Trung tâm của Tướng Doanh là lừa đảo. Còn
cô Vũ Thị Hòa như thế nào, đúng sai ra sao, lừa đảo hay không phụ thuộc vào mối
quan hệ giữa cô và các đơn vị quy tập. Thực tế những người trực tiếp nhờ cô đều
phải bái phục, công nhận cô đúng, sao con Thu Uyên mù điếc ở ngoài lại nói cô
lừa đảo? Tôi nói nó cố tình vu khống là vì thế, nói nó ngu như lợn và lưu manh,
độc ác cũng vì thế!
Thu Uyên tiếp: “Tại Cần Lê, Vũ
Thị Hòa đã cho đào bới một rãnh hốt lên một dọc đất đen nặng mùi có cả di vật
là bi đông khắc tên hai trong số 164 liệt sĩ. Mẫu đất đen được Trở về từ
ký ức gởi ra tham vấn của Viện Pháp Y Quân đội được biết trong đó không có dấu
hiệu của thi thể phân hủy”.
Như vậy, vì ngu xuẩn, khi con Thu
Uyên này đã gọi di hài của các liệt sĩ anh hùng là “thứ đất đen” thì nó
đã đi đến tận cùng của sự mất dạy và láo lếu! Bóng tối tâm thức của nó dầy đặc
nên nó không hiểu rằng, đất Miền Đông là đất gan gà, nêm chặt đá sỏi, làm sao
có “đất đen”?! Chỉ có thân xác những người anh hùng, sau cả nửa thế kỷ, đã hóa
ra như thế đấy! Còn chuyện mang kết quả “anh Cát giám định” ra làm chứng cớ
khoa học
thì cũng là chuyện nực cười. Bởi những việc sau đây:
Trong vụ giám định cái đầu LS Phùng
Chí Kiên, có ý diễu cợt:
“Trong biên bản bàn giao, đã ghi
rõ phần "di vật của liệt sỹ" là 13 mảnh bát vỡ chứ không phải hài
cốt. Vậy mà Viện Pháp y Quân đội lại mang mảnh sành này ra kiểm định và tuyên
bố là... mảnh sành. Rõ ràng, đã là mảnh sành thì kiểm định 1000 lần cũng là
mảnh sành mà thôi”.
Thú vị hơn nữa chính là chuyện “Chuyên
gia Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Lê Cát (Viện Pháp y Quân đội)” từng viết những ý
mâu thuẫn với những tuyên bố của chính mình hôm nay:
“…cho đến nay Viện đã thực
hiện thành công hàng trăm trường hợp nhận dạng hài cốt liệt sĩ trong đó có sử
dụng kỹ thuật phân tích ADN. Đặc biệt, có… trường hợp nhận dạng … hài cốt đồng
chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Phùng Chí Kiên…”.
Nhà ngoại cảm Lê Trung Tuấn, trên
facebook của mình, viết: “trong tay tôi đang cầm những kết quả trả lời đúng
do Viện Pháp y Quân đội ký, nếu cảm thấy cần cho đi giám định kết quả, vậy Viện
Pháp y Quân đội xét nghiệm cái gì? Có yếu tố cấu kết làm giả tài liệu
của Viện Pháp y Quân đội hay không?” Theo báo Tiền phong: “ông Tuấn đưa
ra nhiều biên bản giám định hài cốt liệt sĩ … Điển hình là biên bản giám định
hài cốt liệt sĩ Phạm Đức Mạch số PY64.11 của Khoa Xét nghiệm, Viện Pháp y Quân
đội do chính tay bác sĩ Nguyễn Lê Cát ký công nhận là tìm đúng hài cốt liệt sỹ”.
Còn ông Nguyễn Trọng Toàn, cựu Viện
trưởng Viện Pháp y QĐ, người giám định và công nhận ADN Nhà cách mạng Nguyễn
Đức Cảnh, người mà tôi cho là “thật quan liêu, sai hoàn toàn với thực tế, vô
ơn và có vẻ hơi… đểu!” bởi ông cho: “Địa điểm chết, hoàn cảnh chết của
ông Cảnh đều rõ ràng nên việc khoanh vùng tìm kiếm không có gì khó… Khi đoàn
đào khá lâu mà chưa thấy thì bà Hằng ở đâu xuất hiện và nói là ngoại cảm được”.
Nói ông quan lieu và “đểu” vì lời ông nói hoàn toàn sai với
thông tin mà gia đình và tổ chức tìm kiếm cho biết.
Vậy
cơ quan điều tra cần điều tra ngay cái nơi mà kết quả điều tra thường phải dựa
vào kết quả mà họ đưa ra này. Một nơi xét nghiệm mà tiền hậu bất nhất, chủ
quan, điêu toa thì thật nguy hiểm, còn đâu là công minh, công lý!
***
Quay lại vụ quy tập ở Cần Lê. Tướng
Nguyễn Ngọc Doanh vẫn kiên trì đấu tranh để cấp trên của ông công nhận và làm
lễ truy điệu các liệt sĩ. Ông đã gởi đơn thư đến tận tay ông Vũ Đức Đam, ông Lê
Hồng Anh. Kết quả đáng buồn là, Văn phòng Ban Chỉ đạo 1237 đã “thực hiện ý
kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực ban Bí thư”; “ý kiến chỉ đạo của
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm
kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, Cục chính sách/TCCT”, đã đề nghị:
“tổ chức hoàn thổ ngay tại khu vực đã
tìm kiếm đối với số hiện vật (được ông Nguyễn Ngọc Doanh phối hợp với QĐ4 tìm kiếm,
khai quật được cho là hài cốt liệt sĩ)”!
Sau tôi đã viết:
“Quyết định như trên, Bộ Quốc
phòng đã không quan tâm đến thực tế đã diễn ra, đã không trả lời thỏa đáng những
câu hỏi: tại sao đất lại “đen”, tại sao lại “nặng mùi”, tại sao KẾT LUẬN GIÁM
ĐỊNH của Phân viện KHHS tại TPHCM xác định có “01 đốt xương ngón tay, kích thước
1,8cm X 0,3 cm”. Đặc biệt tại sao người ta lại tìm được 3 cái bình tông
khắc tên Tạ Đức Ban, Hà Văn Lung và Trần Duy Phú? Tướng Doanh gặp Cô Hòa hoàn
toàn bất ngờ nên cô không biết trước thực địa ở đâu, vì thế không thể có
chuyện cô bí mật chôn trước; nếu cho việc quy tập là không đúng thì không lẽ
đất nó tự sinh ra ba cái bình tông sao? Hơn nữa, tại sao ba tên người này lại
có trong Danh sách Liệt sĩ Quân đoàn 4 hy sinh tại Cần Lê?”
Tướng Doanh nói với tôi:
-Minh đã gọi điện cho ông Lê Nam
Phong. Mình thì nói “chúng nó tàn nhẫn quá” không ngờ ông ấy nói: “Chúng
nó độc ác quá!”
Lê Nam Phong chính là vị Trung
tướng, nguyên Hiệu trưởng trường Sĩ quan Lục quân 2, người từng xúc động chia
sẻ với PV báo: “Khi mọi nỗ lực tìm kiếm hài cốt của 164 Liệt sĩ tại Tống Lê
Chân trong suốt 40 năm qua gần như vô vọng, thì ngày 28 tháng 4 năm 2013 vừa
qua, chúng tôi đã làm được”!
17-10-2014
ĐÔNG LA