CÓ MỘT KỶ NIỆM
Làm
thơ, làm nhạc nhiều khi cũng cần người mẫu, cảnh mẫu như họa sĩ vẽ vậy. Như ông
Phú Quang từng kể có bài hát ông viết khi nghĩ đến người đẹp Lê Khanh. Trong
truyện ngắn BẢN BI CA MARIENBAT của Stefan Zweig kể câu chuyện Đại thi hào Gớt
(Johann Wolfgang von Goethe), chỉ tình yêu với “cô cháu” Unric con gái của chính người tình
cũ của ông mới đủ “hot”, mới đốt cháy được trái tim một ông già đã 74 tuổi,
khiến ông sáng tác được “bài thơ thâm
thúy nhất, sâu kín nhất và cũng là bài thơ ông yêu thích nhất”. Nhà văn Vũ
Thị Thường vợ Nhà thơ Chế Lan Viên cũng có lần tâm sự với tôi, làm vợ nhà thơ thì
phải thông cảm, làm thơ tình thơ mộng thì người ta phải tưởng tượng chứ chỉ
nghĩ về vợ thôi thì sao mà làm được.
Còn
tôi, vừa rồi trong một trang chống cộng tôi thấy đăng bài của một “cô bé” mà sau
một lần gặp tôi cũng đã có làm một bài thơ. Nhưng chỉ là một cô bé trong trí
nhớ của tôi thôi còn sau khoảng 20 năm thì không ai có thể còn là một cô bé
được nữa. Hồi đó là cuối thập niên 90, số tôi đang đỏ, làm ăn tiền vào như
nước, cảm hứng văn chương luôn dào dạt. Hai năm liền, 1997, 1998 tôi được tặng
thưởng hàng năm về phê bình và thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tạp chí này
giờ thì thường, trước đây, nhất là thời chiến, Văn nghệ QĐ như một pháo đài văn
hóa nghệ thuật, góp phần rất lớn làm nên sức mạnh tinh thần cho cuộc kháng
chiến. Lần đầu tiên tôi đến tạp chí được tiếp đón như một khách quý. Nhà thơ
Anh Ngọc bảo vừa ăn vừa đọc bài của tôi viết về quyển của ông Đỗ Minh Tuấn hay
quá rơi cả đũa, Nhà văn Nam Hà ôm lấy tôi “Đông La đây à?”; Nhà phê bình Hồng
Diệu quý mến như anh em; Nhà thơ Vương Trọng khi vào SG tìm gặp, v.v… Vì vậy hồi
ấy mỗi lần ra Hà Nội gặp bạn bè văn chương rất vui. Mà bạn tôi thì đều vào hàng
“số 1”, “trung tâm thời đại” cả, lại ở các trung tâm như Báo Văn nghệ, Viện Văn,
nên gặp họ thường là tôi “phải” gặp thêm rất nhiều tên tuổi khác mà bình thường
thì tôi và họ không bao giờ có thể gặp nhau.
Tôi
đã gặp “cô bé” trên trong một chuyến ra HN như vậy:
Chỉ
là một cuộc gặp thoáng qua, nhưng máu nghệ sĩ trong tôi thường có ấn tượng với
những gì đó hay hay, có khi còn hứng, còn bốc lên thơ thẩn nữa. Tôi đã lấy được
vợ vì cái tật đó. Nên sau cuộc gặp trên, tôi cũng đã có làm một bài thơ đặt tên
là CƠN KHÁT, đã đăng trên hình như là Văn nghệ TRẺ đàng hoàng. Sau đó thấy cô
Vi Thùy Linh có ra một tập thơ cũng đặt tên là KHÁT.
Là
người làm ở viện nghiên cứu khoa học tự nhiên nên khi sáng tác tôi cũng rất chú
trọng đến sự sáng tạo, không chỉ tán thành mà tôi còn luôn đồng hành, thực hành
sự đổi mới văn chương. Nhưng khổ nỗi đổi cái gì mới cũng khó nên đa phần cái
gọi là “đổi mới” trong sáng tác văn chương ở ta thường chỉ là sự “lộn ngược” nhân danh đổi mới mà thôi. Tiếc
là có trường hợp người ta tổ chức công nhận tôn vinh sự lộn ngược ấy. Tôi đã
viết nhiều và đã góp phần nào ngăn chặn được điều đó. Như trường hợp cô TS Từ
Huy ăn nói lăng nhăng và luận văn của cô bé Nhã Thuyên chẳng hạn.
Nhưng
thế nào là mới? Mới thực ra chỉ là cách viết mới, không giống ai, vậy thôi. Chỉ
đơn giản như vậy nhưng có người mang danh nhà thơ cả đời chỉ viết được những câu thơ
chung chung, giông giống nhau, không viết nổi một câu thơ của riêng mình.
Có
thể lấy vài ví dụ về cái riêng, cái mới. Lưu Quang Vũ quả là độc đáo khi Xuân Quỳnh đau tim nằm viện, nhìn dòng sông cũng liên tưởng mà thương về người vợ bị bệnh của mình:
Và
sau đê sông Hồng nước lớn
Đỏ
phập phồng như một trái tim đau
Còn
tôi, khi nghĩ về cánh đồng quê tôi, tôi đã viết:
Đất như bị
lột da vẫn không kịp cho những vụ chiêm mùa
Những vụ mùa
xếp hàng chờ nhau đến lượt
Hồi
ở Leningrat, tôi đã viết hai câu mà sau đó có những cô cậu đã hỏi “mượn” để
gởi tặng cho người yêu ở những nơi xa xôi:
Anh xa em gần
nửa vòng trái đất
Nỗi nhớ cũng
cong theo dáng Địa cầu
v.v…
Mang
danh một nhà thơ người ta phải có sứ mệnh góp phần riêng của mình vào việc diễn đạt cái tâm hồn
vô cùng tinh tế và phong phú của con người. Có lẽ do nghĩ vậy mà sau lần gặp
một cô gái gần như hoàn toàn xa lạ nói trên, tôi lại muốn “trổ tài”. Một
phần cũng là do adua với cái không khí đổi mới văn chương hồi ấy. Tôi đã tưởng
tượng ra đủ điều rồi cố diễn tả sự hóa thân bằng những hình ảnh thật lạ mà tôi
tin là chưa có ai viết như thế này:
Khi gặp em anh chợt thấy cơn khát của cánh đồng
Cánh đồng bị rang trên cái chảo mùa hạ
Móng tay của nắng để lại những vết xước hình mắt lưới
Những vết bỏng phồng rộp như bánh đa nướng
Trên da thịt đất
Thế mà bao đám mây mọng nước
Lại thung thăng trôi về phía bên kia.
Đó
là chuyện của hai mươi năm về trước. Tôi không một lần gặp lại cô bé và cũng
hoàn toàn không biết gì về cô. Nhưng với một kỷ niệm sáng tác như vậy, làm sao mà trong ký ức tôi không “còn
một chút gì để nhớ”? Vì vậy mà tôi đã tò mò, không biết “cô bé” đó bây giờ thế nào
nhỉ? Trước kia thì chịu nhưng giờ với fb thì chuyện tìm kiếm không phải là chuyện quá khó:
22-11-2014
ĐÔNG LA