Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

VỀ LÝ LẼ LỘN NGƯỢC BÀO CHỮA CHO BOB KERREY CỦA NGUYÊN NGỌC VÀ CHU HẢO

ĐÔNG LA
VỀ LÝ LẼ LỘN NGƯỢC BÀO CHỮA CHO BOB KERREY CỦA NGUYÊN NGỌC VÀ CHU HẢO

Vụ Bob Kerrrey, những người chống đều chung một đường vì ông đã có tội ác đối với dân VN, còn những người ủng hộ thì lại không cùng một lối.
Tôi ủng hộ Bob Kerrey vì chủ trương của nước ta khép lại quá khứ hướng tới tương lai, như đã viết ngay từ bài đầu, không chỉ vì lòng nhân đạo, tính vị tha đơn thuần mà còn vì vị thế của ta, vì ta quyết tâm thực hiện chiến lược ngoại giao đa phương, làm bạn với tất cả vì lợi ích, sự ổn định và phát triển của đất nước.
Tấm gương của cha ông còn đó, nước ta nhỏ yếu, dù vừa thắng giặc phương Bắc xong, để yên thân, vẫn phải sang chịu phong vương và xin triều cống. Thế giới hiện đại không còn phải vậy nhưng sự khôn khéo trong ngoại giao với nước lớn thì còn phải giữ mãi. Những anh hùng bàn phím, anh hùng đường phố luôn gào thét chống TQ, giả sử chiến tranh xảy ra thật thì chắc chắn bọn chúng sẽ chạy mất dép, trốn về núp váy đàn bà, còn người ra trận sẽ lại đa phần là những chàng trai ở quê tôi và tất cả những miền quê khác trên Tổ Quốc. Đọc Tam quốc diễn nghĩa, hai nước vừa đánh nhau xong nhưng kẻ thù mới mạnh hơn lại đến, người ta buộc phải cầu hòa với kẻ thù cũ để liên minh chống lại kẻ thù mới, vì vậy ngày xưa mới có nghề đi sứ thuyết khách “uốn ba tấc lưỡi” gần như ngành ngoại giao bây giờ. Ta đối với Mỹ trong những ngày hôm nay cũng gần như vậy, không để chống ai mà để phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, và chỉ có thế, mới tăng cường được sức mạnh quốc phòng. Vì thế mà ta phải “khép lại quá khứ”. Nhưng miệng nói khép lại mà lòng đầy cố chấp, thù hận thì khép lại cái kiểu gì?
BoB Kerrey đã thực sự sám hối. Những “nhà đạo đức” vẫn cố bới móc, hỏi sao ông không tự thú, sao phải bị vạch mặt mới thú tội? Quả đúng vậy, ông không dám tự vạch áo cho thiên hạ xem lưng vì không phải là thánh như đa phần mọi người, mà với nước Mỹ ông đâu có tội, riêng ông thú tội còn bao người khác thì sao? Vì nhân tính, ông chỉ thú tội với chính mình, tự xử án chính mình và không ai ép, ông tự tìm cách lập công chuộc tội nên đã hành động vì Việt Nam. Cả một hành trình từ lâu và liên tục, có hệ thống và đạt hiệu quả. Ông hành động với phương châm: “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều duy nhất chúng ta có thể thay đổi là tương lai cho dù điều đó làm ta đau đớn đến đâu”.
Về vị trí ông mới được bổ nhiệm, cũng có người moi ra chuyện này chuyện kia ông bất tín nhiệm để phủ nhận khả năng của ông, nhưng họ sao hiểu ông bằng ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV), nơi chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư trường Đại học Fulbright Việt Nam. Khi được chất vấn, sau khi trình bầy sự sám hối, quá trình lập công chuộc tội và khả năng của Bob Kerrey, Thomas Vallely đã kết luận: “liệu còn ai thích hợp cho vị trí tại một trường đại học mới như Bob?”
Đặc biệt thú vị ở chỗ, Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, với tư cách là một người lính đã từng trải qua các cuộc chiến tận từ năm 1953, một người quá thấu hiểu nỗi đau của sự mất mát và tội ác của quân địch, đã chia sẻ:
Thực ra chiến tranh đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người chứ không hẳn đó là mong muốn của những người tham gia chiến tranh”. Ông nhắc lại câu nói: “Không có bạn vĩnh viễn và cũng không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của dân tộc mới là vĩnh viễn… Ngày nay, đóng góp tích cực cho quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có ông Bob Kerrey mà còn có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sỹ John McCain… cũng là những người từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Chúng ta hoan nghênh những đóng góp của họ cho quan hệ Việt – Mỹ”. Và vì thế, theo ông, việc ông Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam là điều có thể chấp nhận được. 
           Còn những nhà "đạo đức chủ nghĩa", vì cố chấp, thiển cận, cố tình chống lại việc người ta sám hối, làm việc thiện để lập công chuộc tội, có gì đó thật kỳ quặc và buồn cười, cái thái độ muốn người ta ác mãi đó phải chăng cũng là một tội ác?
           
***
Nhưng một người cũng rất nổi tiếng, mà còn hơn cả nổi tiếng nữa, không đồng tình với việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, đó là bà Nguyễn Thị Bình. Bà là cháu ngoại nhân vật lịch sử, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh và chính bà cũng là một nhân vật lịch sử khi là 1 trong những người đại diện 4 bên ký vào hiệp định Paris năm 1973. Sự nghiệp của bà không được trải thảm như bà Tôn Nữ thị Ninh mà bà là một nhà cách mạng thực sự, từng vào tù, ra khám, vào sinh, ra tử, lăn lộn nơi chiến trường. Một con người, một cuộc đời rất xứng đáng để thế hệ con cháu hôm nay và mai sau kính phục.
Lịch sử VN trong bước chuyển dường như cần những cá nhân nhận sứ mệnh, đóng các vai trò khác nhau, như cần phụ nữ trí dũng vẹn toàn thì có bà Bình ngoại giao bà Định quân sự, cần thiếu nhi tài năng thì có chú bé Trần Đăng Khoa thần đồng thơ. Tất cả đã tròn vai trong niềm vui chung thống nhất của dân tộc. Có điều, ngoài vai trò đó ra họ có còn xuất chúng nữa không thì chưa chắc.
Với bà Bình, chuyện bà không đồng tình về ông Bob Kerrey chỉ là chuyện nhỏ, nhưng việc bà để ông Nguyên Ngọc lợi dụng bà như bình phong để ông ta chống lại VN thì là chuyện lớn. Riêng vụ Bob Kerrey thì quan điểm của ông ta ngược với bà, tức ông đồng tình việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Nhưng cái lý lẽ để ông ta đồng tình lại là cái lý lẽ lộn ngược.
***
Xin nhắc lại bạn Thiên Lý chủ trang Lốc liếc đã viết về chuyện này:
 “Vậy là khi viết Trường hợp Bob Kerrey, ông Nguyên Ngọc đã cố công dùng miệng lưỡi xảo quyệt của mình để liếm sạch những vết máu trên mũi giày Bob và cả những kẻ đã gây ra hàng chục vụ thảm sát dân thường trên đất nước Việt Nam.
Thật tởm lợm khi một kẻ mang danh nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả, Chủ tịch Văn đoàn độc lập, Chủ tịch HĐKH quỹ giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh, như Nguyên Ngọc, lại có thể phun ra một “nguyên lý” sặc tanh mùi máu những người dân vô tội: “Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con!”
Còn tôi sẽ viết về cái điều mà Thiên Lý vẫn chưa thấy, tức là với người có lương tri, cuộc chiến giành độc lập thống nhất đất nước của VN quá dễ hiểu nhưng ông Nguyên Ngọc thì vẫn còn đang “cố mà thấu hiểu hơn nữa”. Phải thấu được tim đen của Nguyên Ngọc mới hiểu được hàm nghĩa trong câu đó. Nguyên Ngọc đúng là trước sau như một, kể cả việc ủng hộ Bob Kerrey lần này cũng vậy, vẫn theo cái ý đồ bệnh hoạn là lộn ngược lịch sử, cùng một giọng với bọn Chu Hảo, thằng San hô Huy Đức, Nguyễn Duy, đã viết và được nhắc tới trong vụ bênh ông Bob này.
Xin điểm lại cái quan điểm lộn ngược xuyên suốt của Nguyên Ngọc. Từ chuyện cho chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc là “Nỗi buồn”; trong bài viết về Phạm Xuân Ẩn cho trong chiến tranh sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước”; không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng quá vì sẽ đau lòng các bà mẹ lính VNCH, v.v…
 Trong cuộc trò chuyện với Thomas Vallely, một cựu chiến binh Mỹ cũng có thiện tâm và nhiều đóng góp cho nền giáo dục VN, trong đó có việc Đại học Fulbright Việt Nam mới chào đời kỳ này, Nguyên Ngọc đồng tình với một ý cho rằng chiến tranh đã đắp lên khuôn mặt của người ở bên kia chiến tuyến một chiếc mặt nạ để người ta căm thù và tiêu diệt lẫn nhau. Ông ta cho rằng nhiệm vụ của văn học hôm nay là gỡ chiếc mặt nạ ấy ra để người ta nhận ra khuôn mặt nguời của nhau.
Tôi đã viết rằng, mặt nạ là cái không thật nhưng nước ta bị xâm lược là sự thật, dân ta thịt xương tan nát, nhà cửa ruộng vườn tan hoang là sự thật,  những người gây ra những điều đau khổ đó cho chúng ta là người thật chứ không phải là những người đeo mặt nạ trong các trò chơi. Vì thế dân ta coi họ là kẻ thù cần phải tiêu diệt để bảo vệ người và nhà của mình là lẽ tự nhiên.
Còn phía Mỹ, chính Thomas Vallely tâm sự ông là một thanh niên 19 tuổi  bước vào cuộc chiến mà hầu như không hiểu gì. Ông lớn lên với dư âm Thế chiến II mà người Mỹ luôn xem là “Cuộc chiến chính nghĩa”. Nhưng khi đặt chân tới Quảng Nam, ông thấy ngay vai trò của Mỹ ở Việt Nam khác hoàn toàn. Ông  hiểu rằng Mỹ không thể thắng khi mà hỏa lực Mỹ giết hại quá nhiều dân thường vô tội.
Như vậy chính nền văn học Mỹ mới cần lột mặt lạ cho những người lính Mỹ chưa giác ngộ được như Thomas Vallely. Còn dân Việt Nam chiến đấu giành lại nền độc lập là chính nghĩa, đâu cần đeo mặt nạ mà phải lột! Riêng Nguyên Ngọc thì rất cần phải lột ngay cái mặt nạ cơ hội và tráo trở của ông ta ra mà thôi.
Khi chính Thomas Vallely chân thành thấy cuộc chiến của Mỹ ở VN “vai trò khác hoàn toàn” khi tham gia Thế chiến II, tức là một cuộc chiến phi nghĩa, nhưng Nguyên Ngọc lại cố biện hộ, cho rằng người Mỹ tham chiến chỉ đơn giản là vì “nghĩa vụ công dân” còn chính về phía VN mới cần phải ăn năn: “Nếu vì một hậu chiến như thế này hôm nay, thì có đáng cho những hy sinh khủng khiếp như đã qua?”. Câu này nói chung về đất nước thì quá sai nhưng với riêng về Nguyên Ngọc thì quá đúng. Nếu biết trước ngày nay ông bị thất sủng, thành kẻ quấy rối, đầu đường xó chợ lêu bêu thì ngày xưa ông bám trụ làm gì? Có điều nếu ông chiêu hồi ngay từ ngày ấy, sau chiến tranh ông chuồn được sang Mỹ, nhưng giờ cũng sẽ lại lêu bêu bên Mỹ vì nước Mỹ cũng đã lại làm bạn với nước ta rồi! Nguyên Ngọc, người từng “đứng lên” trong chiến tranh, nay đúng là tụt hố thực sự trong cái mớ bòng bong lý sự quẩn quanh bởi cái đầu quẫn trí của mình. Đúng là tự thân làm tội đời.
***
Việc lợi dụng bà Bình làm bình phong để quấy rối và chống phá đất nước đó chính là cái việc lập ra Quỹ Phan Châu Trinh. Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh do chính bà Nguyễn Thị Bình làm chủ tịch. Nhưng theo Quy chế giải thưởng: “Người nhận giải phải là ứng viên được 100/100 số phiếu của toàn thể thành viên HĐKH… do nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyên Ngọc làm Chủ tịch”. Thế là ông ta tha hồ múa may trong cái bóng của bà Bình, làm ô danh bà mà bà không biết.
Tôi từng nhận được thư của khối nhà báo thuộc Câu Lạc Bộ Kháng Chiến TPHCM cho biết Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã trao giải sai cho Nhà Sử học Keith W.Taylor, từng là Cựu Chiến Binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, và tôn vinh không đúng Trương Vĩnh Ký, một tay sai cho Pháp, trong “Ngôi Đền Tinh hoa Văn hóa Việt Nam” thuộc Quỹ Phan Châu Trinh!
K.W.Taylor, Tiến sĩ sử học, Giáo sư Đại học Cornell, từng phủ nhận lịch sử VN, trong bài Cái nhìn mới về Việt Nam, ông ta viết:
Hiện nay ở Việt Nam chính phủ rất muốn nói rằng lịch sử Việt Nam là một lịch sử thống nhất và người Việt Nam là một cộng đồng thống nhất. Nhưng thật ra theo tôi, về quan điểm lịch sử thì điều đó không đúng”. 
Ông ta cho đó “là lịch sử của một nhóm lấy quyền hành chính dùng chuyện lịch sử để giảng dạy theo chính sách quốc gia của chính phủ”.
Để biện hộ cho Mỹ có mặt tại VN, ông ta cho miền Nam là một quốc gia độc lập, vì “Đông Kinh” (Miền Bắc) thuộc Đông Á còn Miền Nam thuộc Đông Nam Á. Ông ta còn cho nước Mỹ vì giàu mạnh nên phải có sứ mệnh sử dụng sức mạnh ấy để áp đặt ý muốn của mình lên thế giới.
Tôi đã viết, tại sao một người như bà Nguyễn Thị Bình lại kết hợp với ông Chu Hảo, ông Nguyên Ngọc làm một cái Quỹ trao những giải thưởng như vậy? Hai người đó luôn ở trên tuyến đầu chống phá đất nước, mà đỉnh điểm là việc ký tên vào danh sách 72 người, đề nghị Quốc hội thay Hiến Pháp bằng "Hiến Pháp" của họ, đề nghị bỏ Điều 4, nghĩa là thay luôn thể chế. Hơn nữa, tại sao một quỹ văn hóa lại chọn một người có quan điểm phản văn hóa, có bề dầy thành tích trong các vụ việc thể hiện tính phản thẩm mỹ, phản đạo lý là Nguyên Ngọc làm chủ tịch Hội đồng Khoa học để xét giải thưởng?
          ***
Còn thái độ của Nguyên Ngọc đối với Bob Kerrey? Bob Kerrey thành tâm nhận tội là tốt, việc lập công chuộc tội cần được ghi nhận và khuyến khích, nhưng Nguyên Ngọc coi Bob Kerrey là “vĩ đại” thì đúng là bốc đồng một cách bệnh hoạn, nịnh hót một cách trơ tráo nhất!
Trong chiến tranh trận địa không rõ như bàn cờ trước mặt nên chắc chắn có bắn lầm, thậm chí có quân ta bắn quân mình, có tên rơi đạn lạc làm chết dân thường, nhưng nâng chuyện này lên thành nguyên lý“Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con!” để bào chữa cho Bob Kerrey như Nguyên Ngọc thì chỉ là cái lý lẽ bệnh hoạn của một kẻ chiêu hồi.
Đểu cáng hơn, để tiếp nối mạch lộn ngược lịch sử, để bào chữa cho Bob Kerrey, Nguyên Ngọc cho cán bộ cách mạng, chiến sĩ ta cũng có tội như Bob Kerrey khi ẩn núp trong dân, lấy dân thường làm bia đỡ đạn cho mình.
Với cuộc chiến tranh nhân dân, có người dân chiến đấu, hy sinh để bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động bí mật là có thật, sự hy sinh vĩ đại đó là cái giá phải trả cho chiến thắng chung. Nhưng Nguyên Ngọc lại đánh đồng cho nguyên nhân gây ra sự hy sinh đó cũng giống như tội thảm sát dân thường của Bob Kerrey thì chỉ có một cái đầu tâm thần mới nghĩ ra được như thế. Còn nếu tỉnh táo thì đích thị Nguyên Ngọc chính là kẻ phản bội và chiêu hồi, một kẻ cơ hội luôn tìm mọi cớ để nịnh bợ, lấy lòng Mỹ trong những ngày hôm nay!
Mà thực tế chỉ có dạng lính văn nghệ văn nghẽo như Nguyên Ngọc mới phải núp váy dân như thế, còn như tôi thấy, lính chiến như bọn tôi chỉ có ở trong rừng, những đơn vị lớn như sư đoàn , quân đoàn thì nhà dân nào chứa cho đủ?!
***
Cùng một giọng với Nguyên Ngọc bênh Bob Kerrey, Chu Hảo viết:
Sự việc không đơn giản chỉ là sự lựa chọn người thích hợp vào một chức vụ cụ thể, mà nó phản ảnh một cách sâu sắc cách chúng ta hiểu về cuộc chiến tranh đã qua, cách chúng ta nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai. Nhưng đó là một câu chuyện rất dài và rất phức tạp. Phức tạp đến nỗi sau 50 năm mà ít, rất ít người có lương tri, hiểu biết và nghiêm túc ở cả hai phía, dám tự nhận là mình có thể trả lời một cách rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi : Cuộc chiến tranh tàn khốc và đau đớn ấy thực chất là cuộc chiến tranh gì? Là “Ý thức hệ ủy nhiệm”? “ Xâm lược”? hay “ Giải phóng”? Trách nhiệm của từng người trong cuộc (người dân, người lính đến các tướng lĩnh và các nhà lãnh đạo Quốc gia) đến đâu? Còn hệ lụy thì nhiều, nhưng được cô đọng lại trong lời thơ bất hủ của Nguyễn Duy ghi trên tường thành Angkor Wat, vào ngày cuối cùng quân đội Việt Nam rút khổi Campuchia, tháng 8 năm 1989: “Suy cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại”.
Những lý lẽ tôi phản bác Nguyên Ngọc ở trên hoàn toàn đúng với Chu Hảo nên không cần nhắc lại. Cũng như Nguyên Ngọc, chỉ có kẻ tâm thần mới nghĩ như Chu Hảo, còn nếu Chu Hảo tỉnh táo thì ông ta đúng là kẻ bất hảo.
Còn cái câu của Nguyễn Duy mà theo Chu Hảo là “bất hủ” ở trên, thực ra Nguyễn Duy đã nhai lại cái ý trong kinh Vệ Đà mà Đỗ Minh Tuấn đã trích để mở đầu cuốn sách Ngày Văn học lên ngôi trong bài viết “Cái đẹp - môt nghi án”:
Trong kinh Vệ Đà  có một hình ảnh thật thông thái: “Chiều xuống sau cuộc chiến đấu, những đàn bướm muôn màu ngàn sắc đậu lên cả xác những người tử trận và những người chiến thắng đang ngủ”.
Hình ảnh đàn bướm là biểu tượng ám chỉ cuộc sống luôn bình thản trôi, trên cả trên cả thắng thua, trên cả sống chết. Nó như một lời nhắc nhở mọi cuộc chiến cuối cùng đều kết thúc và phi lý. Có điều nó chỉ phi lý với những người gây chiến chứ với nước ta có gây chiến đâu để rồi nhân dân phải chịu thất bại như ý Nguyễn Duy? Thực tế, sự hy sinh là cái giả phải trả, còn cái được chính là cuộc sống thanh bình hôm nay. Chỉ có nhà triết học não củ chuối Nguyễn Duy và fan Chu Hảo mới tự đâm mù mắt mình nên đã không nhìn thấy mà thôi. Còn riêng Nguyễn Duy, tôi đã gặp không chỉ một lần ở nhà anh Thái Thăng Long cùng khu tập thể với tôi, có lần cùng Nguyễn Quang Thiều đến tận nhà chơi nữa, dù không thân nhưng cũng rất biết. Theo Nguyễn Duy nhân dân thất bại, nhưng riêng “bố”, tôi thấy “bố” thắng lợi nhiều đấy chứ. Nhờ cuộc chiến, “bố” làm được mấy bài thơ, được giải thưởng, được các báo của Đảng ca ngợi. Vì thế mới có danh vọng, địa vị, rồi mới “vẽ” được thơ mang đi bán kiếm tiền chứ. Nguyễn Duy được dư luận chính thống xếp vào hàng đầu lứa thơ ca chống Mỹ, nhưng nếu khắt khe hơn và với “cái đầu” của tôi thì thấy thơ Duy cũng thường thôi. Còn theo tinh thần “đổi mới” của Nguyên Ngọc, thơ Nguyễn Duy chỉ là thơ minh họa, kiểu như:
“Vuông vuông chỉ một chút này
Mà che tròn vẹn ngàn ngày quân đi”
Minh họa có ích cũng tốt thôi nhưng bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Duy trong chùm thơ được giải nhất báo Văn Nghệ là bài Hơi ấm ổ rơm. Chắc chắn ban giám khảo thời đó phải có hai nhà thơ lừng danh, nổi tiếng thông minh là Xuân Diệu và Chế Lan Viên. Nhưng tôi thấy hai “cụ” đã sai khi chọn bài đó của Nguyễn Duy trao giải vì các cụ đã tôn vinh một sự ích kỷ:
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Có cái ổ rơm mà chỉ cho bộ đội lỡ đường ngủ trọ thôi ư, người khác không cho sao, rất biết ông Duy viết thế là để ca ngợi tình quân dân, nhưng ca ngợi thế là dở, không xứng được giải.
Còn hai câu cũng trong bài đó:
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Nhiều người đã khen Nguyễn Duy có trí tưởng tượng tuyệt vời. Quả đúng thật, vì phải là trâu bò mới có thể thấy hơi rơm rạ thơm như hương mật ong mà thôi!
Xin trần tình một chút, với Trần Mạnh Hảo, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, rồi hôm nay là Nguyễn Duy và nhiều người khác nữa tôi đã phê phán, với tình riêng tôi không có ân oán giang hồ gì hết, nhưng các “bố” sai quá, với người thường chả thấy gì, nhưng trên mặt trận chính trị tư tưởng thì cực nguy hiểm. Bom đạn của quân phát xít không đánh tan được Liên Xô, nhưng sự phản bội trên mặt trận chính trị tư tưởng thì đã làm được. Những mảnh vỡ ra từ Liên Xô sau gần 30 năm không phát triển được như phương Tây, không sướng như Bắc Âu, Ucraina còn đang loạn, nghị viên còn đang vật nhau trên nghị trường. Lịch sử VN còn bị xâu xé hơn LX, trình độ VN còn kém xa LX, nên nếu chế độ sụp đổ, tôi chắc chắn VN sẽ loạn hơn, có thể sẽ lại là nội chiến, nồi da xáo thịt, sẽ lại là con cờ trên bàn cờ địa chính trị của những nước lớn. Vì vậy mà tôi viết như đã viết. 
Thú thật, với phía Mỹ, với những người lính VNCH, họ chống lại lịch sử chính thống của ta, chống lại thể chế của ta tôi thấy dễ tha thứ vì họ bên kia chiến tuyến; chính bọn cơ hội, ăn cháo đá bát, phản bội mới là những kẻ đang ghét hơn!

11-6-2016
ĐÔNG LA