Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Josephine Stenson: Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn của thời đại


Có lẽ một trong những nhận định về Bác Hồ hay nhất chính là ý của nhà báo Xô viết Ôxip Manđenstam: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá châu Âu mà có lẽ là một nền văn hoá của tương lai” (Báo “Ngọn lửa nhỏ” 1923)”.
Đến nay, khi nghiên cứu và suy ngẫm nhiều về thế giới tâm linh tôi mới thấy Bác Hồ đúng là một vị thánh giáng trần với sứ mệnh giành lại nền độc lập cho nước Việt Nam chúng ta. Chính thiên tài cùng với khả năng tiên tri thần thánh của Người đã chứng tỏ như vậy. Cũng chính vì thế, từ thời mới vào đời, thần thái của Người đã tỏa hào quang nhân ái mà một nhà báo như Ôxip Manđenstam với sự nhạy cảm, trí sáng, tâm thiện đã “ngoại cảm” được. Đến nay thì điều đó càng ngày càng được chứng tỏ, sau khi Bác trở về với cõi cao xanh đã trên 40 năm, thế giới đang từng bước đi theo tư tưởng của Người.
Sang tháng, thế giới như mở sang một trang sử mới, nước Mỹ từng là tên Đế quốc đầu sỏ với chiến lược chống cộng toàn cầu lại mời TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ. Ý thức hệ đã được thế giới tôn trọng như tôn trọng tự do tín ngưỡng vậy, không như ngày nào, 1954, Tổng thống thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã “khai sinh” ra một “Học thuyết đô-mi-nô”, một học thuyết chống cộng: “khi có một chuỗi các quân bài đô-mi-nô được xếp sẵn, nếu đánh ngã quân cờ đầu tiên, hệ quả đối với quân cờ cuối cùng là không thể tránh khỏi, và quá trình này sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng”; “lần lượt là Đông Dương, Miến Điện, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Indonesia sẽ bị mất vào tay CS”. Chính Học thuyết này đã đẩy Mỹ vào và bị sa lầy tại cuộc chiến cay đắng chống Việt Nam làm gần 60000 người Mỹ thiệt mạng và gây ra tội ác làm chết gần 3 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc.
 Nhiều sử gia của Mỹ sau đó đã cho rằng cuộc chiến đó có thể đã tránh được nếu phía Mỹ hiểu được lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Cộng. Hồ Chí Minh không chỉ là một người Cộng Sản với những quan niệm thô kệch và hạn hẹp mà Người mang trong mình tinh hoa của tất cả những tư tưởng và văn hóa của loài người. Từ một chàng trai nước Việt, sao bao năm lăn lộn trên khắp thế giới, tâm trí Người đã hấp thụ tất cả những gì tinh túy nhất, và trở thành viên ngọc đã được mài giũa thành quý giá và đẹp đẽ nhất!
Ngay từ năm 1919, khi lãnh đạo của các nước Đồng Minh thắng trận trong Thế chiến thứ Nhất họp tại Lâu đài Versailles, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đưa ra chủ thuyết về quyền tự quyết cho mọi dân tộc, Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) đã cùng Phan Châu Trinh,  Phan Văn Trường trong Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) đưa ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple annamite) với mục đích chính là “để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu”, kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh hãy thực thi những lý tưởng Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nêu ra. Bản Yêu sách cũng đồng thời được gởi trực tiếp cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ ROBERT LANSING để mong sự ủng hộ của Mỹ.
Sau đó, khi Hiến chương Atlantic được đưa ra vào mùa hè năm 1941, trong đó Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill hạ quyết tâm "nhìn thấy chủ quyền và quyền tự quyết được dành cho những kẻ bị tước đoạt những quyền ấy". Bác Hồ đã thể hiện nhiều thiện chí với Mỹ. Khi Nhật tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng, Bác thành lập tổ chức Việt Minh chống Nhật không phải là một sự tình cờ mà hàm chứa thái độ ủng hộ Mỹ. Sau đó Việt Minh đã cứu những phi cơ Mỹ bị quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản bắn rơi. Rồi đến ngày Quốc khánh lịch sử,  Bác đã trích dẫn chính Hiến Pháp Mỹ trong Tuyên Ngôn Ðộc Lập, đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà nội, càng cho thấy Bác muốn có một mối liên hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ.
Lá thư ông Trương Tấn Sang đưa cho Tổng thống Obama tại cuộc gặp ngày 25/7/2013 chính là lá thư của Bác Hồ gởi TT Harry Truman năm 1946:
"Hà Nội 28/2/1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hà Nội
Gửi đến ngài Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Washington DC
Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi … đưa ra lời yêu cầu tha thiết nhất tới Ngài và nhân dân Hoa Kỳ, hãy can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ cho nền độc lập của chúng tôi, đồng thời giúp cho các cuộc đàm phán tôn trọng các nguyên tắc của Điều lệ Đại Tây Dương và San Francisco hơn.
Kính thư,
Hồ Chí Minh"
Nhà báo Mỹ Karnow viết: “Khi Pháp tìm cách lấy lại thuộc địa cũ Việt Nam, Hồ chí Minh đã viết thư cho Tổng thống Truman yêu cầu được giúp đỡ. Nhưng Tổng thống Truman và Tổng thống kế tiếp Dwight D. Eisenhower đã thay vì giúp Hồ chí Minh thì lại đi ủng hộ Pháp, để rồi mục đích vô vọng bị vỡ tan, năm 1954, khi đội quân thô sơ của ông Hồ đánh tan quân đội đồn trú của Pháp ở Ðiện Biên Phủ”. Ông cho rằng như vậy bởi vì “Khi nhìn lại ai cũng thấy có cái gì đó nghịch lý khi một người Cộng sản chuyên chính như Hồ Chí Minh, dính líu sâu đậm đến chiến lược toàn cầu của Liên xô lại hy vọng được Mỹ hỗ trợ. Nhưng bản chất ông Hồ là một con người thực tế, tâm tư chủ yếu là luôn trăn trở về chuyện giải phóng Việt Nam”. (" Viet Nam, a history " của Stanley Karnow trang 135-137)
Vậy là, năm 1950, khi Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để trả đũa theo kiểu dằn mặt, chính phủ Truman đã công nhận chính phủ quốc gia do vua Bảo Ðại cầm đầu. Điều đó giống như việc Mỹ đã càng đào thêm hố sâu ngăn cách để rồi dẫn đến chuyện đối đầu nhau trong thập niên 1960 và 1970.
Vì thế, phóng viên đài Voa là Max Ruston có làm một bản tường trình nói về một việc mà các sử gia ngày nay gọi là "cơ hội bỏ lỡ" của cuộc chiến tranh Việt Nam.
***
Ngày mai, 19-5, lại một ngày sinh của Bác Hồ nữa đến, lần đầu tiên tôi muốn viết mấy chữ nhân ngày trọng đại và thiêng liêng này, khi thấy những “nhà văng”, “nhà láo”, ngày nào từng là “cháu ngoan Bác Hồ”, đã đón gió, trở cờ, học theo Herostratos, kẻ đốt Đền thờ thần Artemis ở Ephesus, để muốn lưu không phải “danh” mà là “ô danh” thiên cổ, họ đã hung hãn công kích Bác, người mà chính họ từng tôn thờ. Nhưng rồi thấy khó quá khi đã có quá nhiều người viết rất hay về Bác, nên tôi đành chọn đăng một bài, để khách quan, tôi chọn ngay bài của nữ Sử gia Mỹ Josephine Stenson, giáo sư tiến sĩ sử học của trường đại học Florida Atlantic ở tiểu bang Florida. Đây là bài phát biểu của bà tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội tháng 5 năm 1990.
18-5-2015
ĐÔNG LA
Josephine Stenson


(Sử gia Josephine Stenson)
Xin cho phép tôi được mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Và thời nay, có một người mẹ đã sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh. Bà cũng đã mặc tà áo này.
Hôm nay tôi mặc tà áo này không phải để chưng món quà sang trọng của bạn bè Việt Nam tặng cho tôi. Đây là sự ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc mà chưa có một sắc phục phụ nữ nào lại đẹp, có văn hoá, bề dày truyền thống và thanh lịch như chiếc áo dài Việt Nam.
Từ Hoa Kỳ, tôi sang Thái Lan và vào Thành phố Hồ Chí Minh, thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy nữ sinh các trường đều mặc áo dài - những chiếc áo dài tuyệt đẹp. Tôi như bị thôi miên cứ đứng nhìn ngây ngất những tà áo dài mềm mại trên thân hình rất đẹp của các nữ sinh.
Trong khi đó, một cảm giác buồn tương phản đột nhiên xâm chiếm trong tôi một cách bất ngờ khi tôi nhìn thấy nhiều chị em khác cũng tại thành phố này mặc những bộ đồ mà những người phụ nữ Mỹ chúng tôi đã bỏ từ thập kỷ 60 sang thập kỷ 70. Khi ra Hà Nội tôi hiểu được bề dày về nền văn minh Sông Hồng, nhưng không giống như Thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ ít mặc áo dài, phần lớn họ mặc quần áo giống như phụ nữ Bangkok và Philippines.
Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của ông. Tôi thuộc thế hệ tuổi con cháu Bác Hồ Chí Minh. Cho phép tôi được ca ngợi lời ca muộn màng của người hậu thế. Không phải tôi ca ngợi Hồ Chí Minh vì Việt Nam đã chiến thắng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh. Tôi ca ngợi Hồ Chí Minh trong tình hình Việt Nam giảm sút uy tín quốc tế. Trên thế giới người ta gọi Việt Nam là vương quốc “chuột nhắt” vì tệ trộm cắp thì không nước nào sánh bằng.
Tôi đã tự bỏ tiền túi ra để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô cũ: Những nơi mà Hồ Chí Minh đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh. Tôi đã ở Liên Xô một thời gian tương đối lâu để nghiên cứu về ông. Khi về Mỹ, tôi lại đi từ New York đến các đảo lửa vùng Đông Bắc châu Mỹ, nơi cụ Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm đi tìm cho được lai lịch văn hóa Hồ Chí Minh, mặc dù ngày đó người ta đã thừa nhận cụ là danh nhân văn hoá của thế kỷ.
Rất tiếc, lâu nay Việt Nam chỉ cung cấp cho chúng tôi lai lịch chính trị của Hồ Chí Minh, ngoài ra không cung cấp những tư liệu gì đối với những vấn đề khác. Và tôi cũng hết sức ngạc nhiên và khó hiểu không biết tại sao Việt Nam cứ tuyên truyền rằng cụ Hồ sinh ra trong một gia đình nghèo khổ? Đã nghèo thì làm sao có điều kiện ăn học và làm quan như cụ thân sinh ra ông và trình độ học vấn như ông.
Ngoài ra Việt Nam còn tuyên truyền rằng ông Hồ làm phu khuân vác ở Bến Nhà Rồng, bồi bàn dưới tàu Pháp, bồi bếp ở khách sạn Luân Đôn và làm thợ nhiếp ảnh... chỉ toàn là những lao động cơ bắp, không thấy trí tuệ Hồ Chí Minh ở chỗ nào cả! Có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại khi nói đến trí tuệ của ông Hồ Chí Minh thì ảnh hưởng đến đường lối giai cấp của Đảng Cộng sản chăng, vì sợ quần chúng hiểu rằng Bác Hồ là thành phần thuộc tầng lớp trên chứ thực chất không phải là bần cố nông và thợ thuyền, giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Xin lưu ý, bất cứ một quốc gia nào coi rẻ và khinh miệt trí thức thì nhất định sẽ thất bại, lịch sử đã từng chứng minh thực tế đó.
Qua nghiên cứu tôi thấy rằng:
- Bác Hồ chọn việc bồi bàn trên tàu là để có điều kiện đi đến được nhiều quốc gia.
- Bác Hồ chọn việc làm ở khách sạn là nơi có điều kiện tiếp xúc được với nhiều chính khách.
Thế nhưng người ta hiểu sai rằng Bác Hồ làm đủ mọi nghề chỉ là để kiếm sống, không đúng!
Tôi đã đến London tìm hiểu và thấy Nguyễn Ái Quốc kết thân với một số nhà đại văn hào, các nghệ sĩ danh tiếng như Romans, Darwin, vua hề Charlie (Sạc-lô)...
Người ta đồn rằng cụ Hồ biết 28 thứ tiếng, nhưng theo kết quả tìm hiểu của tôi thì cụ biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng.
Tôi xin dâng tặng những lời ca đẹp nhất về Hồ Chí Minh, sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân ông đi qua, gặp lại những người đã biết về ông và đi đến kết luận rằng Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên ... rất đẹp trai, cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ mơ ước về ông. Nếu tôi cùng thời với ông thì dứt khoát phải trở thành người yêu của ông. Ông không chấp nhận, tôi cũng đeo đuổi đến cùng... Tôi ngưỡng mộ ông bằng cả đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái hậu thế.
Khi tôi đã yêu ông và tôn kính ông ở góc độ khoa học thì tôi nghĩ ngay đến tượng Nữ thần Tự Do ở quê hương tôi. Tôi là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan và chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do và ca ngợi thần Tự Do.
Nguyễn Tất Thành khi đến New York và cũng đã đến chiêm ngưỡng tượng thần Tự Do như mọi chính khách sau khi đến tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi Ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế là ánh sáng tự do... Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem thần Tự Do, nhưng chỉ nhìn dưới chân tượng và ghi: “Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp; số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?
Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng thần Tự Do và ghi lại những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người, không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức tượng thần Tự Do. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm đến con người này - Hồ Chí Minh - để xem giữa lời nói và việc làm của ông có tương phản không?
Hồ Chí Minh quả thật là con người nói và làm đi đôi. Tôi đã vào nhà của ông. Lục tìm của riêng của ông. Ông không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính khách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ lại vào nhà thổ, cho phép phát triển kỹ nghệ “đàn bà”. Thậm chí một vị Tổng thống có đến 3 - 4 tình nhân. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đứng trước Tượng thần Tự Do ghi những điều trên khi mình còn lầm than, rồi khi mình làm Chủ tịch một nước và khi qua đời, trên giường ông vẫn vắng hơi ấm của đàn bà. Con người khi làm Chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm của đàn bà.
Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân, ông càng vĩ đại hơn ở chỗ ông là một con người bình thường sống hòa lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm.
Tôi đọc nhiều tư liệu về ông và biết ông được nhiều phụ nữ yêu thương. Bà Lared theo đuổi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm. Trong những đêm đi họp chi bộ về hai người đi bên nhau trên bờ sông Seine, bà tỏ tình mà Nguyễn Ái Quốc không mềm lòng. Khi bà qua đời, để lại cuốn nhật ký, tôi được đọc quyển nhật ký đó và hiện giờ con gái bà đang giữ. Con bà cũng nói với tôi: “Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc”. Đấy, tôi phải đi tìm cho được những bằng chứng như vậy mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của thời đại. Đúng, Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại.

Tôi cũng đến khách sạn Boston, ở Đông Bắc nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mì gần một năm trời và sau này chính các nhà đại văn hào châu Âu qua Mỹ đều ở Khách sạn này. Nguyễn Tất Thành đã ghi lại tên tất cả những chính khách đến ở trong khách sạn Boston.

Tại đây có một cô gái quốc tịch Mỹ gốc Pháp tên Côlét đã yêu say đắm Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Hồ Chí Minh rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật rất phong phú, nhưng Nguyễn Tất Thành rời nước ra đi không phải để hoạt động chính khách mà ông đi tìm đường cứu dân tộc. Côlét khuyên dụ ông đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn với Nguyễn Tất Thành, nhưng ông đã tìm cách an ủi Côlét để từ chối. Sau đó một thời gian, Côlét trở thành một nhà văn lớn có tên tuổi. Nguyễn Tất Thành tâm sự và bà Côlét kể lại: “Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có một người con gái quê nhà yêu mà đành bỏ lại trên bến Cảng để ra đi”.
Vừa rồi, tôi có đọc một bài hồi ký đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự của Viện quân sự Hoa Kỳ, do một số sĩ quan Anh - Mỹ trong đội quân của Đồng minh khi sang Đông Dương đóng ở Cao Bằng, “Tôi sống cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu khởi nghĩa”. Họ kể lại, có dịp tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ hỏi:
-Không phải tò mò mà trên danh nghĩa là đàn ông với nhau, tại sao Chủ tịch không lấy vợ, không lập gia đình?
-Hồ Chí Minh trả lời một cách chân tình và thân mật: Khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già, nên không dám tính chuyện đó. Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người con gái đó cũng rất yêu tôi. Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất.
Tôi đã đi Quảng Châu và tôi biết Nguyễn Ái Quốc còn có một người yêu nữa tên Lý Phương Liên (bí danh) thư ký của Đông Phương bộ thuộc cục Phương Nam là vợ của Lý Thụy (cụ Hồ) ở phố Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Thực tiễn cuộc sống có những việc nhìn thấy tận mắt chưa hẳn là thật. Khi ông Phạm Văn Đồng cùng một số người trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội sang dự một khóa học chính trị tại nhà số 13 phố Văn Minh cũng tưởng Lý Phương Liên là "vợ" của Lý Thụy, nhưng sau mới biết thực tế không phải như vậy, đây chỉ là việc ngụy trang để che mắt mật thám.
Tôi không coi vấn đề này quan trọng, tuy vậy thời gian tôi đến Liên Xô, tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu ông, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn Ái Quốc và suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một nhân chứng người Nga được bà ta tâm sự kể lại với tôi rằng: “Hai người yêu nhau, nhưng không dám lấy. Nguyễn Ái Quốc nói lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, làm cha và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra, cho nên Nguyễn Ái Quốc không lấy vợ và tôi cũng không lấy chồng."
Dân tộc Việt Nam mãi mãi nên tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này luôn tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới, đại diện bởi UNESCO, phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách một người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau.
Josephine Stenson
Hà Nội, tháng 5 năm 1990
Chuyển ngữ: Cao Huy Hùng, Nguyễn Thế Chương