MỘT CÁI NHÌN SAI TRÁI CỦA TÔ VĂN TRƯỜNG VỀ
CHỦ NGHĨA MÁC VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Trên Vietnamnet có đăng bài “Tranh luận về bộ sách giáo khoa từ góc độ luật pháp” của Tô Văn Trường. Một số báo đã nhanh nhảu chia sẻ bài này. Đến nay chắc thấy sai, cả Vietnamnet và một số báo khác đã gỡ bài, chỉ còn lại trên trang web của Trường THCS Đông Sơn, Bắc Giang: http://thcsdongson.tpbacgiang.edu.vn/.../tranh-luan-ve-bo....
Vietnamnet thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng lại có truyền thống là đất dụng võ cho những kẻ có tư tưởng chống phá, từng đăng bài của Tương Lai, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, …, và Tô Văn Trường. Tô Văn Trường đã vào hùa với những kẻ chống lại Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với lý lẽ thế này: “… nếu nói Bộ GDĐT không đứng ra biên soạn bộ SGK “của Nhà nước” nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không đứng ra làm lúa gạo “của Bộ”, Bộ Y tế không tổ chức sản xuất thuốc “của Bộ”… cũng là buông lỏng quản lý nhà nước trong những lĩnh vực này hay sao?” Đây là một sự so sánh khập khễnh, sai trái của một kẻ có tư tưởng chống phá mãn tính.
Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn bộ SGK “của Nhà nước” thuộc chiến lược giáo dục đào tạo tương đương với việc Bộ Y tế hoạch định chiến lược chữa bệnh trong đó có việc tổ chức xây dựng các viện nghiên cứu, trường Y, các bệnh viện, v.v…; tương đương với chuyện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạch định chiến lược về lương thực thực phẩm trong đó tổ chức các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp, v.v… Còn chuyện “làm lúa gạo”, “sản xuất thuốc” là công việc cụ thể diễn ra hàng ngày như các thầy cô đi dạy hàng ngày bên BGD&ĐT. Vậy Tô Văn Trường là ai?
Bài trước tôi có nhắc đến Võ Khánh Linh. Nhớ lại, 2015, một lần cô nhắn tin: “Bác xem vụ này chém phát cho vui” và
gởi cho tôi bài viết của ông Tô Văn Trường: Buon-gian-vui-khi-doc-bai-cua-gs-nguyen-uv-bo-chinh-tri-le-xuan-tung.
Tôi đã viết và nay trích đăng lại cái bài chỉ ra những tư tưởng sai trái của Tô Văn Trường và của không ít người. Đó cũng chính là những cơ sở mà họ dựa vào để chống và đòi thay đổi chế độ.
13-11-2023
ĐÔNG LA
Võ Khánh Linh, một bạn blogger, vừa gởi cho tôi bài viết của ông Tô Văn Trường: Buon-gian-vui-khi-doc-bai-cua-gs-nguyen-uv-bo-chinh-tri-le-xuan-tung.
***
Tô Văn Trường là TS, Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, còn GS Lê Xuân Tùng, một Giáo sư Kinh tế Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Tư tưởng – Văn hóa và Khoa giáo Trung ương. Tô Văn Trường đã phê phán GS Lê Xuân Tùng:
“… vì sự thủ cựu, bảo thủ đến cực điểm của GS. LXT”. Bởi Tô Văn Trường cho: “Thực tiễn là thước đo duy nhất đúng của chân lý. Chỉ cần nhìn vào thực tế trên thế giới mấy chục năm qua thì sẽ thấy vì sao Tây Đức hơn Đông Đức, Đài Loan hơn Đại lục, Hàn Quốc hơn Bắc Triều Tiên…, vì sao Thành trì của CNXH là Liên Xô lại sụp đổ cái rụp như thể đó là một ngôi nhà xây trên cát! Vì sao Việt nam tụt hậu thê thảm so với các nước".
***
Về cái chuyện “vì sao Thành trì của CNXH là Liên Xô lại sụp đổ cái rụp như thể đó là một ngôi nhà xây trên cát! Vì sao Việt nam tụt hậu thê thảm so với các nước”, Tô Văn Trường cũng chỉ nhai lại cái ý của các cựu quan chức là đảng viên ĐCSVN trở cờ, có trong “Danh sách 72 tên” đòi giải tán Đảng, lật đổ chế độ. Họ viết: “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Tôi đã viết, cái nhìn của “72 tên” và Tô Văn Trường là một cái nhìn ấu trĩ của thời chiến tranh lạnh. Nếu nước ta đã và sẽ còn yếu kém thì không phải do đi theo Chủ nghĩa Mác Lê Nin mà đơn giản là do trình độ mọi mặt của con người và xã hội chúng ta còn yếu kém. Thời nay, cần phải coi Chủ nghĩa Mác như một học thuyết chính trị, một khoa học về sự phát triển, cần phải hiểu đúng, vận dụng đúng thì mới có được thành công cũng như mọi lý thuyết khoa học vậy. Cũng như giả sử ta không thể sản xuất được bom nguyên tử thì do trình độ của ta chứ không phải do công thức lừng danh E=mc2 của Einstein trong Thuyết Tương đối hẹp là sai! Còn chuyện Liên Xô tan vỡ cần phải hiểu cho đúng. Sự tan vỡ không phải do LX đi theo Chủ nghĩa Mác-Lê Nin mà ngược lại chính là do sự phản bội Chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Thực tế, Liên Xô chỉ có đi theo Chủ nghĩa - Mác Lê Nin mới có thể, từ một đất nước cồng kềnh, lạc hậu hơn nhiều so với phương Tây, đã phát triển, có sức mạnh chiến thắng bọn phát-xít, trở thành siêu cường, đối trọng được với Mỹ! Stalin từng nói: “Chúng ta lạc hậu hơn các nước tiên tiến 50 năm đến 100 năm, chúng ta phải chạy hết khoảng cách này trong 10 năm, hoặc chúng ta làm được điều này, hoặc chúng ta bị người ta đánh ngã”. Tiếc là đất nước Liên Xô đã thay đổi nhưng bản chất con người không thay đổi theo. Những cán bộ Xô Viết vẫn mang nguyên trong mình dòng máu quan lại, phong kiến, xây dựng một Nhà nước XHCN nhưng thực chất là Nhà nước Phong kiến trá hình, nghĩa là ý thức xã hội không thay đổi kịp theo tồn tại xã hội. Khi quan lại trở thành tu bản đỏ thì muốn thay đổi chế độ để hợp thức hoá tài sản. Đó là một trong những nguyên nhân chính đã dẫn tới sự tan vỡ của LX!
***
Còn chuyện Tô Văn Trường viết: “Họ không thể không biết điều sơ đẳng: “Thực tiễn là thước đo duy nhất đúng của chân lý”. Chỉ cần nhìn vào thực tế trên thế giới mấy chục năm qua thì sẽ thấy vì sao Tây Đức hơn Đông Đức, Đài Loan hơn Đại lục, Hàn Quốc hơn Bắc Triều Tiên”.
Viết vậy, Tô Văn Trường chứng tỏ mình chỉ như một con vẹt, có cái nhìn của “dân đen”, không phải do da đen mà vì vô học nên đầu óc đen tối, chỉ nhìn thấy hiện tượng mà không thấy bản chất, một cái nhìn thô thiển chứ không phải biện chứng của một nhà lý luận.
Trước hết, cần phải thấy chuyện giầu, nghèo trên thế giới vốn đã có từ lâu vì trình độ các nước khác nhau. Thêm nữa, Chủ nghĩa Thực dân lại đi xâm lược, bóc lột và nô dịch dân thuộc địa nên càng giầu hơn. Mặt trời từng không lặn trên Đế quốc Anh và Pháp cũng coi xứ Đông Dương là bãi hoang mầu mỡ cần khai thác, coi dân bản xứ chỉ là dân mọi, cần khai hóa để thành những kẻ hầu và người lao động. Nhưng rồi chính quá trình “thực dân” lại tranh giành, xâu xé lẫn nhau. Cuộc Đại chiến thế giới thứ Nhất thực chất là chiến tranh phân chia lại thị trường giữa một bên là Đức, Áo, Hung với một bên là Anh, Pháp, Nga, Mỹ. Kết quả là Đức thua và còn bị trói chặt bằng Hiệp ước Véc-xây. Rồi chính sự phục thù của Đức đã làm nên Đại chiến thế giới thứ Hai. Liên-xô cùng phe đồng minh đã chặn đứng được thảm họa đó; và chính sự chiến thắng chủ nghĩa phát-xít đã sinh ra hệ thống các nước XHCN trở thành đối trọng với hệ thống TBCN. Thế là trong quá trình “thích nghi để tồn tại”, các nước tư bản đã tự thay đổi, một hành động mà tôi gọi là “tự sát” đi những tính chất xấu xa. Wikipedia viết: “Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận”.
Thứ hai, sự chênh lệch giầu, nghèo giữa hai phía Tây Âu - Đông Âu cũng có nguyên nhân từ Kế hoạch Marshall của Mỹ nhằm phục hồi và chiếm ưu thế cho các nước Tây Âu, đẩy lui Chủ nghĩa Cộng sản, gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và có sự đóng góp của William L. Clayton và George F. Kennan.
Nhưng muốn thực hiện được kế hoạch đó, Mỹ phải có lực. Mỹ chính là cường quốc duy nhất mà cơ sở hạ tầng không bị thiệt hại bởi Đại chiến Thế giới II. Mỹ cũng có số lượng dự trữ vàng lớn và nền sản xuất tiên tiến. Những năm chiến tranh, Mỹ sản xuất hàng hóa phục vụ cho đồng minh mang lại thời kỳ phát triển kinh tế mạnh nhất trong lịch sử. Sau chiến tranh, các nước suy kiệt, Mỹ lại chuyển sang sản xuất hàng tiêu dùng. Nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào xuất khẩu nên viện trợ từ Kế hoạch Marshall vừa giúp châu Âu đồng thời cũng có lợi cho Mỹ.
Riêng với Đức, 1946, tránh Đức phục thù, Hội đồng kiểm soát Đồng Minh áp đặt Kế hoạch "Định mức công nghiệp Đức" để ngăn nước Đức “ngóc đầu” dậy. Nhưng Mỹ ngày càng tỏ ra lo lắng trước sự gia tăng ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản tại Đức, cũng như nền kinh tế Châu Âu không thể phục hồi mà không có nền công nghiệp Đức. Nền kinh tế Đức từ lâu đã là nền móng của châu Âu. Sự thay đổi tư tưởng xảy ra từ cuộc Đại suy thoái, Chính sách kinh tế mới được thiết lập, cần thiết phải có tự do mậu dịch và một nền kinh tế châu Âu thống nhất. Vì vậy, chính sách áp dụng cho nước Đức đã hoàn toàn bị đảo ngược.
Kế hoạch Marshall, theo The Marshall Plan Fifty Years Later, Mỹ viện trợ cho 16 nước 12,721 tỷ USD, Anh nhiều nhất 3,297 tỷ, Pháp 2,296 tỷ, Đức thứ 3 1,448 tỷ. Cần phải biết tiền hồi đó có giá hơn, càng quý hơn sau bối cảnh chiến tranh tan hoang, với trình độ khoa học công nghệ có sẵn, sự viện trợ của Mỹ sẽ là động lực rất mạnh giúp cho Đức và các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng và phát triển, rồi chiếm ưu thế so với Đông Âu.
***
Còn nếu so sánh với VN, một nước phong kiến nô lệ, nền sản xuất tiểu nông; sau chiến tranh 1975, cả hai miền Bắc, Nam bị cắt viện trợ; chiến tranh biên giới hai đầu đất nước; còn bị bao vây, cấm vận; chúng ta vẫn đứng vững, còn phát triển đến như hôm nay, thì dù bây giờ còn nhiều yếu kém, tệ nạn vẫn phải thấy như có phép mầu; chứ có đâu lại nhìn ngược một các thô thiển như Tô Văn Trường với câu hỏi “Vì sao Việt nam tụt hậu thê thảm so với các nước”?!
Tô Văn Trường dẫn chứng: “… chúng ta thường chỉ đánh giá một chiều rằng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm nước cao nhất thế giới... Nhưng thực chất… thì Việt Nam tụt hậu ngày càng xa hơn … Chẳng hạn, năm 1990, GDP bình quân đầu người của Thái Lan là 1508 USD và VN là 98 USD, cách nhau 1410 USD. Đến năm 2013 lần lượt là 5674 USD và 1908 USD, cách nhau 3766 USD, tức khoảng cách doãng ra gấp 2,67 lần, sau 23 năm…”.
Đây là cách so sánh của một thằng trẻ con bởi với cái nhìn biện chứng của một nhà tư tưởng, một nhà lý luận, sự so sánh phải căn căn cứ vào thực tế phát triển, vào hoàn cảnh mỗi nước, từ đó mới thấy khoảng cách của Thái Lan so với ta giảm từ: 15,4 lần (1508/ 98) xuống còn 2,97 lần (5674/ 1908)!
Cũng phải thấy trị số của thu nhập bình quân đầu người chỉ có giá trị tương đối vì giá cả và chi phí cho cuộc sống rất khác nhau ở mỗi nước. Chỉ lấy một ví dụ: cô em vợ tôi ở Mỹ trả thuế nhà 240 triệu một năm trong khi nhà tôi chỉ mất có 80.000đ, tất nhiên nhà cô ấy có to hơn nhưng không hơn đến 3000 lần!
Tô Văn Trường cho: “sau 30 năm đổi mới mọi người… vẫn còn loay hoay bàn vấn đề “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì? Một đường lối như vậy làm sao bắt mọi người phải thừa nhận là đúng, bắt mọi người phải nói theo và làm theo”; “Đảng ta vẫn cố bám lấy những mặt sai, lỗi thời của chủ nghĩa Mác – Lênin”; “Trong khi đó chủ nghĩa Mác-Lênin ngày càng được nhiều học giả chân chính và thực tiễn chứng minh là một học thuyết chưa hoàn chỉnh có rất nhiều sai lầm, khuyết tật đặc biệt là trong những nguyên lý xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “Cho nên, Đảng ta “lấy chủ nghĩa Mác – Lênin … làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…” (Cương lĩnh 2011) là rất sai lầm”!
Viết vậy thực chất Tô Văn Trường không hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin là gì, đã nhắm mắt phán bừa về Chủ nghĩa Mác. Tô Văn Trường cần phải biết đã có những cuộc bình chọn nhà tư tưởng ở ngay các nước tư bản phát triển mà Marx được chọn đứng đầu. Nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán George Soros viết: “Marx và Engels đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản cách đây 150 năm” (Marx and Engels gave a very good analysis of the capitalist system 150 years ago); một ông chủ ngân hàng đầu tư Mỹ nói: “Marx có cái nhìn chính xác nhất về chủ nghĩa tư bản”, và “càng hoạt động lâu ở Wall Street thì tôi càng đoán chắc rằng Marx có lý”.
So với thời Chủ nghĩa Tư bản hoang dã mà Mác chứng kiến, mức sống của người dân ở các nước tư bản hàng đầu ngày nay đã tăng lên rất nhiều, nhưng vẫn còn nguyên đó sự bất công trong hưởng thụ thành quả lao động. Nước Mỹ, một đất nước có những cá nhân giàu bằng cả những quốc gia, nhưng hiện nay, theo VietNam.net: “Cục điều tra dân số Mỹ cho biết, họ ước tính có 47,4 triệu người Mỹ hiện sống trong bần cùng”. Tỷ phú Bill Gate cũng thấy tính bất hợp lý của CNTB, đã viết: “Phúc lợi không giành cho tất cả mọi người. Có 1 tỉ người trên hành tinh của chúng ta sống ở mức dưới 1 đô la mỗi ngày”. Phong trào biểu tình “Chiếm Phố Wall” của những người tự xưng “đại diện cho 99%” dân lao động từng lan rộng chống lại 1% giới tư bản tài chính và các chính trị gia, chống lại cái cơ chế xã hội “của 1%, do 1% và vì 1%” của Mỹ và thế giới tư bản nói chung. Nhà làm phim Michael Moore, một người biểu tình, đã nói: “Đó là hệ thống tàn ác... hệ thống được dựng lên để 1% những người giàu nhất nhận 40% chiếc bánh”.
***
Còn khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trước hết, cần phải hiểu nền Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo quy luật cung cầu, giá cả tăng giảm theo số lượng hàng hóa và nhu cầu khách hàng. Nền Kinh tế thị trường có nhược điểm vì chạy theo lợi nhuận nên sẽ sinh ra sự mất cân bằng, dẫn đến khủng hoảng thiếu hoặc thừa. Vì vậy trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn toàn, mà là nền Kinh tế Hỗn hợp.
Ngay nền Kinh tế Mỹ, một nền kinh tế mạnh nhất thế giới, cũng là một nền kinh tế hỗn hợp.
Theo Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2001: “chủ nghĩa tư bản thuần túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng biến dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác can thiệp vào nền kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang tính cá nhân không bị kiểm soát. Do vậy, nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn được mô tả như một nền kinh tế “hỗn hợp”, trong đó chính phủ đóng một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư nhân”.
Để giữ ổn định và tăng trưởng, chính phủ Mỹ cũng định hướng nhịp điệu chung của hoạt động kinh tế, giữ mức việc làm cao và ổn định giá cả. Bằng việc điều chỉnh chi tiêu và thuế suất (chính sách tài khoá) hoặc điều khiển mức cung tiền và kiểm soát việc sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ).
Như vậy xem chừng nền kinh tế Mỹ cũng có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở ta, mà vì ấu trĩ và dị ứng với Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tô Văn Trường đã hung hãn công kích GS Lê Xuân Tùng cũng như Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp của nước ta.
***
Tóm lại về lý luận, Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của nhà nước là quá hay rồi. Nhưng nếu ai nói xã hội ta hiện tại là tốt đẹp nhất, nền kinh tế vận hành đúng nhất thì chắc chắn bị thần kinh, vì đến nhà lãnh đạo cao nhất như TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần cảnh báo chế độ đứng trước “nguy cơ tồn vong”. Có tình trạng như vậy đơn giản là vì trình độ trong mọi lĩnh vực ở ta còn kém, kể cả trình độ quản trị xã hội, đã dần tạo ra cái “lỗi hệ thống”. Mà cái lỗi ấy chắc chắn có sự “góp công” lớn của “72 tên” cựu quan chức, đảng viên, từng thề sống, chết xin vào Đảng để tiến thân, nay hưu thì đòi “lật Đảng”: Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ; Vũ Quốc Tuấn, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học; Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Việt Nam; Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ tại Thái Lan, trợ lý TT Võ Văn Kiệt; Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội; Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ v.v… và kể cả Tô Văn Trường, cũng là một tiến sĩ và từng giữ chức không hề nhỏ và không kém quan trọng: Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Tình trạng ngập lụt và hạn hán của miền Nam hiện nay chắc chắn có “công sức” của ông viện trưởng, có phải tại ông lo nghiên cứu lý luận quá mà chểnh mảng với chuyên môn của mình chăng?
***
Trong thời đại dân chủ, trước thực trạng của đất nước hiện tại rất cần những ý kiến tâm huyết, có trách nhiệm đóng góp. Đặc biệt với những vấn đề cao siêu, trừu tượng, phức tạp rất cần ý kiến của những bậc có trí cao tâm sáng phân tích. Tiếc là có không ít những người trí thấp, tâm tối lại cơ hội chính trị nên đã gây rối không ít. Cứ như Nguyên Ngọc đổi mới văn chương, Huệ Chi nghiên cứu vật lý, Mạnh Hảo nghiên cứu Triết học,…, đến nay lại có thêm Văn Trường nghiên cứu kinh tế xã hội nữa thì đúng là … “bỏ mẹ” cái đất nước VN mình thật!
16-7-2015
ĐÔNG LA