ĐÔNG LA
NHỮNG SỰ “CÙ LẦN” CỦA “ÔNG
ĐÈN CÙ”
Một
người thông minh là người không chỉ làm ra được những điều mới mẻ có giá trị mà
còn biết nhận ra sai lầm của chính mình. Với khoa học công nghệ thì dễ, nếu sai
anh sẽ biết ngay vì kiểm chứng sai hoặc không cho ra sản phẩm. Bộ óc vĩ đại như
Einstein cũng đã buộc phải thừa nhận mình là “ngu ngốc” khi đưa vào phương
trình của mình “hằng số vũ trụ” vì ông cho rằng vũ trụ là “tĩnh”. Nhưng với
chính trị tư tưởng thì khác, vì thế giới còn phân cực nên vẫn có những sự sai
trái được ủng hộ, tung hô. Những cuốn như Bên thắng cuộc của Huy Đức hôm nào và
Đèn cù của Trần Đĩnh hôm nay chính là loại như vậy. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã mà.
Họ bất chấp sự phi lý, sai trái, viết ra để ngụy biện, muốn lau đi những gì
nhem nhuốc trên gương mặt mình, và tệ hơn nữa, là vì tiền, nhưng vẫn có những
kẻ ca ngợi. Có điều để tranh biện khách quan, ai cũng phải dựa trên cơ sở của
đạo lý, như cướp của giết người thì phải là xấu, xâm lược thì phải là phi
nghĩa. Từ đó ta sẽ thấy chủ trương đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước,
giành lại nền độc lập của chúng ta như lịch sử đã diễn ra tất yếu là đúng đắn,
là chính nghĩa. Chỉ có những kẻ mất nhân tính mới không thấy như vậy. Một người
đã ở tuổi U90 như Trần Đĩnh, lại từng làm ở báo Sự Thật (tiền thân của báo Nhân
Dân), sau ngày thống nhất đến 40 năm, vẫn viết sách cho cuộc kháng chiến của
chúng ta từng khiến cả thế giới và đến cả kẻ thù cũng phải khâm phục, là sai
lầm, thì đầu óc ông ta đúng là cù lần thật! Và cái tựa đề “Đèn cù”, ông nên
dùng để chỉ sự lẩn quẩn của chính mình thì đúng hơn.
Đặt
tên cuốn sách là Đèn cù, Trần Đĩnh muốn nhạo báng sự thay đổi những quyết sách
của các nhà lãnh đạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
“Một khe nứt ngoài
sức tưởng tượng! Ngày nào ai nói vừa
đánh vừa đàm, ai nói Liên Xô cũng
bênh Trung Quốc mà chống Mỹ thì cầm
chắc chết. Nay lại chính là Bộ Chính trị. Thay
đổi quả là nhanh gọn. Trước kia ai
li khai Liên Xô, tổ quốc của cách mạng vô sản thế
giới thì chết, ai dè đến Nghị quyết 9 chửi Liên Xô phản động lại là tuyệt
vời cách mạng. Dân từ đó đẻ ra câu: sáng đúng chiều sai đến mai lại đúng. Và
ông Trung Quốc bà Liên Xô, ông nhảy dây, bà đá bóng. Lộn tùng phèo hết”.
Viết
vậy, Trần Đĩnh đã ngây ngô không hiểu rằng, với chính trị, cái chuyện đèn cù
“sáng đúng chiều sai mai lại đúng” lại chính là một thuộc tính của nó. Ta thấy
trên thế giới, Anh, Pháp, Mỹ từng là kẻ thù của Đức, Ý, Nhật trong Đại chiến
Thế giới lần thứ II, nhưng nay họ là đồng minh. Còn Liên Xô từng là đồng minh với
Anh, Pháp, Mỹ chống Phát-xít nhưng rồi lại đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh
lạnh. Đọc truyện Tam Quốc ta thấy có những ông quan làm nghề thuyết khách, họ
thường “uốn ba tấc lưỡi” thuyết phục kẻ thù cũ hợp tác để chống kẻ thù mới,
xong rồi thì họ lại tiếp tục chống nhau. Là một nhà báo, lại làm ở báo Nhân
Dân, báo chính trị, vậy mà không hiểu điều đó thì tác giả Đèn cù lại là cù lần!
Mà khốn nạn ở chỗ không chỉ là chuyện hiểu hay không hiểu, sự cù lần này đã làm
Trần Đĩnh bị thất sủng, bị khốn khổ, rồi cả một đời tự giam cầm trong sự quẩn
quanh sai trái của chính mình.
Cái
sai lớn nhất của Trần Đĩnh là không hiểu, để làm được một việc gần như không
tưởng, gần như tay trắng mà muốn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, nước ta
đã phải tận dụng mọi sự giúp đỡ của “hai ông anh Xô-Trung” và tất cả các nước
khác. Ngược lại ta cũng không đồng tình với tất cả những gì làm khó khăn cho
mục đích tối thượng đó, kể cả từ phía Liên Xô hoặc TQ. Trần Đĩnh cũng đã không
phân biệt được chuyện ta chỉ chống quan điểm xét lại của Liên Xô chứ không
chống Liên Xô, ta theo Trung Quốc vì Trung Quốc giúp ta chứ ta không chấp nhận
sự bành trướng. Việc Trần Đĩnh lặp lại rất nhiều lần cái ý ta chống Mỹ là cho
Trung Quốc chứ không phải cho chính ta thì một lần nữa cũng lại là một cái nhìn
cù lần!
***
Gắn
với số phận Trần Đĩnh, khởi thủy từ chuyện Khrusov, giữa năm 1956, đưa ra luận
điểm “chung sống hòa bình” mà ta cho là “chủ nghĩa xét lại”.
Là
một người lương thiện có ai không muốn chung sống hòa bình? Nhưng lịch sử thế
giới là là lịch sử của những kẻ khi mạnh thì thường tham lam, luôn muốn thống
trị kẻ yếu. Đến tận hôm nay vẫn như vậy. Như việc “con bò” Trung Quốc vẫn đang
muốn “liếm” hết Biển Đông chẳng hạn. Như vậy “luận điểm chung sống hòa bình”
của Khrusov là chuyện không tưởng.
Vậy
Khrusov, thần tượng của Trần Đĩnh và những người trong vụ án “Xét lại chống
Đảng”, là người như thế nào?
Khrusov
từng thông qua vợ của Stalin, bạn học ở đại học, để thể hiện “sự trung thành
của mình”. Nhưng khi nắm quyền đã phủ định hoàn toàn Stalin. Để nắm
trọn quyền lực, năm 1953, Khrusov đã phải dựa vào sức mạnh của Nguyên soái
Zhukov tổ chức bắt rồi xử tử Bộ trưởng Nội vụ Beria, cánh tay phải nắm an ninh
dưới thời Stalin. Trước đó, Khrusov cũng đã từng chịu ơn Zhukov. Năm 1944,
trong đoàn xe hộ tống đại tướng N. F. Vatutin bị phục kích có xe của Khrusov.
Có người tố cáo với Stalin rằng Khrusov đã bỏ chạy nhưng Zhukov đã nói với
Stalin là Khrusov đã làm mọi cách để cứu Vatutin. Năm 1957, có một dự thảo nghị
quyết cách chức Bí thư thứ nhất của Khrusov, Zhukov một lần nữa đã ủng hộ
Khrusov với lời tuyên bố: “Quân đội chống lại nghị quyết này và sẽ không có một
chiếc xe tăng nào rời khỏi vị trí nếu không có lệnh của tôi !”. Vậy mà
trong một chuyến công du Nam Tư, khi Zhukov xa “đoàn xe tăng” của mình, ông đã
bị cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phía sau lưng, Khrusov đã không làm gì
giúp ông. Ngược lại, theo nhiều nhà phân tích, chính Khrusov cũng sợ Zhukov,
một căn bệnh có tính truyền thống: "Sợ kẻ có sức mạnh". Nhưng rồi đến
chính Khrusov cũng bị mất chức. Năm 1964, theo Mesyatsev: “Hội nghị toàn thể đã
bầu Khrusov làm Bí thư thứ nhất. Và cũng chính Hội nghị toàn thể cho ông thôi
chức này. … Khrusov cũng đã thừa nhận rằng, ông không thể tiếp tục lèo lái nhà
nước và đảng được nữa. — Như vậy, các thành viên BCH TƯ đã hành động không
những hợp pháp, mà đây còn là lần đầu tiên trong lịch sử xô-viết của đảng, bằng
thuyết phục, họ đã dũng cảm đi tới thống nhất cho thôi chức một lãnh tụ, người
đã mắc nhiều sai lầm”.
Không
chỉ như vậy, Khrusov cũng chính là người đã gieo mầm ý thức làm tan rã Liên Xô.
Thời trẻ, khi Goocbachov hình thành thế giới quan cũng chính là vào thời kỳ
Khrusov phủ định hoàn toàn Stalin. Goocbachov từng nói: “Thời trẻ chúng tôi tin theo Đảng, trung thành gia nhập Đảng, nhưng sau
Đại hội 20, tư tưởng của chúng tôi bắt đầu có sự thay đổi”. 1990, Đảng Cộng
sản Liên Xô tổ chức Đại hội thông qua nghị quyết về lập chức Tổng thống
Liên Xô và lời tựa Hiến pháp Liên Xô đã xóa đi vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản!
Rút
cuộc, Khrusov chỉ là một người tầm tường như vậy. Chung sống hòa bình nói chung
là tốt nhưng với riêng nước ta là phi lý vì là sự chung sống với kẻ bán nước và
kẻ cướp nước! Chỉ có những kẻ phản bội, muốn bán nước cầu vinh mới chấp nhận
chuyện trái đạo lý ấy.
***
Có
lẽ cần phải dạy đôi nét lịch sử cho Trần Đĩnh và những kẻ mù lịch sử biết. Năm
1858 nước ta bị Pháp xâm lược, những cuộc kháng chiến của quân dân ta đều bị
thất bại, đến cả Vua Hàm Nghi, rồi Vua Duy Tân cũng đã bị Pháp bắt đi đầy.
1887, khi Pháp lập Liên bang Đông dương thì dân ta đã thực sự mất nước.
Chỉ đến Cách mạng tháng 8 - 1945, chúng ta mới giành lại được chính quyền. Bảo
Đại bù nhìn đã thoái vị, 2-9-1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, một nhà
nước mới, Nước VNDCCH, đã thực sự chào đời. Rồi khi Pháp quay lại, chính nhà
nước ấy đã làm nên chiến thắng ĐBP 1954 chấn động Địa cầu, buộc Pháp phải ký
Hiệp định Genève 1954, trao trả nền độc lập cho VN. Đến đây thì làm sao chúng
ta lại có thể chung sống hòa bình với những kẻ phá hoại Hiệp định, chung sống
với một chế độ tay sai, tiếp tục bán nước của Ngô Đình Diệm.
Theo "Fire In The Lake" by Frances
Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Diệm, tác giả
viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là
Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê
và lợi lộc của Tây phương. (For him, the modern world was Saigon,
that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the
lucre of the West)”. Trong thời gian chúng ta vẫn kiên trì chờ đợi thực
hiện Hiệp định, Ngô Đình Diệm đã đưa ra luật 10/59, lê máy chém khắp nơi để
diệt cộng; với những nhà tù khét tiếng như nhà ngục Chín hầm ở Huế, nhà tù Côn
Đảo, nhà tù Phú Quốc v.v… Những hành động tàn sát chính đồng bào mình được coi
là quốc sách. Mức độ độc tài, tàn ác quá lớn đã làm mất lòng cả thuộc cấp, làm
phật ý cả Mỹ, vì thế Diệm mới phải chịu quả báo nhãn tiền, bị đảo chính, bị
giết. Ấy vậy mà đến tận giờ vẫn có những kẻ thuộc “bên thắng cuộc” như Lê Công
Định tôn thờ Ngô Đình Diệm, và với Trần Đĩnh thì cũng thật là cù lần khi đến
tận giờ vẫn cho cần phải “chung sống hòa bình” với một chế độ như thế. Hãy xem
lá thư quỵ lụy, kể công bán nước với Pháp của Ngô Đình Thục, anh ruột Ngô Đình
Diệm, người đã dựa vào thế lực công giáo, giúp em mình đoạt quyền từ Bảo Đại:
"Với tư cách là người con của một gia đình mà
thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều
lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi (Ngô Đình
Khả) cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình
Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh.
Có thể tôi lầm, tuy
nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh
ngược lại – rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến
như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong
khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp...."
Như
vậy, theo lẽ thường, chỉ có Cách mạng Tháng Tám 1945, Chiến thắng ĐBP 1954 và
Chiến dịch HCM giành toàn thắng vào ngày 30-4-1975 là những trang sử vàng chói
lọi của dân tộc. Thật kỳ quái, đã 40 năm sau ngày thống nhất, vậy mà Trần Đĩnh,
một nhà báo từng là Đảng viên, vẫn cho rằng cuộc kháng chiến thần thánh của
quân dân ta là cuộc chiến ý thức hệ, chúng ta chiến đấu bởi sự giật dây của
Trung Quốc, chiến đấu cho Trung Quốc chứ không phải cho chính ta:
“Nhưng đến nay, bây giờ khi viết những dòng này,
tôi lại hình dung thấy tất cả phe cộng sản lúc ấy là một chậu
nước lớn nhưng đã ngầu đục bị Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió và bên
trong chậu đó các anh hùng hảo
hán, các kẻ vệ đạo nghiêng ngửa hò hét hủy diệt nhau.
Trong sóng gió tối tăm ấy của cộng sản (thiên hạ đại loạn Trung Quốc được
nhờ)”.
Trần
Đĩnh cần phải hiểu, nước ta đã bị Pháp rồi Mỹ xâm lược chứ không phải Trung
Quốc bị xâm lược. Nên ta tiến hành cuộc kháng chiến giành độc lập trước hết là
cho chính ta chứ không phải cho Trung Quốc. Nếu cuộc kháng chiến của ta có lợi
cho Trung Quốc như phên giậu bảo vệ họ thì chỉ là một lẽ tự nhiên, một công đôi
việc, vậy Trung Quốc vì lợi ích của họ mà giúp ta cũng là điều hợp lý. Việc cho
chúng ta “đổ máu cho Trung Quốc” là một cái nhìn thiển cận của một kẻ tâm thần!
Trần
Đĩnh cần phải công nhận thực tế, nước ta từ một đất nước có 2 triệu người chết
đói, được như hôm nay, dù còn nhiều tệ nạn, yếu kém, kể cả sai lạc, dân ta vẫn
đang được sống những ngày hạnh phúc nhất so với toàn bộ lịch sử của dân tộc. Kể
cả những kẻ đang to mồm chống chế độ, thực tế chỉ vì đố kỵ nhỏ nhen, vì tham
vọng không cùng, vì cơ hội, muốn bắt cá nhiều tay, chứ bọn chúng thực tế đã
được hưởng rất nhiều danh lợi từ chế độ. Mà hạnh phúc của chúng ta hôm nay
chính là hạnh phúc thật, tự tay ta làm ra, chứ không như sự “phồn vinh giả tạo”
của Sài Gòn trước 1975. Nói giả tạo là nói thật chứ không phải tuyên truyền bởi
sự phồn vinh đó đã ăn theo chi phí của Mỹ cho chiến tranh mà nhà kinh tế Steven
ước tính lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến
thứ nhất và chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai. Và theo ông
Nguyễn Tiến Hưng, cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VNCH hết, từ
tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Chính Nguyễn Văn
Thiệu cũng đã huỵch toẹt ra rằng: “Nếu
Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một
tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”
***
Từ
ảo tưởng về tư tưởng chủ hòa, há miệng chờ sung, Trần Đĩnh đã mù lòa trước tội
ác của kẻ xâm lược, của kẻ theo giặc làm tay sai, nên đã phân chia các nhà lãnh
đạo nước ta làm hai phe: “chủ chiến” và “chủ hòa”. Phe chủ chiến gồm có Lê
Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, v.v… Phe chủ hòa gồm có Bác Hồ,
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, v.v…
Vốn
coi Khrusov là thần tượng với tư tưởng “chung sống hòa bình”, Trần Đĩnh theo
phe “chủ hòa”. Nhưng là người cố chấp, ngu lâu nên khi thấy phe “chủ hòa” thống
nhất ý kiến với phe “chủ chiến” mà ông ta cho là họ đã “đầu hàng”, Trần Đĩnh đã
“thất tình” với họ. Ông ta viết: “Tôi yêu Trường Chinh và không ưa Lê Duẩn.
Quan điểm tả khuynh bạo lực của Lê Duẩn không thuyết phục tôi”. Nhưng rồi: “Trường Chinh đã đổi dòng.
Ông mà lại theo Mao muốn Xô, Mỹ chỏang nhau cho ruồi muỗi
chết! Có thể nói đây là một thất tình của tôi với Trường Chinh, cũng là mối
thất tình đầu tiên trong đời”. “Chủ trương vũ trang để thống nhất đất nước của
Duẩn, Chí Thanh đã thắng. Trường Chinh đầu hàng
Duẩn là cánh chủ hòa qụy”; “Cụ Hồ không bỏ phiếu
… Người mà tôi hy vọng cuối cùng thế là cũng thua nốt: thua đám con em của Cụ
trong cơn nguy cấp ầm ầm sấm sét này. Thì ra thường là Cụ thua”.
Từ
đó Trần Đĩnh cảm thấy:
“Tôi chợt mệt tưởng như có thể khuỵu xuống. Vốn đã
biết Nghị quyết 9 là nhằm chuẩn bị đánh Mỹ… Mới nhận thấy vì
quá sợ, quá ghét cái triển vọng
bom đạn ùng oàng nên lâu nay tôi cố tin hết
từ Trường Chinh, Cụ Hồ đến lương tri của Trung ương để rồi nay thì chiến tranh
nó đang lù lù ở trước mặt. Một cuộc chiến tranh mà người ta đã đem
trang hoàng như cỗ xe hoa lộng lẫy
trong hội lễ hóa trang carnival… với bầu khí quyển
khủng bố mà bọn chúng tôi đang được nếm trước. Ở tôi lúc này trùm
lên trên tất cả là tâm trạng thua. Đúng hơn, một không gian
thua, một trận địa thua, một đời vét sạch cho
thua, thua nhẵn, thua nhục, thua rã rượi mênh mang toàn diện và nó đang dìm tôi
ngập lút vào trong nỗi tự ái cay đắng. Tôi thấy tôi bơ vơ, côi cút trong đêm
đen ngòm ở giữa một sa mạc hoang vắng là thế giới hung hãn khát máu
này”; “Sao hòa bình dân chủ không lay động lương tri người ta?”.
Trần
Đĩnh cho những người quyết tâm dùng bạo lực đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất
nước là “Mao ít”, là “chống Liên Xô”, là những người “muốn biến đất nước
thành ra bãi chọi trâu”; “Khốn nạn, đại loạn là cách mạng, yên bình là phản cách mạng, nói ngang
như thế mà nghe lại sướng mê sướng mẩn lên với nhau kìa! Khốn nạn!”; “Chiến tranh hớn hở đến gần và cái phao
tôi bám vào đã nổ đánh bụp”.
Vào
những năm 60, Trần Đĩnh mới ở tuổi 30, các vị lãnh đạo tối cao như Lê Duẩn,
Trường Trinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ đã ở tuổi trên dưới 50. Về tuổi, Trần
Đĩnh so với họ chỉ là thằng chọi con, về công việc thì chỉ là thằng nhà báo, ai
cần thì sai vặt chuyện ghi chép. Chính Trần Đĩnh tự bơm mình lên để có đủ tầm
cao nhận định về họ, nhưng tầm nhìn của một mô đất thì làm sao có thể thấy những
đỉnh núi nghĩ gì nên ông ta mới “thất tình” như vậy. Trường Chinh mà Trần Đĩnh
kể đã chỉ dậy Trần Đĩnh những chữ nghĩa đầu tiên trong nghề báo chí, tức rất
hiểu Trần Đĩnh và có chút ân tình quen biết, vậy mà theo chính Trần Đĩnh kể: “gặp tôi ở sân báo, Quang Đạm bóp bóp tay tôi
nói: - Mình vừa lên anh Năm (tức Trường Chinh) về, anh Năm bảo sao
Trần Đĩnh lại sa đọa chính trị thế?”. Như vậy, một người thầy cỡ như Trường
Chinh chỉ cho mà Trần Đĩnh vẫn không nhận ra được cái sai của mình thì là thằng
học trò quá dốt, lại yếm thế, nhỏ nhen, nên cả đời mới sa lầy trong cái ao tù
mặc cảm, giận hờn, tự thân làm tội đời mình!
***
Có
một ý Trần Đĩnh rất “cù lần” viết trong Đèn cù là : “Trong khi hết lời ca ngợi
phản chiến ở Mỹ thì tại sao trừng
trị chúng tôi ác nghiệt đến thế và
đặc biệt trước sau không bao giờ nêu tội danh phản chiến của
chúng tôi ra?”. Mang danh là một nhà báo, mà lại ở báo Nhân Dân nhưng Trần
Đĩnh không phân biệt nổi chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa,
cuộc kháng chiến tự vệ với sự xâm lược. Trần Đĩnh cần phải hiểu cho đúng những
người như ông không phải “phản chiến” mà là “phản động”, tức là phản lại xu
hướng vận động chung của đất nước. Trần Đĩnh viết: “Viết Bất Khuất, tôi không một lời chửi Mỹ, trong khi đặc
trưng của văn học cách mạng là phải tìm mọi dịp lên án nó, thằng đế quốc kẻ thù
của loài người và nhân dân Việt Nam”. Hồi chiến tranh, Mỹ mang bom đạn đến
giết dân ta mà Trần Đĩnh “không chửi Mỹ” chứng tỏ hồi đó Trần Đĩnh là một kẻ
bất lương, còn đến hôm nay mà vẫn viết thế chứng tỏ là một kẻ cơ hội, muốn
trông ngóng Mỹ “giải ngân” chăng? Trong chiến tranh Mỹ là “giặc” thì một người
lương thiện phải biết chửi giặc, còn bây giờ Mỹ là “bạn” mà vẫn chửi Mỹ như xưa
thì sẽ là một con “bò đỏ”! Người hiểu đạo lý thì phải biết ứng xử “biện chứng”
như thế. Cũng mất nhân tính như Dương Thu Hương “khóc như cha chết trong
ngày toàn thắng”, Trần Đĩnh viết: “1975.
Tháng 4. Đại thắng mùa xuân. Bỏ báo xuống là một phản ứng buồn.
Chính tôi thua. Với thân phận kẻ bị đàn áp, rất bản năng tôi đứng ngay
vào phía bà con đại bại trong Nam.
Gần trưa 30 - 4, Nguyễn Thành Long rủ tôi đi bộ về phía ngã
tư Lý Thường Kiệt - Phố Huế.
Đường ngày càng đông người hò reo. Tôi nói: “Chả lẽ
trời đất quỷ thần lại phù hộ”. Cho mình là người ghét chiến
tranh yêu hòa bình thì hòa bình về phải mừng chứ sao lại buồn, sao lại trách cả
trời đất phù hộ cho một dân tộc được hòa bình? Như vậy Trần Đĩnh đã tự biến
mình thành kẻ địch nên phải buồn khi phe mình bị thất bại. Với đứa con gái, ông
ta viết: “Tôi vẫy cháu
đến bên giường. Thấy cần cho cháu
hiểu điều cơ bản. Nói: - Cho con đi mừng đất nuớc hết chiến tranh, dân
thôi chết chóc chứ không phải mừng chiến thắng vì khi con reo hò thì
trong kia có thể ông nội và các cô chú của con lại đang
khóc... bởi bom đạn ngoài này giết chết mất người thân”.
***
Để
biện hộ cho sai lầm của mình, Trần Đĩnh dựa vào bao thứ màu mè, từ nhân danh
chủ nghĩa nhân đạo yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đến nhân danh tư tưởng triết
học của Karl Popper bác bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - xít,
cho là thứ thuốc mê gây ảo tưởng chủ quan, lạc
quan tếu, viển vông, nhưng như câu nói với đứa con gái ở trên, con người Trần
Đĩnh như vậy đơn giản chỉ là vì mang gen di truyền. Ở đây khoa học lại tỏ ra
tuyệt đối chính xác. Bởi Trần Đĩnh là con của một người mà chính ông ta “khoe”
như thế này:
“Một thời gian dài bố tôi đã là giáo
viên phản diện về chính trị. Lúc tôi bé, mẹ hay kể bố ngày
học ở Bưởi rất nhiệt huyết cách
mạng… Để tang Phan Chu Trinh rất hăng
hái, bố bị Trường Bưởi đuổi rồi vào
sổ đen mật thám. Thế là sợ, về đi làm và ăn chơi, và để ăn chơi thì ăn
hối lộ. “Bố các con chỗ này xoàng. Con một mà,” - mẹ thường nhận xét. Khi
bố tôi tản cư về quê vợ của ông (một người bạn của bố Trần Đĩnh),
ông là chủ tịch huyện liền chuẩn bị đưa lính đến bắt. Em vợ bác ngầm báo và bố
tôi đành để ông bà và chúng tôi ở lại mà về thành”.
Tuy
ở hai phía đối đầu nhưng hai cha con Trần Đĩnh luôn đồng chí, đồng lòng nên
“Xong chiến tranh cả tháng tôi rất buồn: không có tin của bố và các
em tôi. Gia đình tôi mất liên hệ với nhau đã lâu. Thương miền Nam đang sướng
rồi khổ đây”. Lại một phản xạ có điều kiện của loài vật, được ăn ngon thì tiết
ra cảm giác sung sướng, mà không hiểu rằng với loài người, có miếng ăn là miếng
nhục. Mà miếng ăn làm nên cái “sướng” của một bộ phận dân cư tại đô thị ở Miền
Nam trong chiến tranh không chỉ là miếng nhục mà còn là miếng ác, có dính máu!
***
Qua
việc Trần Đĩnh kể, dù có thật đi chăng nữa, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
chống Mỹ đã có sự khác nhau về quan điểm giữa những vị lãnh đạo tối cao của
cách mạng nước ta, nếu là người hiểu biết cũng sẽ thấy đó chỉ là chuyện bình
thường. Bởi với một việc con con người ta đã có những ý kiến khác nhau thì cả
một sự nghiệp giải phóng dân tộc làm sao ngay lập tức tất cả đều nghĩ giống
nhau. Cái chính là sau đó những sự khác biệt được giải tỏa, không ai vì cái tôi
mà tất cả đã vì sự nghiệp chung, nên cuối cùng họ đã đi đến thống nhất với
nhau. Từ trước tới nay lịch sử mà chúng ta học là lịch sử đã được chưng cất,
tinh lọc, với quần chúng thì như thế là đủ; nhưng với các nhà nghiên cứu, các
nhà lý luận, lịch sử không chỉ để tự hào mà còn là tấm gương soi, là bài học
cho đời sau thì lịch sử cần phải được hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn. Nhưng
nếu trí không đủ cao, tâm không đủ sáng, người ta rất dễ bị sa lầy vào những
vùng trũng, những góc khuất của lịch sử. Vì thế cần phải có cái nhìn thấu suốt
minh triết trên cơ sở của tri thức và đạo lý. Với triết học Mác, quy luật mâu
thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản và là quy luật quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật: “sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển”. Vì không hiểu cả đời lẫn “đạo” triết học
nên Trần Đĩnh mới ngây ngô chia phe, rồi cho phe này thắng phe kia như thế. Và
chính vì thế ông ta mới không hiểu nổi chuyện: “Đến tháng 6 - 1967, tất cả những Lưu Thiếu Kỳ,
Đặng Tiểu Bình, gần hết Bộ chính trị và 11 nguyên soái đã bị Mao bỏ
tù thì ở Việt Nam, tuy nằm ở Bắc Kinh, Cụ
Hồ vẫn nguyên thanh thế chủ tịch nước có thơ gửi đồng bào, bộ đội và đặc
biệt Giáp vẫn đầy đặn danh hiệu, chức vụ, quyền lực”.
Như vậy, có thể ở giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bác Hồ và các vị
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã có những ý kiến thận trọng về cách thức tiến
hành chứ hoàn toàn không có chuyện chia phe “chủ chiến”, “chủ hòa”. Việc chủ
chiến là xuyên suốt. Nếu Bác Hồ có tư tưởng chủ hòa thì làm sao có chuyện Đại
tướng Võ Nguyên Giáp kể lại chuyện Bác đang bệnh trong lán Nà Lừa đã nói với
ông câu nói đã thành bất hủ: “Dù phải đốt
cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Và làm sao
có chuyện chính Trần Đĩnh viết sau Điện Biên Phủ, Hồ Chủ tịch ôm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp nói: “Chúc chú thắng trận trở
về, nhưng chúng ta còn phải đánh Mỹ”. Với Trường Chinh, thái độ chủ
chiến của ông cũng thể hiện qua đoạn Trần Đĩnh kể: “Bất chợt tôi hỏi: - Có thể nói Hội nghị trung ương lần thứ 8 ở Pắc Bó là
bắt đầu chấm dứt thời giáo điều mạo hiểm tả khuynh kéo dài của Đảng được không
anh? Ngồi bật thẳng dậy, nhô người về đằng trước, Trường Chinh nhíu lông
mày nghiêm nghị nhìn tôi, rồi rành rọt từng tiếng: - Không! Anh nghĩ không
đúng. Đường lối của đảng ta là liên tục phát triển có
kế thừa, không có chuyện thay đổi đường lối cũng
như chấm dứt cái này cái kia”. Còn về Liên Xô chắc cũng đã có những ý
kiến khác nhau: hoặc chống Liên Xô một cách cực đoan, hoặc cần phải giữ mối
quan hệ với Liên Xô, chỉ nên góp ý với Liên Xô những gì sai mà thôi. Thực tế
quan điểm giữ mối quan hệ với Liên Xô đã được thực hiện. Đơn giản là vì nếu
không có tên lửa Liên Xô làm sao bắn cháy máy bay Mỹ? Chính Trần Đĩnh kể chuyện
ông Ung Văn Khiêm nói về cách ứng xử của Bác Hồ với Liên Xô và Trung Quốc
: “Cụ biết, biết
rõ Liên Xô, Trung Quốc hầm hè nhau từ
1957, 58 rồi cơ. Năm 1958, Cụ dẫn một đoàn sang Trung Quốc,
Liên Xô. Cụ tới Bắc Kinh, các cháu thiếu nhi khăn quàng đỏ ra
đón chỉ tặng hoa và quàng khăn đỏ cho
Cụ và Hoàng Văn Hoan, ủy viên Bộ chính trị
phụ trách đối ngoại. Sáng sau Cụ bảo
mình chú ở nhà, Bác với chú Hoan
đi hội đàm với bác Mao… Nhưng khi ta đến Mát - xcơ - va thì thiếu
nhi khăn quàng đỏ lại chỉ tặng hoa và thắt khăn quàng đỏ cho Cụ và mình. Chắc
đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh đã mách chuyện Hoan được khăn quàng đỏ. Lần này Cụ
bảo Hoàng Văn Hoan ở nhà, Bác và chú Khiêm đi hội đàm với đồng chí Khroutchev”.
Lối
ứng xử mềm dẻo đó của Bác trong lĩnh vực ngoại giao đã trở thành sách lược,
thành bài học quý giá cho cách mạng nước ta. Nước ta là một nước nhỏ yếu, trình
độ khoa học công nghệ kém, không phải muốn ứng xử thế nào với thiên hạ cũng
được. Vậy mà có rất nhiều kẻ, chuyện đại sự quốc gia mà lại đòi xử sự như giữa
những kẻ anh hùng rơm, sĩ diện hão.
***
Vì
có cái nhìn thiển cận, Trần Đĩnh cho Lê Duẩn đơn giản là theo Trung Quốc chống
Liên Xô để rồi băn khoăn chuyện “sáng
đúng chiều sai mai lại đúng”. Thực tế, khi quan điểm xét lại của Liên Xô
như gáo nước lạnh dội vào ngọn lửa đấu tranh cách mạng nước ta. Liên Xô
không tin ta có thể thắng được Mỹ. Podgorny từng nói với Lê Duẩn: "Các anh
không thắng nổi Mỹ đâu". Ông đã trả lời: "Chúng tôi sẽ thắng cho các
đồng chí xem". Sau Hội nghị Trung ương 9 chống chủ nghĩa xét lại, Lê
Duẩn được cử sang góp ý với Liên Xô. Nhưng khi gặp họ, ông lại cảm ơn sự giúp
đỡ của Liên Xô đã giúp cho cuộc đấu tranh ở Miền Nam tiến triển rất tốt đẹp và
yêu cầu họ giúp đỡ tích cực hơn nữa. Khrusov đang chuẩn bị đối phó với thái độ
phê phán của VN nhưng lại được nghe những lời cảm ơn như vậy nên rất mừng và đã
vui vẻ chấp nhận ngay yêu cầu của Lê Duẩn. Sau khi được việc rồi Lê Duẩn mới có
vài lời “góp ý với bạn”. Như vậy Lê Duẩn không chỉ là một nhà lãnh đạo quyết
đoán, cứng rắn, mà khi cần ông cũng tỏ ra là một nhà ngoại giao mềm dẻo, khôn
khéo. Ông là người rất coi trọng việc Trung Quốc giúp ta chống Mỹ, nhưng chính
ông cũng là người sớm nhận ra chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Theo hồi ký
Trần Quỳnh, trong một cuộc gặp gỡ giữa Lê Duẩn với Mao ở Vũ Hán, khi Mao nói: “Tôi sẽ tổ chức một đội quân bần nông năm
trăm triệu người. Tôi sẽ giải phóng cho cả Đông Nam
Á, cho cả Việt Nam,
các đồng chí không cần đánh”. Lê Duẩn nói: "Hắn nói giải phóng Đông Nam
Á? Còn Việt Nam là của ta, hắn có quyền gì mà đem quân sang giải phóng Miền Nam ta? Chú
thấy không? Tư tưởng bành trướng bá quyền đại Hán nó nói trắng trợn trước mặt
ta, coi như chuyện dĩ nhiên. Thật là nguy hiểm hết sức". Năm 1972,
trước khi Nixon sang Trung Quốc, Chu Ấn Lai
sang Hà Nội. Lê Duẩn nói: "Các anh
mời Nixon sang thăm Trung Quốc chẳng khác nào các anh đâm một nhát dao vào lưng
chúng tôi. Việc giữa Trung Quốc và Mỹ các anh bàn gì chúng tôi không có ý kiến.
Nhưng vấn đề Việt Nam là của chúng tôi, các anh không có quyền bàn. Giải quyết
vấn đề Việt Nam
như thế nào là do chúng tôi tự quyết định lấy. Còn vấn đề có viện trợ hay không
cái đó tùy các anh. Các anh viện trợ, chúng tôi sẽ thắng Mỹ. Các anh không viện
trợ chúng tôi phải hy sinh nhiều hơn nhưng cũng sẽ thắng Mỹ".
Như
vậy hoàn toàn không phải như Trần Đĩnh viết, trước cuộc kháng chiến chống Mỹ đã
có việc chia phe chủ chiến và chủ hòa, chúng ta “Đánh Mỹ là bảo vệ sự trong
sáng của chủ nghĩa”, chúng ta chiến đấu cho Trung Quốc, v.v… Mà thực tế, quyết
tâm dùng bạo lực thống nhất đất nước là đồng lòng, là xuyên suốt. Chúng ta đã
thực hiện một chiến lược ngoại giao mềm dẻo, một mặt vẫn giữ được mối quan hệ
để xin viện trợ, một mặt ta phải vượt qua được tất cả sự toan tính sai lầm, vụ
lợi, ích kỷ của các nước lớn, để rồi chúng ta đã thực hiện được mục tiêu tối
thượng của chúng ta là giành toàn thắng, để đất nước hòa bình, độc lập, thống
nhất như hôm nay!
***
Về
vụ án chống Đảng mà Trần Đĩnh thực sự chỉ là một con tép riu, sau gần nửa thế
kỷ (từ 1967), nếu hôm nay Trần Đĩnh không “kêu đau” chắc không ai biết Trần
Đĩnh là ai. 19 tuổi đã được làm báo Sự thật (tiền thân của báo Nhân Dân), được
chính đương kim TBT Trường Chinh dìu dắt, nếu trí cao, tâm sáng chắc chắn Trần
Đĩnh sẽ thành đạt to. Nhưng tiếc là Trần Đĩnh lại thuộc diện tôi cao, trí thấp,
tâm tối nên đã tự bôi đen cái số đỏ của mình. Trần Đĩnh cũng không có gan làm
giặc chỉ “sa đọa chính trị” như đánh giá của Trường Chinh thôi. Trần Đĩnh một
mặt vẫn hăng hái làm “bồi bút” và đợi “tăng lương”, một mặt vẫn ăn theo, nói
leo sự sai trái, nên đã bị thất sủng, chỉ bị cải tạo lao động nhì nhằng chứ
không bị đi tù. Như vậy, so với những người cùng trang lứa phải xông pha nơi
hòn tên mũi đạn, quả là một may mắn cho một người hèn nhát như Trần Đĩnh trốn
nghĩa vụ quân sự. Trần Đĩnh kể lại tâm trạng mình sau khi bị khai trừ Đảng: “tôi dửng dưng, tênh tênh khi bị khai trừ.
Đúng! Nhưng không phải không có lúc suy sụp. Vì tự ái, xấu hổ… Rồi
còn cả một chút tình ý bị mất quyền lợi… Và rơi vào diện chờ mọt xác mới
được tăng lương”.
Về
bản lĩnh chống đối, Trần Đĩnh không đáng xách dép cho Hoàng Minh Chính. Theo
Trần Đĩnh: “tại hội nghị
phổ biến Nghị quyết 9 ở trường Nguyễn Ái
Quốc, Trường Chinh giới thiệu nghị quyết, Hoàng
Minh Chính đã đứng lên bác lại. Vặn
ngay Trường Chinh… Chính nói đánh Mỹ sẽ là cưỡi lưng cọp dữ chứ không
phải cưỡi cọp giấy đâu”. Chính vì vậy Hoàng Minh Chính bị coi là người đứng
đầu nhóm Xét lại Chống Đảng và là người bị bắt đầu tiên. Ở cương vị Viện trưởng
Viện Triết học, Hiệu phó trường đảng Nguyễn Ái Quốc, Hoàng Minh Chính từng được
giao nhiệm vụ soạn thảo bản Báo cáo chính trị của Hội nghị TW9. Nhưng Hoàng
Minh Chính đã chọn lập trường “chung sống hòa bình” của Khrusov nên đã bị bác
bỏ, nhưng Hoàng Minh Chính lại “không chịu thua”, đã viết tiếp và phân phát bài
"Về chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam". Vì thế mới bị bắt.
Vụ
án trên thực chất là một cuộc đấu tranh tư tưởng, thể hiện quyết tâm giải
phóng, thống nhất đất nước, giành lại nền độc lập của các nhà lãnh đạo nước ta
chứ hoàn toàn không phải là một cuộc đấu đá cá nhân như các nạn nhân tự biện hộ
và các “nhà sử học phương Tây” suy diễn. Nhóm người bị bắt chỉ chiếm phần rất
nhỏ. Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp người bị xem là "mục tiêu hạ
bệ" thực tế vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương và tham gia vào
mọi quyết định lớn. Trong hồi ký ông cũng phủ nhận việc có bất đồng với Lê
Duẩn, bản thân ông cũng ủng hộ quan điểm đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Chính ông
viết trong hồi ký: "Với tôi, những
năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến,
thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến
khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn
kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong
công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là
Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh
là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như
vậy có lợi cho lãnh đạo”. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ chấp
nhận những quan điểm của nước ngoài ủng hộ cuộc kháng chiến của ta và chống lại
tất những quan điểm không ủng hộ chứ hoàn toàn không phải đơn giản là chuyện
theo hoặc chống Liên Xô hay Trung Quốc.
Vậy
mà đến tận hôm nay Trần Đĩnh và nhiều người liên quan vẫn không hiểu bản chất
vấn đề, vẫn cho mình bị oan. Có thể hình dung nước ta ngày đó như một con tầu
vượt sóng gió giữa trùng khơi, các nhà lãnh đạo như thuyền trưởng cầm lái.
Những người trong vụ án đã đánh thẳng vào tay lái đó nên đã bị bắt, bị kỷ luật
chứ không phải vì họ theo Liên Xô hay chống TQ. Trần Đĩnh không hiểu điều này
nên mới đặt tên cuốn sách là Đèn cù. Trong thời chiến, nếu không kiên quyết,
nghiêm khắc xử lý, con tầu không thể nào vượt qua được sóng gió để đến được bờ
bến bình yên mà chắc chắn sẽ bị lật nhào, chìm nghỉm tận dưới lòng biển sâu!
Cuộc kháng chiến của chúng ta cũng như tất cả các cuộc chiến mà nhân loại đã
trải, cũng như Liên Xô và lực lượng Đồng minh đã chiến thắng Phát xít, hòa bình
đã không tự đến, hòa bình chỉ đến với nhân loại, đến với dân ta bằng việc đánh
đổi rất rất rất nhiều máu!
***
Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, cũng như mọi thành công trong cuộc đời, bản thân
sự chiến thắng chính là chứng cớ sống động nhất chứng tỏ tài trí, đạo lý thuộc
về những người làm nên chiến thắng đó. Nếu sự thật lịch sử không tiến theo
đường thẳng, bước đi của lịch sử không được trải thảm, thực tế phải trả giá cao
hơn, ta sẽ càng thấy quý giá hơn chiến thắng đó. Vậy mà đến nay vẫn có những
cuốn sách như Đèn cù ra đời. Có điều ngược đời là, với tham vọng bôi đen lịch
sử bằng việc kể ra “sự thật” những chuyện thâm cung bí sử nhưng Trần Đĩnh lại
tự khoe là “tôi bịa”, “Tôi dựng ”,
“tôi viết theo sự pha phách thêm nếm”. Như vậy, lịch sử VN vốn là vàng
ngọc, nó không tùy theo “góc nhìn” của Trần Đĩnh, Trần Đĩnh không thể bôi đen
được mà chỉ tự bôi bẩn thêm gương mặt của chính mình. Đèn cù chỉ được mỗi việc
cho những người chống chế độ lợi dụng. Để lấy lòng họ, Trần Đĩnh còn tự nhận
mình chỉ là một kẻ “bồi bút”, như một sự sám hối, ăn năn. Vì thế đọc loại như
Đèn cù chúng ta sẽ chỉ thấy sự nhỏ nhen tầm thường của những người viết, sẽ
thấy họ giống như những kẻ ẩn núp ở bờ bụi ném bùn vào áo cô dâu hoặc chỉ là
những kẻ chọc gậy bánh xe mà thôi!
17-11-2014
ĐÔNG LA