Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

ĐỌC LẠI BÀI “THÂM CUNG BÍ SỬ” HAY CÁI NHÌN TĂM TỐI CỦA HUY ĐỨC?

       Theo thông báo của gia đình, ông ALAN PHAN đã bị cấp cứu và gia đình đã chấp nhận rút ống dưỡng khí vào ngày thứ hai19 tháng 10 năm 2015.
Loáng thoáng trên mạng đã có những bài ca ngợi tài đức doanh nhân nổi tiếng này. Không ngờ cái số tôi cũng có một tí cơ duyên dính dáng tới ông. Nhớ lại hình như trong vài bài viết tôi có nhắc đến. Kiểm tra thấy, một lần nhân kỷ niệm ngày thống nhất, tôi viết: “Đến trưa 30 - 4, khi đơn vị tôi chiếm khu Kỹ nghệ Biên Hòa thì biết được tin “Miền Nam hoàn toàn giải phóng”! Nơi tôi đóng quân là một xưởng làm quạt điện, ở sát bên một nhà máy cà-phê. Chúng tôi đã sang lục soát. Từ rừng núi, giường nằm là võng, nhà là mái tăng, chúng tôi ai nấy đều choáng ngợp khi trông thấy phòng làm việc và phòng ngủ của “ông chủ”. Sau này được biết hình như chủ nhà máy cà phê ấy chính là cái nhà ông Alan Phan bây giờ!” Bài 2 tôi “đá nhẹ” ông trong bài viết về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức. Đọc lại bài viết, thành độc giả của chính mình, thú thật tôi cũng phải ngạc nhiên về mình, sao lại từng kỳ công đến thế viết những bài như thế. Cũng rất xúc động khi đọc lại những bình luận của các độc giả hồi ấy. Xin đăng lại bài này, không phải để tưởng nhớ ông ALAN PHAN vì bài này chủ yếu bàn về chính trị, mà chủ yếu giới thiệu với nhiều người quen biết tôi sau này (nhất là đại gia đình cô Vũ Thị Hòa), những người còn chưa đọc.
            20-10-2015
            ĐÔNG LA
ĐÔNG LA
BÊN THẮNG CUỘC: “THÂM CUNG BÍ SỬ”
HAY CÁI NHÌN TĂM TỐI CỦA HUY ĐỨC?

Hôm nay tôi sẽ kết lại loạt bài viết về cuốn Bên thắng cuộc bằng việc bàn về những chuyện thâm cung bí sử mà Huy Đức đã viết. Nhưng trước hết, phải công bằng với Huy Đức, chúng ta xem thử dư luận gần đây.
Về phía ca ngợi Huy Đức, số lượng bài viết xem chừng áp đảo phía công kích. Nhưng trong lĩnh vực tri thức phức tạp, số lượng không có ý nghĩa gì. Như khi Einstein đưa ra Thuyết Tương đối, biết có danh sách 100 nhà bác học phản đối, ông đã cười mà rằng: “Nếu tôi sai thì 1 cũng đủ cần gì tới 100!”. Huống hồ số người ủng hộ Huy Đức hầu hết thuộc phe “thua cuộc”, làm sao mà họ chả ủng hộ một người biện hộ cho họ? Ta thử xem ý kiến một vài nhân vật có trình độ.
Alan Phan, một doanh nhân tài danh và thành đạt, viết sau khi đọc Bên thắng cuộc: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nghịch lý hiện diện sau 1975. Cuộc sống của 95% người thua cuộc sau vài năm (phải lang bạt kỳ hồ khắp năm châu) lại sung túc về vật chất gấp 10 lần 95% những người thắng cuộc… Trong khi phe thắng cuộc vẫn loay hoay tìm lối ra trong cái đầm lầy họ tự đào” (gocnhinalan.com) Đọc xong tôi bật cười thấy vị doanh nhân này cũng ngu ngơ y như Ngô Bảo Châu viết về Hà Vũ vậy. Nếu “bên thua” các ông chạy sang một nước khác có thực trạng y như VN, hoặc sang vùng Trung Đông hoặc Châu Phi chẳng hạn, mà các ông cũng giàu được như vậy, thì hãy tự hào. Còn các ông thực chất chỉ là những kẻ ăn theo tại những nước, khi mà dân ta còn là nô lệ và 2 triệu người chết đói, thì người ta đã chế tạo được bom nguyên tử rồi. Các vị giàu có cũng tốt thôi nhưng chỉ là tha phương cầu thực, vẫn có cái phần nhục trong đó, không nên tự hào, kể cả chính bản thân tôi đây khi cũng có khá nhiều người thân bên Mỹ. 
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George, khen Huy Đức “chuyên nghiệp và công bằng hiếm có” thì “bên thua” cũng có những người phản bác. Tôn Nữ Hoàng Hoa trên tieng-dan-weekly.blogspot.com: “GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tác giả Huy Đức rất công bằng khi viết cuốn Bên Thắng Cuộc này. Chúng tôi xin trả lời ngay nếu nói tác giả Huy Đức có ý công bằng là sai”. Bởi họ cho rằng Huy Đức muốn "hồi chánh thật sự" thì phải dũng cảm còn kiểu bắt cá hai tay để cầu danh lợi như Huy Đức là “Nếu không viết được những dòng trung thực thì phải viết những dòng nịnh, bợ. Khi đã viết những dòng nịnh, bợ thì không còn chữ TRUNG mà chỉ còn lại là một chữ HÈN”.
     Lão Móc trên  hennhausaigon trong bài Mặt thật Huy Đức viết:
“…Ở Mỹ, người Mỹ sẽ hỏi Huy Đức là thằng nào? Ở Việt Nam khá nhiều người … biết nó là … Trương Huy San, biệt danh “San Hô”, do đồng nghiệp Tuổi Trẻ đặt cho một cách khinh miệt”; “Kim Hạnh ném San Hô ra thị trường thông tin đạt kết quả tốt… Huy Đức nhanh chóng tự biến thành “tên nhà báo làm tiền” … Nhìn chung, công trình xây dựng nào cũng không ít thì nhiều cũng có vấn đề! Huy Đức tìm gặp để… tìm hiểu… Sau những câu hỏi bắt mạch… thằng “San Hô” có trong tay một số căn chung cư, villa… mua theo giá hữu nghị… San Hô chỉ cần kiếm thân chủ bán trao tay! “Chưa tới 10 năm làm báo, cứ nhìn tài sản của thằng San Hô là đủ biết!”, Sỹ H., phóng viên thể thao nói so sánh. Còn H. Ngọc, chuyên mục nhà đất báo Sàigòn Tiếp Thị, kể rằng, “Nguyễn Phụng Thiều, nguyên Gám đốc kinh doanh nhà Tân Bình, có lần cho biết“báo TT đưa tin trước nhất về công trình chung cư Bàu Cát, Huy Đức là khách hàng đầu tiên”. Bài báo kết luận: “THS, HĐ, San Hô, một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp,…  lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỷ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ, rõ ràng, có quá nhiều người đã trúng kế dân vận của một tên “hăng rô” lưu manh chữ nghĩa”.
Đã có những “ông con Việt Cộng” khen Huy Đức như Nguyễn Giang BBC (Anh), Trần Hữu Dũng (Mỹ) thì “Việt cộng chiêu hồi” như Bùi Tín cũng khen: “Đây quả là một công trình hiếm có, công phu, bởi vì anh có gan, có ý chí”. Về phần góp ý, Bùi Tín viết:  “Những thiếu sót gốc phải gia công hơn nữa, ví dụ như là ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’ nói như thế có đúng hay không, theo tôi là không đúng. Thế còn nói ‘ngày toàn thắng,’ ‘ngày giải phóng,’ thì ngay cái tít ‘giải phóng’ cũng đã là mỉa mai rồi”.
Những kẻ chiêu hồi thì dù chiêu hồi phe thắng, phe chính nghĩa cũng đã là nhục, nên trong Tam Quốc, phía Lưu Bị đã phải mất bao công thuyết phục thì Hoàng Trung mới quy hàng. Còn Bùi Tín, nếu không có nghề gì để kiếm sống thì nên đi hầu bàn hoặc làm gì đó, đã trốn chạy, trở cờ mà lại còn đòi giảng giải đạo lý thì da mặt ông dầy thật! Nói đúng cũng đã là khó nghe huống hồ lại nói sai. Nước ta khi vua bị bắt, tên nước cũng bị xóa bỏ, khi ta giành lại nền độc lập thì không phải là giải phóng thì là cái gì? Tôi tin là dù nước ta có biến đổi thế nào thì ngàn đời sau những người có lương tri cũng sẽ còn nguyền rủa những thằng phản bội, phản đạo lý! Trên trang Hiệu Minh có một comment thật hay, đã ví Bùi Tín như “miếng giẻ chùi máu”:
Dove says : Khi đọc đến câu:
“‘cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước’ nói như thế có đúng hay không, theo tôi là không đúng”, tôi đã rời màn hình đi thắp một nén nhang để viếng hương hồn của hàng triệu bà con bị chết đói năm 1945 và hàng nghìn người Hà Nội, trong đó có ko ít giáo dân đã chết thảm do Christmas Bombing. Tôi đã thề rằng, từ nay sẽ ko bao giờ đọc Bùi lão gia nữa, bỡi nhẽ ông ta chẳng qua là một miếng giẻ chùi máu trên giày của bọn thực dân đế quốc nói chung và tù binh phi công Mỹ nói riêng”.
Chưa hết, trong số ca ngợi ủng hộ Huy Đức còn có những ông “Việt cộng” chính hiệu nữa.
Nguyên Ngọc viết: “Cuốn sách này nói về những sự thật khốc liệt, nhưng vì rất trung thực nên nó khiến ta bình tĩnh hơn trong thế giới và giữa đất nước khốc liệt ngày nay”. Về mặt văn chương, ở đây Nhà văn Nguyên Ngọc lại sai về “tiếng Việt” rồi. Như lần trước tôi cũng đã chỉ ra trong truyện ngắn Rẻo cao khi nhà văn ngửi thấy mùi hương mang màu tím. Hiện tại đất nước chúng ta có những trì trệ, tệ nạn, nhân dân có nhiều “bức xúc”, nhưng vẫn đang tăng trưởng, nhà văn viết “đất nước khốc liệt” là sai! Trong quá khứ, “vụ Báo Văn Nghệ” có thể là “khốc liệt”, nhưng chỉ với riêng ông mà thôi. Còn Huy Đức theo ông là “trung thực” thì  chỉ xin trích ý kiến người trong cuộc là Nhà báo Lưu Đình Triều, con nhà báo kỳ cựu Lưu Quý Kỳ, viết trên Tuổi trẻ: “Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.
Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà...
Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình”
Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, viết:
"Huy Đức viết công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Có công minh lịch sử mới có hòa giải dân tộc thực sự".
Công nhận đoạn này “hay” thật, “hay” ở chỗ một người như ông Chu Hảo sao lại dở đến thế! Việc ông cho Huy Đức “lương tâm trong sáng”; “có trách nhiệm”; “công minh lịch sử”. Điều này thì có quá nhiều lý lẽ để phản bác nhưng ở đây tôi chỉ hỏi ông một câu: vậy ông trả lời sao đây cho hương hồn cha ông, cụ Chu Đình Xương, nguyên Giám đốc Ty Liêm phóng (Công an) Bắc Bộ, như chính ông kể trên Báo Lao động, là người từng “có nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vòng trong cho Bác” khi Bác Hồ viết “Tuyên ngôn độc lập”; khi Huy Đức ca ngợi những sĩ quan VNCH tự sát là “tuẫn tiết”? Tôi xin tra giúp ông: Tuẫn tiết có nghĩa là “chết vì nghĩa lớn”! Vậy theo logic, mà chắc ông là GS vật lý phải giỏi, ông cho Huy Đức "công minh" khi cho phía VNCH là chính nghĩa, thì cha ông, rồi kể cả ông nữa, đã đi theo con đường phi nghĩa sao?! (Trích dẫn theo http://googletienlang).
Còn những chuyện mà Trần Hữu Dũng (Mỹ) viết: ““Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam””; và Nguyễn Giang (BBC) viết: “Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động”?
Trước kia, với dạng thông tin “nhạy cảm” như vậy, các nhà chức trách chỉ cần cấm phát tán là xong, nhưng giờ sao chặn được thông tin trên internet lan truyền bằng sóng điện từ? Vậy chỉ còn cách là đối thoại sòng phẳng thôi.
Với Bác Hồ, Huy Đức cũng có thấp thoáng viết về Bác. Như với trích dẫn: “Sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là nhà thiết kế chính, nếu không nói là duy nhất, của mô hình kinh tế miền Bắc suốt từ năm 1960 đến 1975”; và chuyện TT Phạm Văn Đồng, khi viết Công hàm gửi cho Trung Quốc “tán thành” tuyên bố của họ về hải phận, thì cũng đã “hỏi ý Bác”.
Một nền kinh tế (từ 1960 đến 1975) mà tất cả tinh lực giành hết cho cuộc kháng chiến còn kém là lẽ thường thì có gì mà phải bàn. Nhưng cần phải hiểu, chuyện khoán sản cũng không phải là chân lý tuyệt đối. Nên nhớ chính  kinh tế tập thể đã làm Liên xô trở thành siêu cường chứ không phải “khoán sản”. Tối trước xem ti vi thấy cảnh làm từ thiện cho người vô gia cư ở Nga trong lễ Giáng sinh mà thấy quá xót xa! Chính sự sùng bái cá nhân, vứt bỏ cơ chế kiểm soát quyền lực của Lê-nin đã biến LX trở về một dạng phong kiến mới, đã phá hủy LX, chứ không phải chỉ là những yếu kém của nền kinh tế tập thể!
Còn chuyện Công hàm của TT Phạm Văn Đồng thì phải hiểu, cái chuyện lo giành lại cả nửa nước phải quan trọng hơn chuyện mấy hòn đảo rất nhiều. Nhiều kẻ cho TT Phạm Văn Đồng đã “bán nước” thì thật bậy bạ. Nếu tự dưng mang biển đảo dâng cho ngoại bang để mưu cầu quyền lợi cá nhân thì rất đáng bị lên án, như Nguyễn Ánh dâng Côn Đảo cho Pháp để xin viện trợ đánh Quang Trung chẳng hạn. Còn Công hàm của TT Phạm Văn Đồng mà “có hỏi Bác” chỉ là một hành động ngoại giao tế nhị, là việc lướt qua chuyện nhỏ để mưu cầu chuyện lớn. Còn bây giờ ta có điều kiện để đấu tranh đòi chủ quyền thì phải đấu tranh, nhưng phải dựa vào chứng cớ pháp lý của lịch sử, dựa vào luật biển quốc tế, kết hợp với sức mạnh của chính trị, ngoại giao, kinh tế và quốc phòng; còn như mấy đứa đi biểu tình lăng nhăng thì chỉ làm trò hề chứ được tích sự gì?
Còn với Bác, chỉ với hai câu của Bác cũng đủ chỉ ra tầm vóc của Người, chúng là kim chỉ nam đã dẫn công cuộc giành độc lập của ta đến thành công:      
“Chính sách của ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”; “Chủ nghĩa Mác-Lênin Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin có lý có tình!”.
Chính chủ nghĩa dân tộc gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản; lý tưởng “dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do” là những nền tảng cơ bản của tư tưởng HCM. Chính vậy tư tưởng của Người đã cao hơn cả Stalin, cao hơn cả Mao Trạch Đông, cao hơn cả mấy ông tổng thống Pháp và Mỹ hồi gây chiến với VN; nó vượt qua ý thức hệ, qua chiến tranh lạnh, qua cả hận thù, và chính là con đường mà thế giới đang đi hôm nay. Chính vậy, từ năm 1923, trên Báo “Ngọn lửa nhỏ”, Ôxip Manđenstam đã viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá… có lẽ là một nền văn hoá của tương lai”. Và cũng chính vì thế mà UNESCO đã tôn vinh Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc,danh nhân văn hóa" (Hero of national liberation and Great man of culture). Vậy mà Huy Đức, giống như việc lấy bát ăn cơm sao đong được nước biển cả? Lấy gang tay chăm chăm nhặt xu lẻ sao đo được cao rộng của Trời Đất?
Còn các nhà lãnh đạo là những “Học trò xuất sắc của Người” cần phải hiểu họ là những bậc vĩ nhân chứ không phải thánh nhân, mà vĩ nhân thì cũng là người, cũng có những thói tật thường tình của con người. Với tôi, dù những chuyện thâm cung bí sử là có thật đi chăng nữa thì các vị vẫn là những con người buộc ta phải kính phục. Vì trước hết họ từng là những nhà cách mạng đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, bất chấp lao tù, đầu rơi máu chảy, và cuối cùng đã giành lại được nền độc lập cho Tổ quốc, cho chúng ta được sống những ngày yên bình hôm nay.
 Trường Chinh, người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng 8 thành công, người cực kỳ nguyên tắc nhưng cũng là người quyết liệt đổi mới, đã trở thành một “Tổng Bí thư của đổi mới”. Nhân cách của ông thật vĩ đại, một lần chịu mất chức TBT nhận kỷ luật thay cho tập thể, một lần từ chức TBT nhường cho thế hệ sau. Ông phải chí công vô tư đến như thế nào, trí tuệ đến như thế nào, để đến như TBT Lê Duẩn cũng luôn quý trọng và rồi tin tưởng trao lại trọng trách cho ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người “anh cả quân đội”, “anh hùng Điện Biên”, “Tổng Tư lệnh” một quân đội bách chiến bách thắng. Trong “Bên thắng cuộc”, Huy Đức cũng đã theo đuôi một số người cũng như các nhà sử học nước ngoài cho rằng vai trò của Đại Tướng bị TBT Lê Duẩn làm lu mờ trong giai đoạn chống Mỹ. Trong khi chính ông viết trong hồi ký: "Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh  là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”. 
Cứ cho những chuyện “thâm cung” quanh đời ông mà Huy Đức kỳ công kể trong “Bên thắng cuộc” là có thật đi chăng nữa thì có hai điều:
Thứ nhất, xã hội chúng ta quả là tốt đẹp, đúng là “cây ngay không sợ chết đứng”. Với chính trị thì cái gì cũng có thể xảy ra. Thời phong kiến, ta từng đau đớn cho số phận của Nguyễn Trãi đã bị tru di tam tộc sau khi có công rất lớn đuổi giặc Minh. Trước nữa bên TQ, Hàn Tín sau khi giúp Lưu Bang lên ngôi Hán Cao tổ, đã bị Lã Hậu chém chết cùng ba họ. Nguyên soái Zhukov, vị anh hùng diệt Phát xít cứu nhân loại, cũng đã bị cách chức đột ngột và bị sỉ nhục công khai. Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thời Cách mạng Văn hóa thì bị cắt gân chân, khi chết bị thiêu với con số 123. Với nước Mỹ thì gọn hơn, chỉ cần một tay súng núp đâu đó và một con dao, đã có mấy đời tổng thống bị hạ sát. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta thì vẫn còn đó, vẫn trường thọ.
Thứ hai, nhân cách của ông thật vĩ đại, một vị tướng từng chiến thắng bao quân thù, nhưng với đồng chí, đồng bào, ông lại thật khoan dung, độ lượng, đó là thái độ được hòa quyện bởi một nhà văn hóa và một thiền sư. Chứ ông đâu có như mấy người thuộc lớp đàn em, đàn cháu thuộc cấp, mất tí quyền lợi, tí danh tiếng, đã vội trở cờ, lật lọng, lộ nguyên hình bản tính tầm thường của mình. Vì thế danh tiếng của ông sẽ mãi mãi ngời sáng. Theowikipedia, Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”. Suốt cuộc đời mình, ông đã thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ.William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)!
Vậy ai là người hại Đại tướng?
Theo “Bên thắng cuộc” mà Huy Đức đã cop nhặt từ những “tác phẩm” của Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, v.v… cho người dùng mọi thủ đoạn để hại Đại tướng, đồng thời cũng là một “hung thần” của chế độ, chính là ông Lê Đức Thọ.
Với lê Đức Thọ, theo tôi, có lẽ vì ông làm công tác tổ chức cả mấy chục năm, liên quan đến chức tước, quyền lợi, khen thưởng, kỷ luật của cả hệ thống, nên người được thì hàm ơn, còn người mất thì oán thán ông chăng?
Huy Đức đã cố công bôi đen hình ảnh của của ông. Nhưng qua những sự kiện lịch sử và những đánh giá của những người có trọng trách, Lê Đức Thọ trong “Bên thắng cuộc” lại là người có nhiều công trạng và có trách nhiệm cao. Chỉ với dư luận ngoài lề mà Huy Đức đã hóng hớt, nghe lỏm được từ những người giúp việc các nhà lãnh đạo “ngồi lê đôi mách”, Lê Đức Thọ mới hiện lên như một “hung thần” mà thôi. Tôi thấy lạ là với những người làm cái công việc đặc biệt này, lẽ ra ngoài tài đức cũng cần phải có nhân cách đặc biệt, phải là người có ý tứ, cẩn trọng. Với người thường, việc nói xấu sau lưng người khác đã là tối kỵ, tại sao những người này, với những chuyện tày đình, sao họ lại có thể nói với Huy Đức tự nhiên như mấy con mụ lắm điều vậy?! Cho dù họ thấy đúng 100% như đã kể thì cũng cần phải hiểu, cả lãnh tụ, cả các nhà lãnh đạo tối cao cũng có những lúc họ mặc quần đùi chứ không thể cả đời mặc lễ phục nghiêm trang được, nên trong sinh hoạt họ cũng có thể có bỗ bã, cũng có thể có thiên kiến, không thể coi lời của họ lúc đó là phát ngôn chính thống được.
Huy Đức viết: “Trần Nhâm, thư ký riêng của Trường Chinh, kể: Trong một phiên họp Bộ Chính trị, cụ Duẩn đã ốm lắm nhưng vẫn dự. Ông mặc bộ đồ pi-gia-ma tới, chỉ mặt Lê Đức Thọ: “Có phải có những trung ương ủy viên anh rút từ trong tay áo ra?” Lê Đức Thọ tái mặt” (tr.357).
Trần Nhâm không thể được họp Bộ Chính trị sao có thể thấy “Lê Duẩn chỉ mặt Lê Đức Thọ”?
     Nhưng ở chỗ khác, cũng chính Huy Đức đã viết ngược lại: “ Đối với các trường hợp được giới thiệu vào Bộ Chính trị, theo ông Nguyễn Đức Tâm: “Anh Thọ càng thận trọng xét đi xét lại kỹ lưỡng, báo cáo Bộ Chính trị rồi trao đổi lại với từng người một, cứ như vậy cho đến khi có sự nhất trí trong Bộ Chính trị rồi mới giới thiệu ra Trung ương” (tr. 372).
Còn chuyện tham vọng làm Tổng Bí thư, Huy Đức viết:
“Theo ông Đoàn Duy Thành và Hoàng Tùng, … Lê Đức Thọ …xin Lê Duẩn: “… anh giới thiệu với Bộ Chính trị… để tôi thay anh đi”. Ông Lê Duẩn nói: “Với tình hình Đảng ta bây giờ, anh chưa thay tôi được mà phải Trường Chinh”. Tháng 4-1986, Lê Đức Thọ lại đến, lần này … Ông Thọ, được tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. … Tôi đã nói rồi, Trường Chinh”.
Cứ cho chuyện này hoàn toàn là có thật tôi cũng thấy bình thường, bởi tham vọng quyền lực cũng là lẽ thường. Có điều thể hiện ở mỗi người, mỗi nơi mỗi khác, ở Mỹ thì nó huỵch toẹt cả ra; như Obama trúng cử, cả ông, cả gia đình, cả những người ủng hộ đã mừng vui đến thế nào. Lê Đức Thọ, với tài năng và công lao, ông hoàn toàn xứng đáng làm Tổng bí thư. Còn ông thực sự tham ác, như Huy Đức theo đuôi dư luận đểu thêu dệt về ông, thì với một người nghe nói đã lập ra cả chục ban bệ kiểm soát, có quyền sinh quyền sát với biệt danh “Sáu Búa”, ông hoàn toàn có thể đoạt được quyền lực bằng hành động cực đoan. Nhưng không, khi thấy mình không đủ uy tín, ông đã “chịu thất bại”. Như vậy, ông đúng là có tinh thần dân chủ và là người nghiêm chỉnh phục tùng tổ chức. Còn câu Huy Đức viết ông Lê Duẩn nói với Lê Đức Thọ: “Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng”(tr. 358) thì thật buồn cười, có thể trong một giây phút cáu gắt ông Lê Duẩn nói không chuẩn, còn chuyện đi Pa-ri, chuyện vào chiến trường của Lê Đức Thọ là chuyện đại sự quốc gia, có lẽ nào một vị TBT lại hành xử như vậy!
 Thực tế đã chứng tỏ ngược lại, Lê Đức Thọ từng là nhà cách mạng sẵn sàng quên mình vì nghĩa lớn, mới 15 tuổi đã tham gia hoạt động, 18 tuổi đã bị Pháp bắt tù, chính Huy Đức viết: “Hoàng Tùng, một người cùng quê, bị bắt chung, kể: “Phan Đình Khải (tên thật Lê Đức Thọ) bị tra tấn rất dã man, vẫn không khai về hoạt động bí mật của mình. Sau một lần bị đánh đau trả về buồng giam, trông thấy tôi trong lỗ cửa sổ buồng khác, anh nói nhỏ: ‘Phải dũng cảm, khai thì chết bỏ mẹ đấy’(tr.440).
Đặc biệt, Huy Đức đã bỏ nhiều công sức viết về mối quan hệ giữa Lê Đức Thọ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm “bôi đen” ông. Nhưng theo Huy Đức:
“Vụ án Chống Đảng” mà Lê Đức Thọ tiến hành được Trợ lý của Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Trần Quỳnh, kể: “Đặng Kim Giang khai, linh hồn của tổ chức là Võ Nguyên Giáp. Họ liên lạc với Đại sứ Tchecbakov”. Đại sứ Tchecbakov được coi là một “sĩ quan tình báo” của Liên Xô” (tr.441).
Như vậy, nếu Đại tướng là người  trong sáng thì người xấu phải là người vu oan cho Đại tướng chứ không phải Lê Đức Thọ, vì ông là người phải thực thi trọng trách của mình.
Chưa hết, còn một loạt chuyện tày đình về âm mưu ám sát lãnh tụ và giết các tướng lĩnh mà những kẻ xấu đã vu cho Lê Đức Thọ cũng đã được tung lên mạng từ lâu, in đi in lại, nay Huy Đức lại sưu tập lại.
Về chuyện này, thật tiếc không hiểu sao hệ thống tuyên truyền chính thống hoàn toàn bỏ ngỏ, để dư luận đen mặc sức lan tràn như cỏ dại, như nấm độc. Phải chăng họ cho những gì không phải chính thống thì không quan trọng? Có điều, sự tiếp nhận thông tin của người ta chỉ tùy thuộc vào ấn tượng chứ đâu có thuộc vào chính thống hay không. Như chuyện “Biệt thự của Thủ tướng”, “Nhà thờ họ của Thủ tướng”, “Chủ tịch Trương Tấn Sang copy trong kỳ thi”, v.v… thì chính tôi đây lúc đầu cũng tin luôn. Nhưng rồi với những phản bác có đầy đủ chứng cớ, mọi ý đồ xấu đã bị dập tắt. Còn những chuyện trên về Lê Đức Thọ, nếu suy xét kỹ, ta cũng sẽ thấy là bịa hết.
Như chuyện máy bay chở Bác hạ cánh. Nếu làm lệch hệ thống đèn tiêu đường băng phải cần nhiều người thi công mới có được, vì liên quan đến hệ thống điện, mà đường băng thì rất dài. Vậy làm sao giữ được bí mật đây? Trong khi Bác là thần tượng tuyệt đối, có ai lại im lặng trước một âm mưu ám sát lãnh tụ kính yêu của mình?! Còn tại sao lại có chuyện ông Vũ Kỳ kể, để rồi Nhà văn Sơn Tùng viết ra; bản chất vụ việc thế nào để rồi người ta suy diễn thì tôi cũng không sao hiểu nổi.
Còn dư luận về một loạt tướng lĩnh chết do bị đầu độc thì chính tôi lúc đầu cũng bán tín bán nghi. Nhưng chính qua “Bên thắng cuộc”, vì Huy Đức viết tỉ mỉ, nên tôi cũng lại thấy toàn bịa hết.
Tôi từng làm ở viện nghiên cứu dược và công ty Sát trùng chuyên về thuốc độc, với xyanua kali (Potassium cyanide), chỉ cần 300 mg, sau 10 giây đã làm người ngộ độc mất ý thức rồi chết ngay, còn những loại không làm người ta chết ngay thì đều gây ra những triệu chứng ngộ độc ghê ghớm rồi mới bị chết. Nhiều tác phẩm điện ảnh, văn chương đã miêu tả cho khớp với sắp xếp của tác giả nên không đúng với thực tế.
Còn các vị tướng của ta như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh “Sau một đêm trằn trọc bên người vợ tại nhà riêng” được đưa đi cấp cứu rồi chết tại bệnh viện với kết luận do “nhồi máu cơ tim”; Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng qua đời sau một cơn đau tim tại Quân y viện 108; còn Đại Tướng Lê Trọng Tấn sau khi gặp Lê Đức Thọ lên xe về nhà riêng, rồi cùng ăn cơm với em rể là Tướng Lê Ngọc Hiền, hai ông còn “nói với nhau vài câu ngắn” rồi  bỗng nhiên Tướng Tấn mới “gục xuống bàn”, rồi cũng được mang đi cấp cứu rồi chết tại bệnh viện với kết luận do “nhồi máu cơ tim”.
Như vậy cả 3 ông không thể bị đầu độc bằng xyanua và trước khi chết cũng không có triệu chứng ngộ độc mà đều có những triệu chứng đúng như bệnh viện kết luận là nhồi máu cơ tim. Với bệnh này thì đến Giáo sư Tôn Thất Bách, một chuyên gia về tim mạch cũng không thoát được, khi lấy viên thuốc cấp cứu ngậm dưới lưỡi không kịp. Bản thân Huy Đức cũng cho các ông đúng là có thể chết do bệnh, nhưng tại sao Huy Đức lại còn cố tình thêm thắt để hướng độc giả đến những điều mờ ám? Để rồi Nguyễn Giang cũng phụ họa thêm là “được mô tả rất sinh động”! Cần phải biết giết người là tội ác! Mà vu cho người ta tội giết người cũng là những kẻ độc ác!
Với TBT Lê Duẩn, người lãnh đạo cao nhất nước ta giai đoạn đất nước giành toàn thắng. Cũng thật là bậy bạ khi cũng có dư luận cho ông cùng Lê Đức Thọ làm những chuyện mờ ám. Cả thế giới từng chứng kiến bài điếu tang ông đọc trong lễ truy điệu Bác, có lẽ là hay nhất trong toàn bộ lịch sử thế giới. Chính trong “Bên thắng cuộc” Huy Đức cũng viết: “Khi đứng cạnh linh cữu Hồ Chí Minh, như nằm ngủ trong cỗ quan tài bằng pha lê, trước sự chờ đợi của muôn dân, theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Anh Ba khóc. Chưa bao giờ anh khóc, nhưng lần đó anh đã khóc”. Còn có chỗ Huy Đức nhắc lại ý một số người cho TBT Lê Duẩn muốn “vượt mặt Bác”, thì chỗ khác Huy Đức lại viết: “Lê Duẩn đã tuyên bố: “Ở Việt Nam chỉ có Bác xứng đáng làm Chủ tịch Đảng. Ai muốn làm chủ tịch thì cứ làm, tôi không dám”.
Nhiều chi tiết về TBT Lê Duẩn, vì là sự thực, Huy Đức không thể viết khác đi, nên đã khắc họa nên một Lê Duẩn, không chỉ là nhà cách mạng quên mình vì nghĩa lớn mà còn là một con người rất đức độ, tình nghĩa: “đến nhà bà mẹ nào, anh em thư ký, bảo vệ leo lên nhà ngủ, còn anh ngủ dưới ghe”; “Theo quyết định của Trung ương, sau khi sắp xếp tình hình xong, anh sẽ tập kết. Nhưng, anh liên tục điện ra Trung ương và tới lần thứ 3 thì Trung ương và Bác Hồ đồng ý cho anh ở lại”; “nhổ neo, nhưng chỉ ít giờ sau, có một chiếc ca-nô âm thầm cập sát vào thành tàu. Ông Lê Duẩn hôn chia tay vợ con, bà Thụy Nga kể: Nước mắt anh chảy xuống mặt tôi, anh nói: “Anh thương vợ con anh thế nào thì anh cũng thương vợ con đồng bào, đồng chí như thế, nên anh phải ở lại. Em ra Bắc ráng nuôi dạy hai con nên người”.
Khi lần đầu đọc Hồi ký của bà Thụy Nga, bản thân tôi đã quá bất ngờ vì cứ nghĩ  TBT Lê Duẩn quyền uy tuyệt đối sao lại có thể gặp rắc rối vì luật Hôn nhân Gia đình do hoàn cảnh hoạt động cách mạng đặc biệt của ông: “Tôi nói: ‘Các anh chị đề nghị chúng ta ly dị nhau’. Anh khóc và nói: ‘Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Có làm Tổng Bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh sẽ không bao giờ yên ổn. Người cộng sản thì phải có thủy, có chung, có tình có nghĩa’. Tôi khóc”. 
Không chỉ là người chồng tình nghĩa, Lê Duẩn cũng có một tình đồng chí với Trường Chinh thật cao đẹp, nó vượt cao hơn tình người thông thường, một tình cảm vì dân vì nước. Như lẽ thường, TBT Lê Duẩn phải muốn giao quyền cho ông Lê Đức Thọ, người luôn gắn bó với mình, nhưng không, ông đã trao quyền cho Trường Chinh, người ông thấy sẽ gánh vác trọng trách tốt hơn. Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng chính Lê Duẩn đã gạt đi những chuyện rắc rối quanh ông.
Với tư cách nhà lãnh đạo, công trạng bao trùm của Lê Duẩn có lẽ  là việc ông đã truyền cái quyết tâm sắt đá giải phóng Miền Nam của ông cho cả dân tộc. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy TếtMậu Thân năm 1968  đã nổ ra theo ý đồ táo bạo "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" của ông. Một sự kiện lịch sử chấn động cả thế giới. Chúng ta đã phải trả một cái giá rất đắt bằng máu nhưng đã đạt được mục đích vô cùng quan trọng: tạo bước đột phá cho chiến tranh, đánh bại ý chí của Mỹ và buộc Mỹ đi vào đàm phán. Bản lĩnh lãnh đạo, tính kiên quyết của ông cũng đã thể hiện đặc biệt rõ sau chuyến đi của Nixon, Trung Quốc tuyên bố ‘mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi’, mở cửa cho Mỹ ném bom Hà Nội. Khi Chu Ân Lai sang ta, ông đã không thèm bắt tay nói: “Các đồng chí đã bán đứng chúng tôi. Các đồng chí lấy xương máu của dân tộc Việt Nam để trả giá với Mỹ. Chúng tôi biết nhưng chúng tôi  không sợ, chúng tôi sẽ đánh đến cùng và nhất định chúng tôi sẽ thắng”!
Không chỉ là một nhà lãnh đạo kiên quyết, cứng rắn, khi cần Lê Duẩn cũng có một thái độ rất mềm dẻo vì mục đích tối tượng của đất nước. Theo Trần Quỳnh, khi Lê Duẩn được cử sang “kiến nghị Liên Xô xem xét lại quan điểm của mình” trong giai đoạn “xét lại”, phía Liên Xô đã chuẩn bị “phản kích lại ta”. Nhưng khi gặp, Lê Duẩn lại nói về triển vọng của cách mạng Miền Nam và yêu cầu Liên Xô giúp đỡ. Khơ-rút-sốp đã “nhẹ nhõm cả người” và vui vẻ chấp nhận. Cuối cùng Lê Duẩn mới trao bức thư của Đảng ta. Đúng là tuyệt, vẹn cả đôi đường. Rồi chuyện sau giải phóng, Huy Đức viết: “theo ông Đậu Ngọc Xuân: Cu Ba nhiều lần thiết tha mời anh Ba Lê Duẩn sang thăm. Phidel cứ giục mãi, nhiều đồng chí nhắc anh Ba, anh mắng: “Các chú muốn dân đói à?”. Rồi, anh Ba nói với Bộ Ngoại Giao:“Đúng là Phidel sang ta mấy lần, nhưng ta mới thắng Mỹ, sang Cu Ba không tuyên bố chống Mỹ thì Cu Ba không chịu, tuyên bố chống Mỹ thì, các chú thấy, sang cạnh nhà nó chửi nó, nó cấm vận mình suốt đời thì mình chết. Vì lợi ích quốc gia, tôi chưa thể đi được”.          
Riêng chuyện về TBT Lê Duẩn thì quả thật tôi phải cám ơn anh chàng “San Hô” này, vì “Bên thắng cuộc” đã cho biết thêm những điều thú vị về ông.
Còn rất nhiều chuyện viết về “Bên thắng cuộc”, nhưng có lẽ 4 bài của tôi cũng đã nói lên được những nét chính. Để kết lại tôi thấy 2 điều cơ bản:
- Vô cớ khơi gợi nỗi đau người khác, cái điều người ta muốn quên đi, đã là không nên. “Bên thắng cuộc” đã không thế mà lại còn cắt xén, làm sai lệch bản chất sự việc, bôi xấu nhân phẩm người ta, thì thật là bất nhân, như trường hợp anh Lưu Đình Triều chẳng hạn. Cố công tuyên truyền những chuyện ngồi lê đôi mách, không có chứng cớ pháp lý, vu oan giá họa cho người thì thật là độc ác, như trường hợp ông Lê Đức Thọ chẳng hạn. Tôi nghĩ anh Lê Nam Thắng con cụ Lê Đức Thọ và anh Lưu Đình Triều con cụ Lưu Quý Kỳ hoàn toàn có thể kiện Huy Đức ra tòa về tội xuyên tạc, vu cáo, xúc phạm danh dự công dân.
- Không chỉ dừng lại ở chuyện xúc phạm cá nhân, gia đình, dòng tộc, mà Huy Đức còn liều lĩnh xổ toẹt công lao của bao thế hệ quân dân cả nước, những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc, khi viết:
“Nhưng không phải chiến trường mà truyền thông Mỹ đã làm thay đổi nhận thức của người dân Mỹ” về chiến tranh VN.
Thật là ngu xuẩn, mất dạy, không có chiến trường thì truyền thông Mỹ đưa tin gì?
Rồi:
 “Thật khó có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra cho miền Bắc Việt Nam nếu như không có sự kiện 30-4-1975. Cuộc chiến được nói là để giải phóng miền Nam trên thực tế còn có tác dụng mở mắt cho người dân miền Bắc”.
Thật là trì độn, phi lịch sử, phi thực tiễn, mới có cái nhìn lộn ngược như thế!
Thực ra hoàn toàn không phải do ngu dốt mà Huy Đức có cái nhìn khác, mà Huy Đức là người tỉnh táo bình thường nên hoàn toàn hiểu những lẽ hiển nhiên ở đời. Huy Đức viết vậy là đã cố tình nói ngược để mưu cầu những toan tính của mình. Rất mong các cơ quan có chức năng cần có biện pháp thích đáng với Huy Đức. Nếu được tự do xúc phạm người khác, được tự do lộn ngược và bôi đen lịch sử , kích động bất ổn của cả xã hội, sẽ không chỉ xúc phạm đến danh dự cá nhân mà còn là nguy cơ dẫn đến sự mất tự do của cả dân tộc!
Cần phải lên án và ngăn chặn!
TPHCM
21-1-2013
ĐÔNG LA
34 Bình Luận

Lee  
o                Trước hết, xin cám ơn bác Đông La đã cho đọc một bài viết xác đáng, thuyết phục, đập vào mõm Huy Đức.

Về cái gọi là "thâm cung bí sử" trong bên thắng cuộc, thực ra Huy Đức cũng chỉ khai thác nguồn từ "bãi rác" mà thôi, dạng chuyện trà dư tửu hậu từ các anh thư ký, lái xe.

Lại nhớ thành ngữ "chuyện máy nước, cột đèn" (thời pháp thuộc) để chỉ các câu chuyện buôn dưa lê về các ông chủ bà chủ của đám con sen, thằng ở trong khi chờ lấy nước (hồi ấy phải xếp thùng chờ ở vòi nước công cộng) 

Về ông Lê Đức Thọ, người mà HĐ cho là "xung phong" hoặc "xin" ông Lê Duẩn đi Paris? Ai xin và ai cử?

Hôm qua (22/01/2013) xem phim tài liệu về Hiệp định Paris 1973, phần 2 trên VTV1, thấy nói rõ, Bác Hồ triệu hồi ông Thọ về, giao nhiệm vụ, khi ông vừa vào Nam được 5 tháng, giữ trọng trách PBT Trung ương cục.

Lại xem thêm, ông Trịnh Ngọc Thái, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp, nguyên Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, nguyên thư ký của Bộ trưởng Xuân Thủy - Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại Hội nghị Paris về Việt Nam, mới đây, trả lời báo Đại đoàn kết: 

"Quyết định như vậy bởi Bác biết rất rõ ông Lê Đức Thọ là người hết sức thẳng thắn và không khoan nhượng. Ông là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Hồi ấy, ông là người am hiểu tình hình chiến sự ở miền Nam hơn ai hết. Điều này có tác dụng rất quan trọng trong quá trình đàm phán theo tinh thần "vừa đánh vừa đàm”". 

Tìm lại mấy tài liệu cũ:

Tài liệu hội thảo khoa học "Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam" ngày 16/1/2003, tức là 10 năm trước BTC đã ghi nhận khá chi tiết về sự kiện này:

"Ngày 13/5/1968, Hội nghị hai bên giữa VNDCCH và Mỹ chính thức họp phiên đầu tiên tại Trung tâm Hội nghị quốc tế trên Đại lộ Kleber, Paris, chính thức mở ra cục diện "vừa đánh vừa đàm".

Sau khi bàn với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị cử đồng chí Lê Đức Thọ làm cố vấn và đã ký sắc lệnh cử đồng chí Xuân Thuỷ làm Bộ trưởng Chính phủ để làm Trưởng đoàn. Bác tự tay viết thư cho Bộ Chính trị báo cho đồng chí Lê Đức Thọ bàn giao công việc cho đồng chí Phạm Hùng rồi ra Hà Nội để đi Paris đàm phán với Mỹ. Trước khi đi, Bác đều gặp từng anh một để dặn dò. Bác dặn phải cử cố vấn quân sự tham gia Đoàn để giúp Đoàn theo dõi tình hình chiến sự và để phối hợp đấu tranh trên bàn Hội nghị".

Ông Lưu Văn Lợi- Thư ký của ông Lê Đức Thọ từ năm 1968 đến năm 1989 (Ông Lợi là thành viên đoàn đàm phán): “Tại sao Bác Hồ lại chọn đồng chí Lê Đức Thọ? Như tôi hiểu và cảm nhận thì thấy rằng, từ đầu cách mạng Tháng Tám, đồng chí Lê Đức Thọ đã ở gần bên Bác. Bác rất hiểu con người này. Đó là một con người rất kiên định, đã từng trải qua nhiều công tác quan trọng, 8 năm có mặt ở Nam Bộ, hiểu được chiến trường, hiểu được tình cảm của nhân dân cho nên Bác đã trực tiếp đề cử đồng chí Lê Đức Thọ đi Paris. Theo Bác nói, con người này biết cương và nhu đúng lúc. Suốt 5 năm tại hội nghị Paris, đồng chí đã thể hiện được đúng tinh thần đó.

Lee  
(tiếp)

Ông Nguyễn Di Niên, cựu Bộ trưởng Bộ NG, viết năm 2011: 

"Phía ta, Bác Hồ đích thân lựa chọn đồng chí Lê Đức Thọ dẫn đầu đoàn đàm phán Việt Nam. Vào thời điểm đó đồng chí Thọ vừa được Đảng cử vào miền Nam đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Trung ương Cục sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Mới đặt chân trên đất thành đồng Tổ quốc chưa được bao lâu, đồng chí đã phải trở lại Hà Nội gấp.

Sự lựa chọn của Bác Hồ và Bộ Chính trị cử đồng chí Lê Đức Thọ đi Pari là vô cùng chính xác. Đến nay cuộc đàm phán Việt - Mỹ tại Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cuộc đối đầu trí tuệ Lê Đức Thọ - Kít-sing-giơ đã kết thúc gần 40 năm. Bây giờ có thời gian nhìn lại chúng ta mới thấy hết tài năng tuyệt vời của nhà ngoại giao tài ba Lê Đức Thọ.

Ông Niên còn cho rằng: " Ông Thọ là một nhà ngoại giao khổng lồ"

Lê Mai blog:

Sau đợt hai của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, Lê Đức Thọ được Hồ Chí Minh gọi ra Bắc để đi Pari làm cố vấn đặc biệt cho phái đoàn VNDCCH tại cuộc hòa đàm Pari. Tháng chín năm ấy, Lê Đức Thọ viết thư cho Hồ Chí Minh:

“Bác kính yêu,

Ở bên này xa Tổ quốc, nhớ Bác nhớ miền Nam rất nhiều…Bây giờ bắt đầu vào cuộc nói chuyện riêng với Mỹ nên đầu óc khá căng thẳng nhưng tôi cũng như anh Xuân sức khỏe cũng bình thường…Công việc khá phức tạp, không phải không có thiếu sót nhưng hứa với Bác chúng tôi hết sức cố gắng. Càng nhớ đến Bác và chiến sỹ đồng bào miền Nam bao nhiêu càng phải nỗ lực bấy nhiêu để đạt được kết quả tốt nhất trên bàn hội nghị"

Chỉ riêng về vấn đề "bí sử" với ông Lê Đức Thọ, với các thông tin "bãi rác", lại bị cắt xén, HĐ ô sin có thật là một nhà báo có "lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước" như ông Chu Hảo ca tụng?

nam quang  
Huy Đức cũng chỉ là loại phản bội, chiêu hồi giống như Bùi Tín mà thôi. Y chỉ là một đứa trẻ con trong lịch sử, mới biết đánh vần mà đã vội nói chuyện sử sách. Có thể thấy rõ điều này qua các nhận xét khách quan của những người "phe thua cuộc":
"Sau một tháng ra phần 1 sách “Bên thắng cuộc” (BTC), tác giả (Huy Đức) ngày càng nhận thêm những “phần quà” cay đắng từ những kẻ chống cộng cực đoan ở hải ngoại. Dù đã cố lấy lòng nhóm này bằng mọi cách: kể khổ cho họ, tâng bốc các cấp chỉ huy cũ của họ, “lên án cộng sản” thay họ... Thế nhưng, họ vẫn đăng đàn chửi tác giả không tiếc lời, vẫn hô hào biểu tình, tẩy chay cuốn sách. Đau hơn, trên một số diễn đàn, Huy Đức được họ xếp chung vào danh sách “chiêu hồi” như: Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Trần Khải Thanh Thủy...
Trong sách, đầu này dẫn nguồn ra vẻ rất khoa học, đầu kia là những chuyện nhặt nhạnh từ những buổi “trà dư tửu hậu” với ai đó. Rất nhiều chỗ chép lại nguyên văn trên báo chí, trên mạng hay từ một lời kể chưa được kiểm chứng nào đó.
Độc giả “Người lính già Oregon” nhận xét trên một trang web chống cộng: “Tôi quá lời lắm không nếu đánh giá BTC như những chuyện ngồi lê đôi mách, ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi, được tác giả góp nhặt lại kể và in thành sách bán tại Mỹ để kiếm tiền, kiếm danh là điều chắc chắn và dĩ nhiên kiếm lợi nào đó về chính trị...”. Đặng Văn Nhâm - một cây bút thuộc “Bên thua cuộc” (theo cách gọi của Huy Đức) đang sống ở hải ngoại đánh giá: “Nếu ai đã dằn lòng chịu khó đọc quyển BTC chẳng cần phải suy nghĩ cũng thừa sức nhận ra lối viết cóp nhặt, vá víu, manh mún lẫn lộn xuyên qua cả hai phía thắng cuộc và thua cuộc, để chèn nhét thêm vào đó những chuyện đầu Ngô mình Sở...”. Tác giả Việt Sơn viết trên blog Bùi Văn Bồng: “Huy Đức đã kỳ công bới móc lịch sử, cố tình đánh tráo lịch sử một cách trơ tráo...”.
Rồi thi Huy Đức cũng nhanh chóng chìm vào quên lãng cùng với cuốn sách vớ vẩn của y mà thôi.

Lamda  
o                Mới ra mắt không lâu mà cả 2 bên đã có những phản ứng tố cáo Huy Đức xuyên tạc sự thật thì thử hỏi còn bao nhiêu sự việc khác nữa, mà người trong cuộc là những người đã khuất đã được HĐ đưa vào, không phải là sự thật, hoặc có sự việc nhưng lại cắt cúp cố tình làm thay đổi bản chất của nó phục vụ cho ý đồ cá nhân xỏ lá của HĐ? 

Vì vậy tôi rất đồng tình với những lời đề nghị của anh Đông La mà tôi trích ra dưới đây:

"anh Lê Nam Thắng con cụ Lê Đức Thọ và anh Lưu Đình Triều con cụ Lưu Quý Kỳ hoàn toàn có thể kiện Huy Đức ra tòa về tội xuyên tạc, vu cáo, xúc phạm danh dự công dân.

Rất mong các cơ quan có chức năng cần có biện pháp thích đáng với Huy Đức. Nếu được tự do xúc phạm người khác, được tự do lộn ngược và bôi đen lịch sử, kích động bất ổn của cả xã hội, sẽ không chỉ xúc phạm đến danh dự cá nhân mà còn là nguy cơ dẫn đến sự mất tự do của cả dân tộc!
Cần phải lên án và ngăn chặn!"


TT  
Quá hay!

BinhDan  
Tuyệt vời bác Đông La ơi!
MN

Anonymous  
Loạt bài cuâ Đông La tỏ thái độ về cuôn sách "Bên thắng cuộc" một cách mạnh me quyết lệt và rất thuyết phục.Tôi nghĩ thế nào cũng có đòn phản pháo của đám "con cộng sản" đang ăn cơm tây, hoặc lũ ngựa thành Troy dạo này xem ra khá hung hăng càn quấy. Nhưng chúng cứ im như thóc, thay vào đó nhà sử hoc Dương Trung Quốc lại lên tiếng hộ trên đài BBC. Ông này đánh giá cao cuốn cuốn " Bên thắng cuộc, coi đây là cú "hich" cho phong trào tiếp cận với sự thật lịch sử có "nhân xưng",rất tin Huy Đức... Mới cách nay vài bữa cũng chính sử gia này, cũng trên BBC chỉ rõ chính Mỹ đã đồng lõa trong việc Trung Quốc tấn công xâm lược Hoàng Sa(1974). Ý kiến này của ông bị bọn ngựa thành Troy chửi vỗ mặt như té nước. Ông DTQ ơi, đọc những dòng này của Huy Đức "30/4 ngày anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc..." mà ông cũng đánh giá cao thì ông là nhà sử học của ai. Thế mà cứ nhè vào lúc ông xoay trở nhào lộn chúng nó lại xúm vào chửi ông như chó. Ông nên tự xem lại mình đi, hay là ông đích thị là một con điếm chính trị.

Anonymous  
Tôi thích nhất nhận xét của bạn LamDa :

"chống trả lại quyết liệt những luận điệu xuyên tạc, bôi đen lịch sử trong nhiều năm gần đây của những thế lực đen tối lại không phải là những người có trọng trách trong ngành sử VN hiện nay, mà chủ yếu lại từ những người dân bình thường, thậm chí là từ những người lương thiện, thức thời nhưng đã từng có nhiều năm mang tư tưởng chống cộng và từng ở “phía bên kia chiến tuyến"...

Hoàn toàn chính xác !Bác Đông La là một trong "những người dân bình thường,lương thiện". Chính điều đó mới làm tôi khâm phục, tin tưởng bác thêm vì cho đến thời điểm này ĐL chắc chắn là chẳng hưởng nhiều "bổng lộc" từ triều đình để bác phải cất công bênh vực, bảo vệ nó. Bác ĐL chỉ viết vì sự công bằng và với cái tâm lương thiện.Còn tại sao lại có những người từng "bên kia chiến tuyến" cũng lên tiếng? Vì đa số họ đang sống ở nước ngoài, từng sống với VNCH, với Mỹ...những gì hay ho cũng như xấu xa họ đều trải qua và biết rõ chứ không như một số anh "VC tự diễn biến" ngày nay thấy Mỹ cái gì cũng tốt đẹp, choáng ngợp. Nhìn một nhóm Việt lưu vong sống ké trong xã hội Mỹ giàu có thì lẩn lộn , tưởng tượng thành "cuốc gia VNCH" ngày xưa. Vì thế những người từng ở bên kia khi nghe mấy anh "VC tự diễn biến" cứ tôn thờ Mỹ và VNCH quá đáng thì ngưá mắt ( trong đám thấy ngưá mắt ấy có tôi hehe) .Thế thôi!

Tôi không sống trong nước nhưng qua những gì cảm nhận từ trên mạng, tôi thấy đất nước mình hiện nay đang xuất hiện rất nhiều con ngựa thành Troy.Nguy cơ lớn nhất là chổ này chứ không phải mấy bác VNCH ở hải ngoại, mấy anh "VC chiêu hồi"đã đào tẩu rồi giở trò chống cộng từ xa như HĐ.Thật là quá tệ hại khi người có trách nhiệm chính của triều đình cứ để "những người dân bình thường,lương thiện" như bác ĐL đây tự lên tiếng chống trả.

Viết tiếp đi anh ĐL .

Giuse Lê Thắng  
Tôi thực sự cảm phục anh không chỉ về tài năng mà còn về cái tâm trong sáng. Mong sao sẽ có những người như anh đăng đàn để lớp trẻ có điều kiện nhìn thấu được cái xấu mà né tránh hoặc đấu tranh loại nó ra khỏi đời sống xã hội.

Lamda  
Chúng tôi hiểu và rất thông cảm với anh và vì vậy càng quý trọng anh hơn. 
Là 1 người dân bình thường như anh và hầu hết mọi người ở đây, tôi rất xúc động khi anh cho biết anh viết ra được những bài viết này không chỉ vì, với trách nhiệm công dân, anh không thể làm ngơ trước sự bỉ ổi, bất nhân của bọn vô lại mưu toan xuyên tạc, lộn ngược lịch sử mà còn vì muốn đáp lại sự mong đợi và động viên khích lệ của chúng tôi. Nếu vậy, mong anh hãy tin rằng: sự mong đợi đó còn là của hầu hết người dân Việt Nam. 

Có một điều khiến tôi buồn khi đọc bài vè của tên nặc danh 03:07 ngày 21 khi hắn bịa đặt những “đánh giá” của Bác Hồ về sách sử VN. Ở đây tôi buồn không phải vì sự khốn nạn của tên nặc danh này, mà là vì có một biểu hiện bất bình thường đó là: chống trả lại quyết liệt những luận điệu xuyên tạc, bôi đen lịch sử trong nhiều năm gần đây của những thế lực đen tối lại không phải là những người có trọng trách trong ngành sử VN hiện nay, mà chủ yếu lại từ những người dân bình thường, thậm chí là từ những người lương thiện, thức thời nhưng đã từng có nhiều năm mang tư tưởng chống cộng và từng ở “phía bên kia chiến tuyến”. Không hiểu tại sao những người làm trong ngành sử của Nhà nước hiện nay lại có 1 thái độ bàn quang vô trách nhiệm như vậy? Điều này lại càng cho thấy những bài viết (và 1 số bài còn có giá trị như những công trình nghiên cứu) của anh là rất quý giá và rất xứng đáng để được trân trọng.

Với suy nghĩ đó 1 lần nữa xin được cám ơn anh về loạt bài viết này!

Biết đến trang của bác ĐL hơi trễ quả là đáng tiếc.Nhưng đọc những gì bác viết , tôi không thể ngăn được sự đồng cảm , khiến cứ phải viết ra vài dòng linh tinh , điều mà trước đây chưa từng làm.Bác chẳng biết tôi là ai nhưng tôi vẫn cứ ngưỡng mộ bác, mong bác càng viết càng sắc sảo, đừng ngại tụi nó châm chích lung tung mà trúng mưu kế. Khi nào mà chúng dùng lý lẽ để bẻ lại được bác thì mới phải lăn tăn.Tôi thấy có nhiều người ủng hộ bác đấy chứ, tòan những người đâu có quen biết gì đâu ,mặc dù hình như bác xuất hiện trễ hơn . Bác cứ nói phải thì củ cải cũng nghe .Còn không nghe thì đến cu cải cũng không phải.

Lamda  
Buồn lắm bạn Lee ạ! Có mấy ông có danh, nổi tiếng mà một ông thì "khai anh hùng (Lê Văn Tám) trong đống rơm", còn 1 ông thì tỉ tê gật gù với lũ CC: cuộc chiến VN đúng là nội chiến!

ĐÔNG LA  
Đến giờ chuẩn bị đi ngủ nghe mà tỉnh ngủ luôn

Lee  
Nhân đọc comment của anh Lamda và nặc danh (bài vè)xin mời các bác nghe cái này, liên quan đến một nhà chuyên nghiệp.

Lưu ý khi nghe cẩn thận để tránh bị sặc! 

http://www.4shared.com/mp3/OC4...

Và điều quan trọng là có một chút so sánh với "nhà chuyên nghiệp", để càng thêm yêu quý sự "vác tù và hàng tổng" của bác Đông La chính trực.

Anonymous  
Hiện nay Basam có nhiều người vào đọc và bình luận,chửi bới Đảng ,nhà nước,cộng sản.Tại sao lại để họ tự do như vậy?Đảng chưa đánh giá dúng sự nguy hiểm của truyền thông? Phải coi đây như một cuộc chiến tranh mạng cần huy động lực lượng có tâm và tầm để đáp trả.Đáng buồn là các cơ quan chức năng bỏ ngỏ trận địa . Cảm ơn Đông la về bài viết có trí tuệ,rất thuyết phục.

Anonymous  
HĐ thật mưu mô,ngay phần cảm ơn đã liệt kê 1 danh sách dài dằng dặc để cho người đọc tin rằng BTC "chuyên nghiệp và công bằng".thiết nghĩ HĐ là cái lỗ đít gì mà có quyền tiếp xúc và phỏng vấn các bậc tiền bối cách mạng đó,cũng giống như muốn mở 1 phòng khám phải có ông bác sỹ này nọ đứng tên,kiểu của HĐ là vậy,

BinhDan  
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (Nguyễn Đình Chiểu). Tôi kính đề nghị Nhà phê bình Đông La lập nhóm bút chiến chính nghĩa, cho tự nguyện tham gia, với cái tâm trong sáng, với cái đức cao cả để "đâm" mấy thằng gian "phi dân tộc", "phản dân tộc", "thiếu lương thiện tri thức" trong và ngoài nước. 
Trân trọng!
MN-Bình Dân

ĐÔNG LA  
Cảm ơn Hòa Bình và các bạn đã dành tình cảm cho tôi. Tình cảm của các bạn thật đẹp, thật trong sáng vì thực tế chúng ta chưa gặp nhau ngoài đời. Tình cảm này tinh khiết nhất, đúng là không vương tí bụi trần nào.

Hòa Bình  
Luôn kính phục cả tài lẫn tâm của bác Đông La.

StBernard  
Với "lịch sử" làm báo của tên Huy Đức này, thì hắn viết ra cái gọi là "Bên thắng cuộc" cũng chẳng có gì lạ. Đây chỉ là "tập đại thành" của những năm tháng bẻ cong ngòi bút của hắn mà thôi !!!

ĐÔNG LA  
Cám ơn Tư Mã Thiên rất nhiều

Hoang Nguyen  
Lại thêm 1 cái tát thẳng mặt tên dốt ác, hihi. Mấy chuyện thâm cung bí sử thì đọc biết thêm cũng tốt nhưng em ghét nhất là HĐ dám bôi nhọ xuyên tạc bác Lê Đức Thọ, không có bác đi Paris thì HĐ chắc gì đã được sống huống chi là được học hành đàng hoàng. Giờ lại phủi phành phạch như chưa có gì xảy ra, đúng là đồ ăn cháo đá bát mà.

người Hà Nội  
Tôi cảm ơn Đông La vì giá trị thuyết phục của những bài bút chiến này. Cũng như tuyệt đại bộ phận người Việt Nam chân chính, tôi không hiểu rằng phải chăng vì hằn học bởi tuột xích ở Báo Thanh niên không mà San hô táng tận lương tâm đâm ra cùn đời và lưu manh chữ nghĩ đến như thế? Gần giống anh, tôi là Bác sĩ chứ không biết viết văn, chỉ yêu thích văn học, ngưỡng mộ lịch sử vẻ vang của ông cha mình và hơn hết là niềm tự hào được sống trên dải đất chữ S đầu sóng ngọn gió nhưng rất đỗi hiên ngang kiên cường này. Càng như vậy tôi càng muốn khóa cái mõm môi dày răng vổ của HĐ lại-kẻ "xấu người-xấu nết".

Tư Mã Thiên  
Cảm phục Đông La, xin tặng bác câu đối sau:
Đổi trắng thay đen, huênh hoang là dân chủ
Lề phải lề trái, chính trực có Đông La

Anonymous  
Hoan nghênh bác ĐL, cuối cùng bác cũng chịu viết ra phần kết về cuốn sách BTC. Cháu rất ngưỡng mộ bác ĐL, những câu từ, dẫn chứng và cách viết của bác rất hấp dẫn cháu bởi nó cụ thể, rõ ràng và đặc biệt là cái nhìn khách quan của Bác. Rất mong bác có nhiều bài viết hơn nữa để những người trẻ như chúng cháu được mở mang kiến thức.

ĐÔNG LA  
Nhiều người họ "nghiên cứu" để đạt được danh, vị; xong thì lo tận dụng cái danh, vị đó; không nghiên cứu nữa. Nên có người danh tiếng rất lớn nhưng công trình của họ thì o có là bao.
Cám ơn Lamda rất nhiều vì tình cảm bạn giành cho tôi!

Bút Luận  
Một sự khởi đầu đẹp. Nhưng kết thúc còn đẹp hơn nhiều.... Cảm ơn bài viết của ĐL.

Trần Vinh  
Bài viết của anh Đông la hay quá, xin cám ơn!
Huy Đức nộp sách cho sứ quán Mỹ, cũng học theo cách mà 1 số "nhà văn" được tặng giải Nô-ben vì đã phục vụ cho mục đích chính trị của bọn tư bản phương Tây.
Phen này chắc chắn Huy Đức còn chờ dài cổ hơn cả Bùi Tín nữa. Xưa nay có thằng nào chiêu hồi mà khá đâu!

Thanh Tung Nguyen  
Những kẻ lươn lẹo bội phản thì chẳng có bên nào, dù là bên chính hay bên tà, ưa cả. Người ta chỉ sử dụng chúng khi còn có ích rồi vứt vào sọt rác mà thôi. Osin đang đi vào những dấu chân mà Bùi Tín đã để lại, để rồi cũng lại trở thành 1 con chó ghẻ cho người ta hắt hủi.

Anonymous  
o               

Bác Hồ bảo với bác Liên
Thằng Vượng viết sử vừa điên vừa liều
Bác Hồ bảo với bác Hưu
Thằng Lê viết sử xem chèo còn hơn
Bác Hồ bảo với cụ Phan
Làm sử ai biết thằng Lan làm gì
Bác Hồ bảo với thiếu nhi
Sử ta là sử nhà "Tùy" cháu ơi.

Lịch "xử" cận đại Việt Nam đấy ông Đông La ơi!


ĐÔNG LA  
Tôi viết cũng mệt và cũng lười lắm, nhưng sự đồng cảm của các bạn là thành quả quý giá của tôi. Cám ơn tất cả các bạn!

LangKinh  
Một bài viết quá tuyệt vời! 
Có những đoạn viết về các bậc vĩ nhân của C/M Việt Nam là em xúc động quá! 
Cảm ơn anh thật nhiều.
P/S: Lâu nay em cứ tưởng chỉ có san hô trắng và đỏ, nay biết thêm có 1 loại "san hô" đen nữa anh ạ. :)

LangKinh  
Đọc những dòng anh viết em thấy xúc động quá anh ạ! Cảm ơn anh rất nhiều!!!
P/S: San hô sông ở biển thì chỉ có loại trắng và đỏ, nhưng san hô vạ vật ở Mỹ thì chỉ có loại "san hô" đen thui. :)

Đại Chúng  
Cây bút chiến xuất sắc nhất trên mạng hiện nay của LẼ PHẢI!