Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY HAI CHA CON TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH

ĐÔNG LA
HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY
HAI CHA CON  TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH

Mấy ngày gần đây, nhiều báo tiếng Việt hải ngoại trên mạng như BBC, Đàn Chim Việt v.v… và các blog “lề trái” đều đưa tin và phản đối chuyện Huỳnh Thục Vy bị công an bắt. 

TRANG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI-VÌ MỘT VIỆT NAM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN: 

* MỘT TOA THUỐC CHO CHẾ ĐỘ CẦN MANG ĐI XÉT NGHIỆM(TRAO ĐỔI VỚI GS TƯƠNG LAI)

*VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA THỦ TƯỚNG

*CẦN THAY MÁU NGÀNH GIÁO DỤC

*NHỮNG ÔNG CHỦ MỚI

*ĐƯỜNG ĐI VÀ ĐÍCH ĐẾN (VỀ CHUYỆN ĐẢNG VIÊN LÀM TƯ)

*NGÔ BẢO CHÂU LỀ TRÁI HAY LỀ PHẢI?

*iêng hùng thời đại

*"DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CỘNG SẢN"

*“TÔI KHÔNG CẦN TRANH LUẬN”

*CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG?

Trước đây tôi cũng đã ngạc nhiên và băn khoăn tự hỏi: tại sao một cô gái trẻ trung, xinh xắn, tràn đầy sức sống như Vy sao không như chúng bạn ấp ủ, thực hiện những ước mơ hoài bão, xây dựng hạnh phúc cho riêng mình 
đồng thời cũng là góp phần dựng xây quê hương đất nước, mà lại đi làm “cách mạng”, cái việc mà nếu tỉnh táo và hiểu biết đầy đủ sẽ thấy thực sự là lầm đường lạc lối, là hành động phạm pháp.

Trong bài Đam mê tự do , khi trả lời câu hỏi của BBC: Thế còn họ nói chị viết những bài chống phá nhà nước, chống phá Đảng thì chị trả lời sao?
Huỳnh thục Vy:
Tôi viết những bài đó để thể hiện sự phẫn nộ trước sự tồn tại bất công, sự tồn tại vô lý của Đảng Cộng sản.
Cái việc ngồi chễm chệ của họ trên đất nước này là sự tồn tại quá vô lý và tôi là người không chấp nhận được sự vô lý.
Bất cứ sự vô lý nào cũng làm cho tôi cảm thấy chướng tai gai mắt và tôi viết những bài đó để nói lên tâm tình của mình, sự phản kháng của mình, phản ánh thái độ bất mãn và cảm thấy sự tồn tại đó thật sự là vô lý”.
Được biết Vy sinh 1985 bằng tuổi thằng con tôi, lứa này những cô cậu học khá thường đã xong thạc sĩ, một số xuất sắc đang làm tiến sĩ, còn Vy với độ thông minh thể hiện trong các bài viết thì chắc cũng qua được đại học. Nhưng Vy khác người thường ở chỗ là không lo kiếm cơm mà lại đi “đấu tranh”. Có điều khi bàn về chuyện chính trị xã hội, Vy lại hoàn toàn không biết và không dựa trên thực tiễn lịch sử VN; Vy cũng hoàn toàn không có sự chín chắn của một cái đầu từng trải nên mới viết như trên.
Để có được vị thế lãnh đạo của ĐCS hôm nay, Vy cần phải hiểu rằng ĐCS phải trải qua cả một hành trình vô cùng gian khổ hiểm nguy, lãnh đạo cuộc cách mạng chống xâm lược giành lại độc lập cho dân tộc, với những chiến công hiển hách như Điện Biên Phủ 1954, Ngày Toàn thắng 30-4-1975, mà trong lịch sử, chắc chỉ có chiến thắng Quân Nguyên của Nhà Trần, chiến thắng quân Minh của Nhà Lê và chiến thắng quân Thanh của Vua Quang Trung mới có thể sánh được mà thôi. Mà Vy cũng nên hiểu, không có Đảng nào làm cách mạng một mình mà cần phải được lòng dân, được dân ủng hộ, đi theo, mới có thể thành công được. Tất nhiên để tránh bắt bẻ vớ vẩn cũng cần phải hiểu, nói đến “nhân dân” là phải nói đến đa số dân chúng, lực lượng đông đảo nhất, chứ không phải là những nhóm chống đối.
Để có được lòng dân và dân tin theo, biết bao máu của các chiến sĩ cộng sản đã đổ. Chỉ riêng những vị lãnh tụ cao nhất đã có liên tiếp tới 4 người chết dưới tay quân Pháp: Trần Phú, vị TBT đầu tiên, chỉ sau một năm thành lập Đảng,  ông đã bị thực dân Pháp bắt và chết tại Nhà thương Chợ Quán. Lê Hồng Phong, vị TBT thứ hai, cũng bị Pháp bắt và chết trong tù tại Côn Đảo. Hà Huy Tập, vị TBT thứ ba, cũng bị Pháp bắt, với tội danh "chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ", ông đã bị tử hình cùng với Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu tại trường bắn Hóc Môn, Sài Gòn.  Nguyễn Văn Cừ, vị TBT thứ tư, cũng bị Pháp bắt với tội danh đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", và đã bị tử hình cùng đợt Hà Huy Tập.  
Sau 1975, khi phải chịu thất bại trong việc thế chân Pháp duy trì chiến tranh tại VN, chính Mỹ đã phải thừa nhận sai lầm và bình thường quá quan hệ với nước VN thống nhất. Cả thế giới cũng đã công nhận tính chính nghĩa của cuộc chiến và tính chính danh của chế độ VN hiện tại. Trong các hội nghị quốc tế, các nguyên thủ VN đã ung dung sánh vai các nguyên thủ quốc gia khắp nơi trên thế giới, kể cả Pháp và Mỹ. Về chuyện làm ăn, Mỹ hiện là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta. Và ngay những ngày hôm nay đây, Ngoại trưởng Mỹ vừa đến Hà Nội,  trong bài 'Việt Nam ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á' trên vnexpress bà Clinton nói: "Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng và đóng góp nhiều hơn tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam và Mỹ chia sẻ những chiến lược quan trọng. Tôi và bộ trưởng ngoại giao Việt Nam sẽ còn gặp nhau tại Campuchia để có cơ hội trao đổi nhiều hơn về nhiều vấn đề quan trọng, ví dụ như vấn đề Biển Đông"…
Như vậy, tại sao một cô bé con mới “nứt mắt”, tri thức chưa đong đầy cái lá mít lại phủ nhận tính chính nghĩa của cuộc chiến thống nhất đất nước và tính chính danh của chế độ khi viết như trên?
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn trên, Vy nói: “Tôi không có chống ai nhưng tôi mong muốn một chế độ dân chủ thật sự trên đất nước này”; rồi: “Tôi cảm thấy dân mình ở trên đất nước Việt Nam này cần tự do biết là bao nhiêu. Thật sự tự do là tất cả những gì chúng tôi muốn. Chỉ có tự do mới làm cho chúng tôi sống thật sự như là một con người”.
Thử hỏi bao người làm ăn chân chính, các doanh nhân, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ v.v… có ai bị ngăn cấm mưu cầu hạnh phúc, mưu cầu sự thành đạt? Ngay cả những người nước ngoài như cô bé người mẫu tuổi teen Andrea Aybar người Tây Ban Nha, sau 10 năm sống ở VN, Andrea chẳng khác nào một thiếu nữ Việt tung tăng cùng bè bạn Việt trong các chương trình trên truyền hình. Kyo, chàng trai Mỹ 26 tuổi mê hát nhạc Trịnh tâm sự: “Cuộc sống ở bất kỳ quốc gia nào cũng có khó khăn và hoa hồng, nhưng có vẻ Việt Nam mang đến cho Kyo những ấm áp và những mối quan hệ thân thuộc đến lạ kỳ mà Kyo không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác”. Bà Lady Borton, một nhà văn Mỹ, cũng nói: “Vì yêu quý Việt Nam, tôi đã tự học tiếng Việt từ năm 1969”; “Có thể nói, so với các nước đang phát triển, Hà Nội không thiếu một thứ gì. Hồi đó, giao lưu văn hóa với người nước ngoài cũng còn có những khoảng cách nhất định. Bây giờ, sự giao tiếp với người nước ngoài trở thành mối quan hệ rất thân thiện và hào hiệp”.
Như vậy Huỳnh Thục Vy mất tự do gì? Có chăng chỉ là các hành động quấy rối và những bài viết lăng nhăng là bị cấm mà thôi!
Trong bài Chính trị là gì ? trên Đàn Chim Việt, Vy đã có những băn khoăn rất đúng: “chính trị có vẻ như là một vấn đề quá lớn lao - điều mà thường không dành cho những người còn quá trẻ. Mặc dù có nhiều người chia sẻ với  tôi, nhưng cũng không ít người cho rằng tôi không nên đi sâu vào đề tài này vì rằng những gì tôi đã viết có vẻ như không xuất phát từ một cái đầu của con bé hai mươi lăm tuổi”. Tiếc là dù vậy, vì không hiểu lịch sử, với cái nhìn không vượt ra khỏi cuộc sống quanh quẩn quanh mình, cô đã có những suy nghĩ  rất sai lầm thế này: “Chính trị là cái gì, làm sao nó tốt đẹp được trong khi người ta dùng nó để đày đọa con người đến chỗ khốn cùng và có thể là đến cái chết?! Ví như việc  hàng triệu thanh niên thiếu nữ miền Bắc ruột thịt đã được động viên nhân danh ý thức hệ  và “lòng yêu nước” của những người cộng sản để rồi tiến vào miền Nam gieo chết chóc tang thương”. Cô cần phải hiểu tại vì có quân Pháp, rồi quân Mỹ có mặt tại VN thì mới có “hàng triệu thanh niên thiếu nữ miền Bắc ruột thịt” (trong đó có chính bản thân tôi, mà cô cũng nên biết cũng còn có hàng triệu thanh niên thiếu nữ miền Nam ruột thịt nữa), đã sẵng sàng chịu hy sinh để giành độc lập chứ không phải “tiến vào miền Nam gieo chết chóc tang thương” như cô viết bậy bạ như thế!
Tại sao một cô bé chưa làm chủ được bản thân lại muốn làm chủ xã hội? Qua tìm hiểu thì thấy đã có một truyền thống. Bởi Vy là con của một người cha cũng chưa làm chủ được gia đình, chưa làm tròn được bổn phận một người cha nuôi nấng những đứa con, cũng lại muốn làm chủ xã hội. Đó là ông Huỳnh Ngọc Tuấn. Thái độ phủ nhận của Huỳnh Thục Vy thì ra xuất phát từ “lời dạy” của cha cô.
Huỳnh Ngọc Tuấn, trong bài Kể chuyện 30-4 , đã viết: “Vậy mà đã 36 năm rồi kể từ ngày Miền Nam bị bức tử. Không ai nghĩ rằng cái chế độ độc tài phi nhân tàn bạo và mất lòng dân này lại sống đến ngày hôm nay”; “Họ chiếm được Miền nam bằng một cuộc chiến tranh ăn cướp”; “Chính vì vậy chế độ CS hiện nay hoàn toàn không có chính nghĩa và chính danh. Cho nên không thể có cái gọi là “chính quyền nhân dân “như người CS rêu rao”.
Trong bài  Nói chuyện với Huỳnh Ngọc Tuấn, ông Tuấn viết: “tôi có quan điểm rõ ràng: tôi không chấp nhận chế độ này. Vì chúng tôi sinh ra, lớn lên trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Chúng tôi đã có một thời gian sống trong chế độ VNCH. Khi chế độ VNCH sụp đổ thì tôi lên 17 tuổi. Gia đình tôi, tất cả mọi người … không nhìn nhận cái chế độ này. Từ sau 1975, gia đình đã thống nhất với nhau: chúng tôi nhận chân ra cái chế độ này. Không những tôi, các em tôi, ba mẹ tôi, và bây giờ các con tôi, chúng tôi nhận ra cái bản chất của chế độ này”.

Trong mỗi cuộc chiến, luôn có người thắng kẻ bại, không ai muốn là kẻ bại trận cả, không cần bàn đến chuyện chính nghĩa thì dân gian cũng đúc kết: “Thắng làm vua thua làm giặc” rồi. Vậy chấp nhập thua cuộc một cách có văn hóa cũng cần phải có một trình độ và một cái tâm phá chấp của nhà Phật. Còn nếu không sẽ tự đày đọa mình trong nhục nhã và uất hận vô vọng. Trong lịch sử thế giới, người Đức, người Ý, người Nhật quả thông minh, họ là những kẻ bại trận trong Thế chiến II, nhưng họ không mặc cảm, đã tự nhận ra sai lầm, hòa đồng với những người thắng mình và bây giờ là những nước phát triển nhất thế giới. Riêng những tù nhân bác học của nước Đức Phát xít đã trở thành những công dân ưu tú của Mỹ, đã góp phần quan trọng đưa Mỹ trở thành cường quốc số 1 về chinh phục vũ trụ và các ngành khoa học khác. Vậy thật tiếc cho không ít dân Việt mình, chính vì cái khí khái tiểu nông, chiến tranh đã qua đi gần 40 năm mà vẫn còn tự giam mình trong thù hận. Trong đó có Huỳnh Ngọc Tuấn, dù rằng khi chiến tranh kết thúc, Tuấn còn là đứa trẻ mới lớn 17 tuổi. Nếu Tuấn hiểu về lịch sử và có tấm lòng vị tha thì sẽ không tự cầm tù mình như thế.

Trong bài BÀN VỀ CHÍNH NGHĨA, tôi đã viết: “VNCH không phải được ra đời từ những người VN mà đã được Pháp, sau khi quay lại, dựng lên. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại, vị vua mà ngày 25 tháng 8 năm 1945, đã đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước cửa Ngọ Môn. Như vậy thực chất Bảo Đại hoàn toàn không còn vai trò gì với VN, mà chỉ có vai trò trong sự kiện trên giúp Pháp xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt để làm đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thực chất là để thuyết phục Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương”.
Rồi đến cái chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, theo GS Trần Chung Ngọc trong bài Vài nét về cụ Diệm :
    “Sau Điện Biên Phủ, Eisenhower muốn ủng hộ một chính phủ mở rộng hơn là chính phủ của ông Vua, người không được quần chúng ủng hộ mấy vì đã từ lâu bị coi như là một bù nhìn của Pháp và Mỹ.  Do đó Mỹ muốn có một người Quốc Gia ở địa vị cao ở Nam Việt Nam để làm giảm sự hấp dẫn của Hồ Chí Minh.  Kết quả là Bảo Đại đã cho Diệm một chức vụ mà Diệm vẫn muốn – Thủ Tướng.  [Về chuyện này Bernard Fall viết trong The Two Viet-Nams, trang 244:  “Ý thức được rằng mình đang ném ngai vàng đi, Bảo Đại bắt Diệm phải thề trung thành với ông, và nhiều nhân chứng có thẩm quyền quả quyết là Diệm cũng còn quỳ xuống trước Hoàng Hậu Nam Phương là sẽ làm hết sức trong phạm vi quyền lực của mình để “giữ ngai vàng cho Hoàng Tử Bảo Long, con của Bảo Đại”. Nhưng chúng ta đã biết, chỉ hơn 1 năm sau, Diệm đã dùng tiền của CIA để tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý gian lận để phế bỏ Bảo Đại và lên làm Tổng Thống.  Về vụ này Bernard Fall cũng viết, trang 257: “Trong hầu hết các nơi bỏ phiếu, có nhiều ngàn phiếu nhiều hơn là số cử tri đã bỏ cho Diệm. Thí dụ, Ở vùng Saigon - Chợ Lớn, đếm được 605,205 phiếu trên số 450,000 cử tri ghi danh”.
Nhìn sâu vào lịch sử, ngay sau khi Pháp tấn công nước ta 1858, quân dân ta đã liên tục nối tiếp nhau đứng dậy chống giặc. Năm 1861, những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tập kích đồn Pháp và anh dũng hy sinh mà nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bất hủ. Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp rồi bị bắt, trước khi bị hành quyết đã có câu nói bất tử: Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây ”. Nguyễn Tri Phương bị trọng thương khi chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội đã khảng khái từ chối lính Pháp cứu chữa và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa", sau đó đã tuyệt thực mà chết. Sau Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu cũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội, khi vỡ trận, đã cắn ngón tay lấy máu viết di biểu: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng” rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử. Rồi Nguyễn Thiện Thuật với khởi nghĩa Bãi Sậy; Phan Đình Phùng với khởi nghĩa Hương Khê v.v… Tất cả, tất cả đã trở thành những anh hùng bất tử  trong lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc.
            Ngược lại với tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc, cũng trong bài trên, tôi đã viết: “Hãy xem đoạn văn dưới đây gởi những quan thầy Pháp của Ngô Đình Thục, anh ruột Ngô Đình Diệm, người đã dựa vào thế lực công giáo, giúp em mình đoạt quyền từ Bảo Đại, để xem rõ hơn cái tính “chính nghĩa” đó: "Với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi (Ngô Đình Khả) cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh
Thật tiếc, tinh thần anh dũng của một dân tộc lạc hậu không thể chống lại được súng đạn của giặc ngoại xâm. Cho nên, đến khi vua Hàm Nghi bị đi đày ở Algérie; rồi vua Thành Thái, vua Duy Tân cũng bị đày ra đảo La Réunion thì dân ta đã thực sự mất nước. Vì vậy, tất cả các chế độ được quân xâm lược dựng lên sau đó làm sao có thể có được chính nghĩa?
Cũng trong bài Vài nét về cụ Diệm , GS Trần Chung Ngọc, để khách quan, ông đã trích dẫn hàng mấy chục cuốn sách của các tác giả ngoại quốc:
Theo "Intervention and Revolution" by Richard J. Barnet, A Meridian Book, New York 1972, pp. 233-235:
“Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, tuyên bố không những chiến đấu chống Cộng mà cho tới năm 1957 Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì, mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không-Cộng-sản vào tù hơn là người Cộng sản. (Diem's dictatorship, supported with a network of informers, military tribunals, and corrupt functionaries, declared war not only on the communists, who until 1957 were quiescent, but also against any group whose personal loyalty was not assured. Indeed, more non-communists than communists ended up in Diem's jails).
          Theo "Vietnam Revisited" by David Dellinger, p. 35:
“Khuynh hướng toàn trị” của Diệm đã đưa đến việc thành lập một đảng chính trị riêng tư, đảng cần Lao, một đảng duy nhất. Đảng Cần Lao cũng phục vụ hắn như là mật vụ, dập theo khuôn mẫu của Nhật Bản trong Thế Chiến II – mà Diệm đã nghiên cứu kỹ chi tiết. Như chúng ta đã thấy, đảng này đã giết hại 90000 người và cầm tù 800000 trong đó có nhiều người bị tra tấn. (Diem's "tendency toward autocracy" led to the formation of a private political party, the Can Lao, which was the only party.
The Can Lao also served as a secret police, modeled after the system the Japanese used in Vietnam during WWII - which Diem had studied in detail. It also produced, as we have seen, the death of 90,000 opponents and the imprisonment of another 800,000, with many of them tortured).

Còn dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã chống cộng không vì chính nghĩa mà vì tiền với câu nói nổi tiếng: Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống Cộng”! Trong bài Nguyễn Cao Kỳ và những phát ngôn ấn tượng trên baodatviet, ông Nguyễn Cao Kỳ nói: “Quân đội miền Nam, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh - trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, miền Bắc có trang bị quân số, vũ khí không kém gì, nhưng các ông chỉ huy lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn… Vì vậy, ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”. Tính chất “đánh thuê” cũng thể hiện ở chỗ khi Mỹ muốn rút khỏi cuộc chiến đã không thèm đếm xỉa gì đến thái độ của phía VNCH. Tổng thống Nixon nói để bắt TT Thiệu ký vào hòa đàm, ông sẵn sàng "cắt đầu y nếu cần thiết" (cut off his head if necessary).

Về sự tươi đẹp của chế độ VNCH, Huỳnh Ngọc Tuấn cũng như không ít người từng ca ngợi và hay mang ra so sánh với Bắc Việt nghèo khổ, có điều họ không hiểu rằng, đó chỉ là “lợi nhuận” của việc chống cộng mà cư dân ở những vùng đô thị miền Nam được hưởng từ việc đánh đổi bằng máu của dân Bắc bởi “chiến tranh phá hoại” và máu của dân cư vùng nông thôn. Theo "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Diệm, tác giả cũng viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương. (For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West).
Trong bài trong khi binh sĩ chết như rạ ngoài mặt trận thì tại các thành phố lớn, nhà giầu mua xe hơi bóng lộn, xây nhà cao năm bẩy tầng lầu. Con buôn đầu cơ tích trữ hái ra tiền nhờ chiến tranh rồi cho con cái đi du học ngoại quốc trong khi những kẻ xông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường phải chịu cảnh nghèo nàn thiếu thốn”.
           Huỳnh Ngọc Tuấn ngoài chuyện không hiểu gì lịch sử, trong bài Quan hệ Hà Nội – Washington  cũng thật hồ đồ khi phán: “Trong tương lai cuộc chiến Mỹ - Trung là tất yếu”.
         Về chính sách ngoại giao của VN, Huỳnh Ngọc Tuấn cũng ngô nghê viết: “Chính sách “đu dây” của đảng CS hiện nay (lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia) là một sai lầm, nó sẽ tạo nên sự ngộ nhận từ cả hai phía Mỹ - Trung. VN phải độc lập trong quan hệ giữa hai siêu cường bằng cách dựa vào lòng dân và luật pháp quốc tế”.
Trong quá khứ, với vị trí tiền đồn ở Đông Nam Á và giàu tài nguyên khoáng sản, VN đã trở thành một miếng mồi béo bở trong việc mở mang bờ cõi của Thực dân Pháp; sau đó với chiến lược toàn cầu của Mỹ trong Chiến tranh lạnh, VN lại có vị thế địa chính trị quan trọng. Nên VN ta có muốn trung lập cũng không được. Giặc ngoại xâm đã không mời mà đến. Còn sau 1975, khi đã giành được độc lập, chúng ta đã sai lầm khi bế quan tỏa cảng vì nghĩ rằng đã thắng được Mỹ thì cái gì ta cũng làm được, nhưng rồi đất nước đã chìm trong thiếu thốn, bị đẩy đến tận bờ vực của sự sụp đổ. Bởi nền kinh tế của một đất nước không chỉ là trồng lúa và khoai mì mà còn cần phải có cả một nền công nghiệp với máy móc, nguyên vật liệu, kỹ thuật. Nên chúng ta buộc phải “mở cửa” để nhập khẩu những thứ ta không có, đồng thời cũng cần phải mở mang thị trường để xuất khẩu. Cả những nước phát triển cũng phải như vậy chứ không riêng gì nước ta. Trong xu thế toàn cầu hóa hôm nay thì lại càng phải liên minh liên kết. Có điều, làm vậy, lợi ích của một đối tác có thể bị ảnh hưởng bởi sự liên kết với một đối tác khác. Chính vậy, nền ngoại giao đa phương của ta cần phải mềm mỏng để duy trì được sự cân bằng, tránh sa vào vết xe đổ của lịch sử, trở thành đối địch khi nghiêng hẳn một bên. Nên viết như trên, Huỳnh Ngọc Tuấn thực sự không hiểu gì.
Thực tiễn VN hôm nay đang đặt ra nhiều vấn đề, cơ chế vận hành xã hội còn khiếm khuyết, thậm chí có cả “lỗi hệ thống”, đưa đến tình trạng trì trệ và “quốc nạn” tham nhũng, và như ông Nguyễn Phú Trọng nói đã hình thành “giai cấp mới” trong Đảng. Khi các vị lãnh đạo đã nói “toạc móng heo” trước mọi người như thế có nghĩa là sẽ có các giải pháp khắc phục và thực tế đã có những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên ta cần phải hiểu, ngay chuyện một gia đình cũng còn khó giải quyết, huống hồ chuyện của quốc gia, nên cần phải có một quá trình. Dù vậy, ta cần phải có cái nhìn khách quan và đúng đắn, cả về thực trạng hôm nay, cả về lịch sử, và không được xuyên tạc, bôi đen quá khứ.
Tiếc rằng, với trình độ hạn hẹp nên Huỳnh Ngọc Tuấn đã có những suy nghĩ sai lầm dẫn đến những hành động phạm pháp, bị tù đày. Chính Tuấn đã tự cầm tù mình trước đồng thời nêu gương xấu cho con cái. Vì thế Huỳnh Thục Vy mới khờ khạo viết như sau:
Tôi không chống chính phủ bởi vì như tôi đã nói trong một bài viết của mình 'Chống là phải dùng bạo lực.'
Tôi không có súng đạn trong tay, tôi chỉ viết bài, viết bài để thể hiện sự bất mãn của mình đối với chế độ độc tài đảng trị như thế này thì hành động đó mấy ông nói chống cũng được, không chống cũng xong.
Và các việc các ông nói là quyền của các ông. Tôi thì bảo lưu ý kiến và quan điểm của mình”.
Như vậy, cô đã bất chấp, đã tự đặt ra luật pháp và sống theo luật của riêng mình. Chỉ cần gõ google mấy giây, ta sẽ thấy: Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
B) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
C) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm".

   Có không ít người sai lầm khi cho rằng mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm khi họ dựa vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Tuy nhiên khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị đã quy định rất rõ: quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng và đạo lý. Tương tự, quyền hội họp, biểu tình cũng bị giới hạn bởi luật pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác.
      Còn việc Huỳnh Thục Vy bị bắt vì biểu tình gần đây, như ông Vũ Khoan nói ý, chả có Nhà nước nào lại đi chống người dân yêu nước cả. Mà thực tế đã có sự lợi dụng của những kẻ xấu, họ mượn cớ biểu tình chống Trung Quốc để chống lại nhà nước, đẩy nhà nước ta vào thế đối đầu nguy hiểm với Trung Quốc, bởi chúng chỉ muốn chế độ này sụp đổ, không cần biết đến hậu quả sẽ vô cùng tồi tệ như thế nào. Có vậy mới có chuyện biểu tình liên tục mấy tháng trời, hô hét ầm ĩ, loạn xạ. Chứ biểu tình vì yêu nước với mục đích hỗ trợ nhà nước trong việc đối phó với Trung Quốc thì sẽ chẳng như thế. Còn lần này, vì đã có kinh nghiệm, công an đã ngăn chặn trước sự quấy rối mà thôi.
               Tôi viết bài này chỉ mong cha con Huỳnh Thục Vy tỉnh ngộ, các bạn hiểu được đúng sai, đừng có vì máu iêng hùng rơm mà phạm pháp, rồi “thân lại làm tội đời”. Rồi cũng đừng có phổng mũi nghe kẻ xấu ca ngợi, bởi thực chất là họ xúi dại vì đó là nghề kiếm cơm của họ, trong môi trường đó họ buộc phải làm vậy để tồn tại. Đức Phật đã dậy, vô minh chính là kẻ thù lớn nhất, chính nó tạo ra sự chấp ngã, và rồi chính cái ngã, cái tôi đó đã cầm tù, đày đọa ta trong tham, sân, si. Điều này còn khổ hơn cả vướng vào vòng lao lý, bởi đi tù thì đa phần chỉ có thời hạn, còn ta tự cầm tù ta trong ngu si thì sẽ là mãi mãi!
TPHCM
12-7-2012
ĐÔNG LA