Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

GIẢI THOÁT KHỎI NGỤC CHÂN TƯỜNG (tiếp vụ tìm HCLS)

ĐÔNG LA
GIẢI THOÁT KHỎI NGỤC CHÂN TƯỜNG
            
             Không phải giải thoát người còn sống mà là cuộc giải thoát kỳ lạ, kỳ diệu và không ít rắc rối một linh hồn liệt sĩ nằm dưới móng tường nhà nửa thế kỷ dưới sự giúp đỡ của cô Vũ Thị Hòa.
          ***
Buổi chiều 1-9, tôi còn đang say giấc nồng, ông Duật kêu điện thoại:
          -Ông Đông La, còn tình cảm thì lên nhà tôi ngay để đi xem cô bốc mộ liệt sĩ.
          Tôi nghĩ cái tình cảm của tôi nó còn nguyên đó chứ làm gì có chuyện còn hay mất, cái chính là mọi người nghĩ về tôi đúng hay sai mà thôi.
Trưa nay, tôi gọi cho cô, báo cho cô biết là mới đăng bài, “Em còn viết nữa, nhưng em sẽ viết hết mọi chuyện đấy cô”.
Cái chữ “mọi chuyện” này liên quan đến ý ông Duật bảo tôi “nếu còn tình cảm” ở trên. Nếu là người thường chắc chắn là sẽ sợ cô, “bố ai mà dám nhắc lại chuyện đó”, nhưng là người hiểu biết sẽ thấy nếu viết ra sẽ có nhiều cái hay. “Chuyện đó” chính là chuyện tôi đã tranh cãi với chính cô Vũ Thị Hòa, còn làm cô giận luôn.
Tôi nói viết ra có cái hay là để cho mọi người hiểu đúng sự việc hơn. Vì người ta thường nghe không chính xác nên sẽ thuật lại không đúng, thậm chí cả người trong cuộc, khi tranh cãi thường tự ái, cũng nghĩ lệch đi ý người đối thoại. Quan trọng hơn nữa là việc tôi dám tranh cãi với cô Hòa chứng tỏ từ trước tới nay khi viết bảo vệ cô tôi hoàn toàn khách quan, tôi hoàn toàn tự chủ, không bị “mê mụ”, dẫn dắt như nhiều kẻ viết bậy; tôi luôn viết hoàn toàn tỉnh táo từ những nhân chứng, vật chứng và việc chứng cụ thể trên cơ sở tri thức của tôi.
          ***
          Đợt này cô vào tôi thấy mấy lần cô lẩm bẩm: “Nhà nước gì mà không cho người ta yêu nước”. Điều này thì chính tôi cũng không chỉ một lần viết, theo Hiến Pháp mới, người dân có quyền làm tất cả những việc pháp luật không cấm, nên pháp luật của một nước văn minh sao lại có thể đi cấm người dân làm từ thiện? Tiếc là cái sự ngược đời đó đã từng làm cô khốn khổ không ít và còn đeo đuổi cô đến tận hôm nay. Cô cũng nói: “Tại ông cha nó hư nên mới sinh ra lũ con cháu hư hỏng”, ý này cô cũng đúng, vì thực ra đó là cách nói khác về “lỗi hệ thống”. Cái lỗi mà đến ông TBT Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói là chế độ đang đứng trước nguy cơ tồn vong kia mà.
Tôi biết cô nói như vậy vì hiện tại, ở chỗ cô đang ở, người ta cũng đang hành cô không ít. Nhưng phải hiểu đó chính là những cái sai do sự yếu kém về luật pháp của xã hội cũng như các mặt khác vậy, như về khoa học công nghệ chẳng hạn. Từng bao lần viết bảo vệ cô tất nhiên tôi phải hiểu thấu mọi nỗi niềm và bức xúc của cô nhưng tiếc là về phía cô cô lại không hiểu chính xác công việc viết lách của tôi, về cái việc mà tôi hay nói vui với cô là “bảo vệ chế độ” đó. Tôi đã mấy lần nói với cô, nhà nước mình còn nhiều tệ nạn và yếu kém, nó như cái nhà dột, nhưng tôi phải bảo vệ cái nhà dột ấy trước bọn ngu dốt và lưu manh, chúng đòi đập bỏ cái nhà với những ảo tưởng hão huyền, mà thực chất chúng chỉ là những kẻ quấy rối ăn tiền thôi. Nếu cái nhà dột mà sụp đổ thật thì mọi người sẽ không có chỗ nào để ở, đất nước sẽ loạn. Nên khi cô đụng chạm đến “tự ái nghề nghiệp của tôi tôi mới nổi xung lên. Tôi nói:
          -Cô nên biết từ năm 1989 em đã bị cơ quan nó cướp công, chịu bao nhiêu oan trái, nhưng khi viết em phải khách quan, phải nhìn toàn diện. Như nước ta từ chỗ vua bị bắt đi đầy, tên nước bị xóa, nghĩa là dân ta đã hoàn toàn mất nước, rồi năm 1945 2 triệu người chết đói nữa, thì đất nước được như hôm nay, dù còn nhiều cái sai, cái xấu, vẫn phải hơn xưa hàng ngàn lần chứ, Bác Hồ phải có công, Đảng phải có công chứ!
          Rồi tôi nói, tôi chỉ bảo vệ cái đúng của cô, còn không thì tôi không bảo vệ được đâu. Như có chuyện với khả năng đặc biệt cô thấy thế cô nói, dù đúng nhưng chứng cớ đâu? Cô không thể trưng ra thì người ta hoàn toàn có thể quy cô vào tội phao tin, đồn nhảm, làm mất ổn định trị an.
Rồi nói qua, nói lại, máu bốc lên, lại có tí hơi men nữa, mà tính tôi trước nay khi tranh cãi luôn là thế. Khi cô nói:
          -Thế anh viết đi, anh viết cho người ta bắt cô đi! 
          Tôi mới cáu lên:
          -Nếu tôi như thế thì không phải là tôi nữa.
          -Anh đừng viết bảo vệ cô nữa. Từ nay cô không cần anh nữa!
          -Tôi cũng không cần cô. Tôi viết chỉ vì lẽ phải chứ không vì cái gì hết. Còn chuyện có tình cảm, giúp nhau qua lại là tự nhiên về sau.
          -Từ nay anh đừng có gặp cô nữa.
          Cứ thế không ai chịu ai. Có lần tranh luận cô cũng đã bảo tôi, anh thì ngang, cô thì bướng. Cái rắc rối ở chỗ là nói tôi sai cũng không phải, nói cô sai cũng không đúng, y như trong vật lý lượng tử, người nói ánh sáng là sóng, người bảo ánh sáng là hạt vậy. Cái chính là chuyện nói có phù hợp hay không mà thôi.
          ***
          Tôi bỏ sang nhà ông Duật, lòng nặng trĩu, tôi đã làm khổ một người tôi quý trọng nhất, thương nhất, tôi từng khóc nhiều lần trước những nỗi thống khổ của cô, nên nhiều đêm tôi đã phải thức trắng để viết bảo vệ cô khi cảm thấy cô đang gặp nguy nan. Còn về phía cô, cô Thương mấy lần bảo tôi, với nhiều người, cô chỉ tức giận, mắng chửi người ta lúc đó, xong là thôi, chỉ có chuyện xung khắc với anh là làm cô đau khổ nhất. Nên những lúc hai người căng nhau, Thương hay gọi điện giục tôi: “Anh ơi, cô đang vui đấy, anh gọi điện làm lành đi!”. Tôi bảo: “Tôi có sai đâu mà làm lành!”. Mà thực sự đúng vậy, trong tâm tôi, tôi luôn chỉ muốn cô bình yên, muốn cô mười phân vẹn mười, như viên ngọc không tì vết. Thực ra cô đúng như vậy nhưng với cách ứng xử trong đời phàm mà tôi hay đùa là của “bà Hòa bán cá” cô đã gây ra hiểu lầm không ít, ngay cả với những người thân thiết nhất, những người theo cô từ những ngày đầu tiên mà chính cô cũng tự biết. Nên tôi hay nói với những người mới gặp cô là cô có lúc cao tận Trời, có lúc cô sát sạt mặt đất, nên nhìn cô là phải nhìn toàn diện. Như đến hồ sen, nhìn thấp chỉ thấy bùn rác nhưng nhìn cao sẽ thấy được bông sen; còn người sâu sắc sẽ thấy để có những bông sen, cần phải có những cái rễ lần mò trong lòng đất. Nhìn về cô là phải nhìn như thế.
          Đến tối, sau khi ăn cơm nhà ông Duật, tôi biết cô còn giận tôi nhưng Đại tá Hoa cứ ép tôi sang gặp cô làm lành. Tôi chở anh Thu, đến khách sạn anh xuống, tôi theo Hoa về nhà, thấy tôi cô xuống phòng sau, vòng theo hông nhà ra, đi chân đất về khách sạn, làm Trường phải mang dép ra cho cô. Oan cho vợ chồng anh Nghiễn đi cùng tôi, người chưa hiểu chuyện cứ tưởng cô tránh mặt họ.
          Tôi về nhà, lên facebook chat, tâm sự với Hường, người mà tôi thường tâm sự những điều sâu xa nhất về cô. Hường bảo cô không giận lâu đâu, ngày mai nhất định cô sẽ gọi tâm sự với em. Tôi viết cho Hường:
          -Hường nói giúp với cô, anh Đông La chỉ muốn cô bình yên thôi là anh ấy yên tâm rồi. Được thế thì cô giận luôn cũng được, không được gặp cô nữa cũng được.
          Nguyên văn Hường trả lời:
          -Nhưng em k muốn cô và anh k gặp nhau.
          ***
          Hôm sau ông Ba tổ chức chiêu đãi, mời tôi đến 4-5 lần, tôi bảo cô không vui thì ăn uống có vui gì, nên không đi. Rồi tôi đăng vài bài, không liên quan gì đến cô, nhưng có những ý giãi bầy tâm sự xa xôi với cô, mà tôi biết, dù giận tôi nhưng nhất định cô sẽ đọc. Rồi tôi coi lại những hình ảnh chụp chung với cô, thấy cái ảnh chụp lần đầu gặp cô, cô mặc chiếc áo gụ thật giản dị mà thật đẹp, cô chỉ tay trông rất sống động, nhưng là đang đối thoại chứ không phải tranh cãi, tôi đã đưa nó lên chính trang facebook của cô.
Hôm sau ông Duật lại mời cơm, tôi đã nguôi nên đã đi. Mọi người gặp tôi đều mừng vì không ai muốn tôi và cô giận nhau. Lịch bảo: "Cháu thấy chú đi là yên tâm rồi". Huyền mách tôi: “Thấy cái ảnh anh đăng lên cô cười bảo cái nhà ông này hay lắm! Cô hết giận anh rồi!”. Thì ra chính tấm ảnh đã cứu tôi “một bàn thua trông thấy” vì thế mới có cuộc gọi điện thoại của ông Duật gọi tôi đi xem cô lấy hài cốt liệt sĩ. 
         Tôi đến nhà ông Duật, gặp tôi ông Duật bảo: “Ông phải cảm ơn tôi đấy nhá. Trước đây thì cô gọi cho ông, bây giờ phải nhờ tôi ông mới biết cô gọi. Cô bảo tôi gọi người này người kia, báo cho ông Đông La biết, muốn đi thì đi”.
          Tôi và mấy người lên xe đến thực địa, không ai ngờ đó lại chính là nhà cha mẹ của cô Thương, nơi mới tổ chức lễ Vu Lan hôm trước. Cô đã đến, gặp tôi cô cười rất tươi, tay dứ dứ, như muốn đấm cho tôi một quả, tôi cũng nắm tay, chạm nhẹ vào tay cô. Thế là hòa. Hóa ra thế lại hay, mọi chuyện bằng phẳng quá cũng chán, qua giông bão mới hiểu thấu lòng người. Như cô bảo cô hay khuấy đục lên, tâm người nào đục sẽ đục luôn, còn tâm người nào trong thì bùn đất sẽ lắng xuống.
          ***
          Đây chính là ngôi nhà sẽ lấy hài cốt liệt sĩ, bên phải ảnh là rừng le, cô Hòa đang đứng nói chuyện với mọi người:
 
           Nó là ngôi nhà của cha mẹ cô Thương, phu nhân Đại tá Cao Thanh Hoa. Khi làm nhà, máy xúc đã phạm vào mộ làm đảo lộn lên rồi, dưới móng chân tường phía trái căn nhà, xương của chú liệt sĩ vẫn còn mấy mảnh, quần áo cũng còn mấy mảnh, đặc biệt là có cái răng vàng. Cô bảo vàng này là “vàng xịn luôn đấy”, chôn càng lâu dưới đất thì càng sáng. Di vật là một cái bút máy Kim Tinh của Trung Quốc ngày xưa, thân bút bằng nhựa mầu xanh, nắp mạ mầu vàng, có cái cài để đeo trên túi áo. Hài cốt ở sâu 1m8, dưới chân móng tường. Gia đình chú liệt sĩ cũng đã từng nhờ một nhà ngoại cảm rất nổi tiếng lấy hài cốt từ nghĩa trang về, thực ra không lấy được cái gì mà lấy của người ta hơn 50 triệu, cứ bảo không lấy tiền nhưng là lấy “lệ phí”. Người ta đã gặp cô, thấy cô nói có răng vàng là người ta tin. Sáng nay người ta nói điện thoại với cô là người ta không cần giấy tờ nữa, người ta nhất trí vào bốc mang về. Cô bảo, cô đã mua vé máy bay cho họ rồi nhưng không vào, nay lại vào thì cứ mua Việt Nam airline vào đây cô trả tiền cho. Nhưng rồi có hai người, lại điện vào QK7, người ta lại cản trở, người ta bảo không có tên là người ta không cho đem về. Cô bảo cứ nói đồng đội chỉ chứ nói đến cô là dở, mà cũng đừng báo xã nữa, “Nếu gia đình nhất trí thì cứ đưa bố bác về thôi”. Gia đình đã nhất trí nhưng rồi lại có ông chú nói “Anh tao đi có tên tuổi, lấy hài cốt phải có giấy tờ chứng nhận, phải có lễ truy điệu chôn vào nghĩa trang”, nghĩa là cái tôi họ cao quá. Nếu hài cốt ở nhà khác không phải trong nhà chị Thương thì cô không lấy đâu. Còn không lấy thì ông bà nhà chị Thương ở đây cũng không yên ổn. Cô bảo cô đợi cho đến chiều gia đình ngoài kia vẫn không vào thì thôi, cô sẽ bốc. Cô bốc thì không cần phải nhang khói, nhưng cô thương chú bộ đội quá vì gia đình không vào. Vậy các Phật tử mỗi người phải thắp cho chú một nén nhang. Chú quê ở Vĩnh Phúc, lại là bạn của bố anh Trường “hói”, vậy anh Trường thắp đầu tiên, rồi đến anh Phó Tư, anh Tuấn là ba người ở Vĩnh Phúc thắp trước rồi đến mọi người.

***
            Rồi việc khai quật được tiến hành, cô hướng dẫn đào ngoài hông nhà sâu 1m8, rồi đào luồn hàm ếch vào chân móng 60 phân, sẽ lấy được hài cốt và di vật:
          Khi đạt yêu cầu, cô cầm que tre chỉ chỗ cái răng vàng cho Trường “hói” lấy. Và mọi người đang hồi hộp, nín thở theo dõi, bỗng reo lên như fan hâm mộ bóng đá thấy đội mình đá bóng vào gôn đối thủ khi Trường “hói” kêu “đây rồi!” và cầm cái răng vàng đưa lên cho mọi người coi:
          Xin nhớ là có hàng trăm người đi, luôn có mấy chục người theo dõi trực tiếp, trong đó có Đại tá Lương Văn Nhương và tôi v.v… nên hoàn hoàn toàn không có chuyện thật giả gì ở đây!
Riêng tôi thì thấy thật kỳ diệu và kỳ lạ! Đã tin và viết nhiều về khả năng siêu phàm của cô nhưng tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên. Một cái răng vàng nhỏ như hạt ngô, dưới 1m8 đất, lại ở dưới móng chân tường, mà cô lại nhìn từ ngoài Bắc, cách gần 2000 km, vậy cô nhìn theo cơ chế nào? Cô thấy hình ảnh như thế nào? Einstein, nhà bác học vĩ đại nhất, nếu sống dậy và có chứng kiến thì cũng phải bái phục cô thôi. Vì dù một tờ giấy mỏng ông cũng không thể nhìn qua, dù ông có phát minh ra Thuyết Tương đối thì ông cũng không thể giải thích được theo tri thức khoa học. Mà điều này chỉ có thể hiểu trên cơ sở của Đạo Phật mà thôi!
          Mấy người bảo “đưa cái răng vàng cho ông Đông La” vì tôi được coi là một nhân chứng quan trọng. Mà bây giờ cũng có thể nói tôi là nhà văn nổi tiếng thế giới, không chỉ vì rất nhiều nơi trên thế giới đã có hơn một triệu lượt người đọc blog của tôi mà còn vì nội dung những bài tôi viết không phải ở phạm vi làng xã, hội nhóm mà mang tầm thế giới. Đó là những tri thức từ lý luận văn học: Chủ nghĩa hiện đại, Hậu hiện đại; triết học: Đạo Phật, Đạo Lão, Kant, Hiện tượng học, Chủ nghĩa Mác; cho đến khoa học hiện đại: Thuyết Tương đối, Cơ học Lượng tử, Lý thuyết Dây, v.v… 
          Hình dưới là chiếc răng bọc vàng của chú liệt sĩ ở trên chính lòng bàn tay “Nhà văn Đông La”:

          Tiếp theo, cô chỉ cho Trường lấy lên cái bút “Kim Tinh”:
Trong bài con nhà báo ngu như lợn dựa vào những chứng cớ ngu như bò (Xin lỗi lợn và bò), tôi đã trích dẫn lời con quỷ cái Thu Uyên: 
Mỗi khi chỉ mộ cô Hòa thường bắt quyết nói trước dưới đó có những gì: tăng bi-đông, đèn pin hay lọ thuốc, thậm chí còn nói rõ các con số trên lọ thuốc. Nhiều người nghe và ghi chép ngày mai xem cô cất bốc thấy đúng liền tin cô có cái nhìn siêu phàm. Trong số đó có các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người. Hai cuộc khảo cứu được cấp giấy chứng nhận trở thành cán bộ của Viện cho cô Hòa, một lần ở Tây Ninh, một lần ở Chư Păh đều được dựa trên đúng niềm tin như vậy. Nói rồi mà đào lên đúng thì đúng là có khả năng thấu thị chứ còn gì nữa! Các nhà khoa học đã không để chỗ cho một khả năng người biết rõ nhất một vật được chôn kín chính là người mang nó đi chôn. Họ đã ca ngợi Vũ Thị Hòa có tài thấu thị ngoại cảm qua một vụ cất bốc mà nhân chứng là giả, di vật là giả và tất nhiên nơi hy sinh cũng là giả”.
Nếu óc nó còn sót lại tí lương tri, được chứng kiến cảnh bốc mộ trên, nó sẽ phải tự vả gãy răng nó chứ không phải đợi đến tôi!
Chiếc răng vàng và chiếc bút trên chính lòng bàn tay cô Hòa:
(Chủ nhà, cô Thương, và cô Vũ Thị Hòa)
Tiếp nữa, dù đã xáo trộn, nhưng Lịch vẫn tìm thấy những mảnh xương của chú liệt sĩ và mảnh quần áo:
          Cuối cùng, hài cốt được chôn tạm trên vườn nhà cô Thương:
          Cuộc giải thoát khỏi ngục chân tường của chú liệt sĩ mới được bước đầu.
“Theo kiến nghị gởi Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị, Tướng Nguyễn Ngọc Doanh viết: “Việc quy tập hài cốt liệt sĩ ở Tống Lê Chân có đầy đủ các nhân chứng sống, tai nghe mắt thấy, tay bốc cốt 164 HCLS trong trận đánh trên là hoàn toàn chính xác. Nếu sai Trung tâm Thông tin tìm kiếm HCLS và các nhân chứng sống xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật”. Chưa hết vị tướng già từng vào sinh ra tử, thương tích đầy mình, còn viết: “Nếu không đúng là hài cốt liệt sĩ đề nghị Bộ Quốc phòng cho điều tra mở Tòa án Quân sự xử bắn tôi trước 164 liệt sĩ trên”! Nhưng thật trớ trêu, trước các thi thể của đối phương, dù là quân thù, dù cách mai táng không được “long trọng”, nhưng họ vẫn không để phơi xác các liệt sĩ của chúng ta. Vậy mà sau gần nửa thế kỷ, các liệt sĩ đã được gặp lại người thân, gặp lại đồng đội của mình, thì lại bị chính sự dốt nát, bị sự thoái hóa phơi xác các anh! Dù chỉ còn là chút bột mầu đen mà thôi! Đau xót thay! Lỗi này không thuộc Bộ Quốc phòng, không thuộc ông Đại tướng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thì thuộc về ai?”
Vậy để hài cốt của chú liệt sĩ được công nhận, được truy điệu và chôn vào nghĩa trang về với đồng đội, còn phải có sự giải thoát khỏi những sai trái, yếu kém của chính xã hội ta trong những ngày hôm nay.
Nam mô Adiđà Phật! Cầu Trời Phật phù hộ cho chú! Vì gia đình không vào nhận nên cô Hòa chưa cho mọi người biết tên chú.
5-9-2015
ĐÔNG LA