Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

TRẦN ĐỘ - MỘT CON NGƯỜI, HAI CUỘC ĐỜI


ĐÔNG LA
TRẦN ĐỘ - MỘT CON NGƯỜI, HAI CUỘC ĐỜI
     BÀI LIÊN QUAN:

*VỀ HAI “ỨNG CỬ VIÊN GIẢI NOBEl” CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

TRẦN MẠNH HẢO: MỘT HẬU DUỆ CỦA PHÁT XÍT NHẬT

*TRẦN MẠNH HẢO - SỰ SAI TRÁI KHÔNG GIỚI HẠN

*“Con đường làm ếch” của Trần Mạnh Hảo

* MỘT TOA THUỐC CHO CHẾ ĐỘ CẦN MANG ĐI XÉT NGHIỆM(TRAO ĐỔI VỚI GS TƯƠNG LAI)

     TRANG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI-VÌ MỘT VIỆT NAM

                  ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

*“CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, CON ĐƯỜNG VÀO TÙ À?”

*HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY HAI CHA CON TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH

*VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA THỦ TƯỚNG

*CẦN THAY MÁU NGÀNH GIÁO DỤC

*NHỮNG ÔNG CHỦ MỚI

*ĐƯỜNG ĐI VÀ ĐÍCH ĐẾN (VỀ CHUYỆN ĐẢNG VIÊN LÀM TƯ)

*NGÔ BẢO CHÂU LỀ TRÁI HAY LỀ PHẢI?

*iêng hùng thời đại

*"DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CỘNG SẢN"

*“TÔI KHÔNG CẦN TRANH LUẬN”

*CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG?

Nguyễn Thanh Giang từng tiếc nuối quan thầy phát xít Nhật qua bài ca ngợi Trần Mạnh Hảo cho Chính phủ Trần Trọng Kim là chính nghĩa. Mới đây lại viết bài “Tội nặng hơn tham nhũng” ao ước chế độ sụp đổ: “Số phận tổ quốc ta đang bị đặt trên một cỗ xe “định hướng vào chỗ chết” (theo tướng Trần Độ). Cỗ xe này vận hành trên bốn bánh xe cọc cạch. Thay được cả thì tốt biết bao”. Qua chuyện này chợt thấy “anh già” Nguyễn Thanh Giang và “em không còn trẻ” Minh Hằng “biểu tình” thật đẹp đôi. Chàng thì ước chế độ sụp đổ, nàng thì cầu cho Tàu xâm lược nước mình! Mà sao tướng Trần Độ từng vào tù ra tội, vào sinh ra tử vì lý tưởng XHCN lại nói vậy?
        Tướng Trần Độ có 2 cuốn hồi ký (Xin xem Hồi ký Trần Độ trên http://vnthuquan.net/).  Cuốn đầu có thể nói như trang sử vàng chói lọi của cuộc đời ông; và cuốn sau: “nhật ký rồng rắn”, tiếc thay, ông lại nói ngược với cuốn trước.
Trong cuốn đầu, "Đổi mới, niềm vui chưa trọn", ông đã tổng kết cuộc đời mình như sau:
 “Ngẫm lại cuộc đời hoạt động cách mạng gần 60 năm của mình tôi có khá nhiều niềm vui lớn. Đầu tiên là niềm vui chiến thắng được những đòn tra tấn dã man của kẻ thù ở nhà lao Thái Bình lúc tôi vừa tròn 18 tuổi. Năm 1943, trong đoàn tù từ Sơn La về Hà Nội để lên tàu ra Côn Đảo, đến Hòa Bình tôi đã vượt ngục thành công và một hạnh phúc lớn bất ngờ đến với tôi, được Đảng phân công làm người giúp việc cho đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh … Ngày 7 tháng 5 năm 1954, trong chiến hào Điện Biên phủ, tôi và anh Lê Trọng Tấn đã ôm chặt nhau, sung sướng nghẹn ngào khi được tin chính các chiến sĩ Đại đoàn 312 của mình đã bắt sống tướng Đờ Cát ngay trong hầm chỉ huy của nó.
Hơn mười năm sau, với cương vị Phó chính ủy Quân giải phóng miền Nam, tôi lại được hưởng niềm vui lớn khác của chiến thắng, lần trước là thắng Pháp, bây giờ là thắng Mỹ”.
Còn gì hạnh phúc, đáng tự hào hơn thế? Sau những vị ở hàng lãnh tụ, có lẽ công lao của tướng Trần Độ đúng là thuộc hàng đầu trong công cuộc giành độc lập của nước ta. Vậy mà chua chát thay, trong đám tang ông lại có chuyện người con trai cả thay mặt gia đình “xin phép không tiếp nhận lời điếu” của vị đại diện Văn phòng Quốc hội bởi có đoạn “rất tiếc là ông Trần Độ cuối đời đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng”!
Năm 1991, Trung tướng Trần Độ, Trưởng Ban Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương đã bị cách chức và bị kỷ luật. Một chuyện thật đáng tiếc. Nó cũng đáng tiếc như gần đây ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bị khởi tố. Một người đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc cho ra đời Bộ luật Doanh nghiệp, giúp nền kinh tế nước ta vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhưng rồi chính ông lại phạm luật khi làm Chủ tịch ACB. Nhưng xét ra việc vi phạm của ông Giá chỉ cần nhà nước kiên quyết “dùng kháng sinh mạnh liều cao” là sẽ trị được, còn với “vụ Trần Độ”, vấn đề văn hóa nghệ thuật liên quan đến chính trị tư tưởng, đến lịch sử, đến cả tính chính nghĩa của thể chế, xem chừng có tác động mạnh và dài lâu hơn nhiều. Vụ việc xảy ra đã hơn 20 năm nhưng với danh tiếng của ông, những người chống chế độ luôn lợi dụng, coi ông như lãnh tụ tinh thần, và coi việc ông “phản tỉnh” như một chỗ dựa về tính chính nghĩa cho con đường chống đối của họ. Đến Dương Thu Hương, người đàn bà nanh nọc, coi trời bằng vung, cũng rất kính trọng tướng Trần Độ: “Tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với anh Trần Độ. Anh Trần Độ đã đứng hẳn về phe chúng tôi, tôi biết chắc rằng cuối đời sự chuyển hướng của anh là mạnh mẽ và dứt khoát; “chế độ Hà Nội căm ghét ông, đương nhiên, cũng là lý do để chúng tôi cảm phục ông”.
Ngành truyền thông của nước ta dường như có chủ trương không nói kỹ về các vụ án chính trị. Vụ Cù Huy Hà Vũ, ngay ông nhà thơ Bằng Việt cũng nói bắt Vũ là “ngu xuẩn”; còn ông Nguyễn Khoa Điềm thì làm thơ ca ngợi Vũ nữa, v.v… Có điều nếu 2 ông này biết Vũ cho treo cờ Đảng của các ông trong những ngày quốc lễ là phạm pháp; kêu gọi ta liên minh với Mỹ đánh Trung Quốc; đề nghị bỏ kỷ niệm ngày 30-4; cho Việt Nam là xâm lược Căm pu chia v.v… thì không biết các ông có hành động như vậy không? Còn vụ tướng Trần Độ? Có lẽ do danh tiếng của ông quá lớn nên tôi thấy đa số người ta cho ông bị thất sủng là do các nhà lãnh đạo hồi ấy bảo thủ, không theo kịp tư duy đổi mới của ông. Tiếc là sự thật không phải như vậy.
Bây giờ chúng ta hãy xem qua những nét chính của đời Trần Độ qua cuốn hồi ký.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã tham gia ngay từ những ngày đầu, từng được gặp cả Bác Hồ; ông đã ghi lại cảm xúc của mình trong lần đầu được gặp Bác:
Rõ ràng ông cụ rất nghiêm, không bỏ qua bất cứ thiếu sót nào, đồng thời rất mực thân ái, rất tình cảm. Do vậy cái nghiêm khắc cùng lòng nhân ái làm ta nhớ khắc sâu trong lòng thành những kỷ niệm khó quên. Nó làm ta gần Bác thêm, yêu Bác hơn. Sức cảm hóa của Bác thật kỳ diệu… tôi cũng có dịp tiếp xúc, được làm việc với nhiều đồng chí lãnh đạo cấp trên. Nhưng không một ai gieo cho tôi thứ tình cảm lạ lùng này: nó nâng tôi lên, làm tôi tự tin hơn, hưng phấn lao tới những gì tốt đẹp hơn, nhân văn hơn”.
Trong ngày 7 - 5 - 1954, ngày chiến thắng ĐBP, ông đã kể lại một chi tiết thú vị trong chuyện bắt sống tướng Đờ Cát:
Sau cùng nó hỏi:
- Tôi xin hỏi các ông một câu hơi tò mò nhưng mong các ông đừng chấp, là lính các ông trước khi ra trận uống rượu phải không? Các ông cho họ uống rượu ư?
Tôi liền hỏi lại:
- Căn cứ vào đâu mà ông hỏi như vậy ?
Nó nói:
- Tôi hỏi như vậy là vì khi lính các ông xông vào chỗ tôi mặt mũi người nào cũng đỏ bừng trông ghê lắm! Tôi nghĩ là họ uống rượu nên mới hăng như thế ... Có phải thế không?
Tôi đáp:
- Thế thì ông nhầm! Ông không hiểu chúng tôi rồi. Chiến sĩ chúng tôi đi chiến đấu không bao giờ phải dùng rượu để nâng lòng dũng cảm cả. Mỗi người chúng tôi đều mang lòng yêu nước cao độ ... Chúng tôi căm thù quân xâm lược các ông. Chính vì lòng căm thù đó mà chúng tôi chiến đấu dũng cảm. Điều mà ông nhận xét chính là sự biểu lộ của lòng căm thù và tinh thần chiến đấu của họ ...”.
Đặc biệt, ông cho biết Đờ Cát, một vị tướng tài danh của một nước từng là "mẫu quốc" lại thú nhận rằng: "Tôi cũng thấy làm vinh dự được làm tù binh của một quân đội như quân đội Việt Nam", một đất nước mà họ từng coi như mảnh đất hoang của một thứ dân man di mọi rợ mà họ đã đến để khai phá, chiếm giữ.
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông kể lại việc vào chiến trường, nơi đầu rơi máu chảy: “hết sức tự nhiên không có gì để phải suy tính”; “lệnh anh Thanh đưa ra: Chuẩn bị đi B... tôi đã trả lời Vâng và chuẩn bị sẵn sàng”. Trong lần đầu ra mắt lãnh đạo “Trung ương Cục”, gặp ông Nguyễn Văn Linh, ông kể:
Anh Thanh trịnh trọng giới thiệu chúng tôi với các ông ở Trung ương Cục. Anh nói:
- Tôi chọn cán bộ chi viện miền Nam và chọn mấy tay này. Đều là những tay sừng sỏ của miền Bắc cả. Lê Trọng Tấn là tay sư đoàn trưởng đã chỉ huy nhiều chiến dịch, Trần Độ là tay có nhiều kinh nghiệm về công tác chính trị, số một số hai đấy…”.
Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến, ở những công việc quan trọng nhất, thời điểm quan trọng nhất, Trần Độ đều có mặt. Ông xứng đáng được ghi tên trên bảng vàng danh dự trong lịch sử giành Độc lập của dân tộc.           
Nhưng thật tiếc, sau hòa bình, vị tướng bách chiến bách thắng trên mặt trận quân sự lại thất bại hoàn toàn trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Trong chiến trường, dưới “mưa bom bão đạn”, ông vẫn bình yên thì trên mặt trận mới không tiếng súng, ông lại bị “bắn hạ”, dù ông đã biết trước kẻ địch của mình là như thế nào:
Với chính sách mở cửa, kéo theo sự du nhập ồ ạt các nền văn hóa ngoại lai, đặc biệt là văn hóa phương Tây nếu không giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc thì không tránh khỏi nguy cơ xuống cấp đạo đức về nhiều mặt”.
Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận này, kẻ địch xảo quyệt và có nhiều kinh nghiệm, biết rõ được tâm lý của trí thức, biết được chỗ yếu của trí thức là dễ giao động và mơ hồ. Chúng thường khoét sâu vào những lý tưởng nhân đạo chung chung, vào tự do dân chủ chung chung, tự do sáng tạo, vào vấn đề nhân tài và tài năng. Chúng thường xoáy vào chỗ cộng sản là khô khan, là kỷ luật sắt, bóp nghẹt mọi sáng tạo của trí thức làm tổn thương đến tinh thần tự do sáng tạo vào nhân cách của trí thức”.
Với sự chuẩn bị về tinh thần như vậy, ông đã lao vào cái mặt trận mới bằng tất cả nhiệt huyết:
Là người đã tham gia các chiến dịch lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, … tôi bỗng có sự liên tưởng đến không khí của đời sống văn hóa văn nghệ của đất nước trong những ngày này, thực chẳng khác gì không khí chuẩn bị bước vào một chiến dịch lớn”; Rồi “Giữa tháng 9 năm 1987”, sau khi "chưng cất" những ý kiến các văn nghệ sĩ, ông “làm việc với anh Nguyễn Văn Linh” và thấy TBT “tỏ ra rất vui” và ông bị bất ngờ bởi vị TBT còn muốn có một cuộc gặp trực tiếp với văn nghệ sĩ để rồi sau đó ông cho là: Có thể nói, đây là một cuộc gặp có tính chất lịch sử”, trong đó: “Dương Thu Hương phát biểu những ý kiến thẳng có lúc như gay gắt”; “Lưu Quang Vũ đặc biệt nhấn mạnh đến điều anh gọi là "sự bao cấp về tư tưởng"”; “Nguyễn Đăng Mạnh: "Vấn đề sinh tử của văn nghệ là tự do. Văn nghệ cũng như con chim, trói nó lại thì nó không hót. Hoặc nó hót vớ vẩn”?”; Nguyên Ngọc: "Do điều kiện chiến tranh, trong văn học nghệ thuật ta đã thường quen chỉ nói một chiều. Chỉ nói thắng lợi, không nói thất bại;... Ở ta cho đến nay vẫn thống trị hai quan niệm phổ biến về chức năng xã hội của văn nghệ. Một là văn nghệ minh họa… Đại thể là: Đảng và nhân dân sẽ làm nên sự nghiệp anh hùng, văn nghệ hãy ghi chép lại đi, để ca ngợi”. Theo Nguyên Ngọc: “nghệ thuật…  giữ cho con người… không sa xuống thành con vật mà cũng không thành những ông thánh vô bổ và vô duyên… Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo". Sau cùng: “đồng chí Tổng bí thư phát biểu kết thúc cuộc gặp:
“…Các đồng chí có nói nhiều đến sự "cởi trói". … "Cởi trói" nói ở đây trước hết tôi nghĩ rằng Đảng phải cởi trói ... Và, cái các đồng chí sợ nhất là cái thường lơ lửng đâu đó trong không trung… kết tội các đồng chí viết không đúng lập trường… Sáng tác tác phẩm đụng chạm đến "nhà" quan liêu mệnh lệnh nào đó đương chức, đương quyền là điều khó nhưng phải dũng cảm… Trước đây có những tác phẩm vì thế mà bị sổ toẹt. Tác giả phải hứng chịu nhiều sự phiền toái, thậm chí lao đao. Nhưng có phải vì thế mà ta phải uốn cong ngòi bút cho "hợp khẩu vị" những con người xấu ấy không? Tôi cho rằng nếu phải làm như vậy thì người nghệ sĩ bị mất hết chất cách mạng rồi!… Phải đứng vững trong trường phái tả chân xã hội chủ nghĩa. Cũng có những người tự xưng là ở trường phái tả chân xã hội chủ nghĩa nhưng họ không dám viết sự thật, không dám lên án phê phán cái xấu để xây dựng con người mới. Là những văn nghệ sĩ chân chính, các đồng chí phải giữ gìn sự trung thực của ngòi bút, giữ gìn tư duy trong sáng của mình".
Trần Độ cho rằng cuộc gặp trên là “đỉnh cao của một phong trào sôi nổi của giới văn hóa nghệ thuật”. Sau đó Bộ chính trị đã “thông qua dự thảo Nghị quyết về Văn hóa Văn nghệ”. Với ông Lê Đức Thọ, Trần Độ cho biết: “Khi tan họp bước ra sân, anh Thọ còn ôm lấy cổ tôi và nói:
         - Nghị quyết hay lắm. Mày làm tốt lắm!”
    Và ông nhận thấy: “Có lẽ đây là một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời tôi”. Cái hạnh phúc đó chính là “Nghị quyết 05”, do ông soạn, đã được chính “Tổng bí thư ký ngày 28/11/1987”, với những ý chính như sau:
“… Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. …
Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri, của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, …
Để văn hóa, văn nghệ có thể làm tròn được chức năng cao cả của mình, các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin và nhân sinh quan cách mạng, đề cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với nhân dân, …
Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng. … Bản chất quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
… Làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch và phản động hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa. …”
Như vậy, dường như tất cả mọi chuyện đều hoàn hảo, nhưng tại sao ngay sau đó Trần Độ lại viết:
Hài hước ở chỗ người ta vừa thông qua xong Nghị quyết… thì đã có những ý kiến muốn phủ nhận những quan điểm cơ bản của Nghị quyết. Thậm chí có người còn dám đổ thừa: Sau Nghị quyết 05 văn nghệ có những biểu hiện lệch lạc”.
 “có một số đồng chí phát biểu lên án tôi gay gắt cho tôi là vì bênh vực các văn nghệ sĩ nên gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương. Các địa phương không đưa văn nghệ sĩ vào trật tự được”.
Rồi sau đó có "Yêu cầu Trung ương cho ý kiến về kỷ luật", và cuối cùng, ông cho biết mình đã: “bị kỷ luật cảnh cáo”!
Bây giờ khách quan xem xét lại vụ việc thì thấy, về lý thuyết, rõ ràng Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trần Độ đã làm quá tốt; quân, tướng của ông “nói” cũng rất hay, chính vì thế TBT Nguyễn Văn Linh mới ủng hộ ông hết mình. Tiếc là khi triển khai vào thực tế thì giữa “lời nói” và “việc làm” của các vị lại ngược nhau. Mà hai người “có công” đầu làm Trần Độ thất sủng chính là Nguyên Ngọc và Nguyễn Huy Thiệp. Nguyên Ngọc, một người được Trần Độ đánh giá: “trọn vẹn cả đức cả tài như anh không nhiều. Bởi vậy khi anh chính thức được bổ nhiệm cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội nhà văn tôi rất mừng - Đây là một trong những trường hợp "đặt người đúng chỗ" hiếm hoi trong cơ chế của chúng ta”. Nếu nói Trần Độ là lãnh đạo Văn hóa Văn nghệ thì Nguyên Ngọc là vị tướng xuất quân, phất cờ "đổi mới". Vậy dưới ngọn cờ “đổi mới” ấy, nền văn chương nước ta đã gặt hái được gì? Có đúng như lời Nguyên Ngọc nói trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Văn Linh:“nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật” Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo” không? Với mặt trận là tờ Văn nghệ, diễn đàn trung tâm của Văn chương VN, Nguyên Ngọc đã khai sinh ra một “chiến sĩ” văn nghệ ưu tú nhất theo tinh thần của ông, đó chính là Nguyễn Huy Thiệp, với một loạt truyện ngắn mà truyện"Phẩm tiết" chính là một trong những yếu tố khiến Trần Độ bị kỷ luật! Trong truyện này (bản gốc) Nguyễn Huy Thiệp đã dựng lên hình ảnh Vua Quang Trung tầm thường, “ăn hối lộ”, thù vặt và  dùng tài văn “nhét c. vào mồm thằng Khải tài như cái đấu” mà dám chê tiệc của vua nhạt và “xẻo d. thằng Thi” xem có còn dê được không? Chính Trần Độ dù có chống chế nhưng cũng phải thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp “có thể chưa hay, chưa giỏi trong việc xây dựng nhân vật văn học lấy nguyên mẫu từ một anh hùng dân tộc, vua Quang Trung” và “có sự bất bình của một số người đọc đối với truyện ngắn Phẩm Tiết, nhà văn cần rút kinh nghiệm về trường hợp này… anh Thiệp thực có ý định nêu tên để chửi rủa vài người nào đó, thì đó là ý định xấu, có hại”.
Nhưng Nguyễn Huy Thiệp không chỉ có thế, qua các “hình tượng” văn chương khác, ông nhà văn này còn cho Vua Quang Trung “chỉ như trọc phú nhà giàu” và Nguyễn Ánh mới là “nòi vương giả”. Mà theo tôi, đánh giá cao Nguyễn Ánh đồng nghĩa với sự biện hộ cho hành động Pháp xâm lược Việt Nam. Điều này giải thích tại sao Pháp in cho Nguyễn Huy Thiệp tới 14 đầu sách và với số tiền nhuận bút chính ông Thiệp khoe là cả 70.000 - 80.000 đô”. Nhà văn Mai Ngữ cho Nguyễn Huy Thiệp: “đã lăng nhục cha ông, tổ tiên mình”( Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, tr.452). Đặc biệt, cũng liên quan đến lịch sử, trong một lần sang Thụy Điển, Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố: “Thế hệ tôi nôn mửa vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc” (Trần Đăng Khoa, Văn nghệ quân đội số 596 tháng 4/2004) đã làm nhiều người, trong đó có tôi, người từng rất quý sự độc đáo của văn Nguyễn Huy Thiệp, đã rất coi thường ông này. Xem chừng ông Đỗ Văn Khang đã nói đúng về Nguyễn Huy Thiệp: “Đặc biệt cái tâm mà không sáng thì không thể làm văn được”. Nguyễn Huy Thiệp đã vẽ chân dung người nông dân VN là như thế này: “ Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ”; về chính trị: “Chính trị rặt trò mờ ám bỉ ổi”; về văn chương: “Văn chương là thứ bỉ ổi bậc nhất”; đặc biệt trong truyện Không có vua, có cảnh ông bố chồng bắc ghế nhìn trộm cô con dâu tắm, khi bị con trai bắt quả tang, đã chống chế:  “lão Kiền bảo: “Mày có học mà tệ. Bây giờ tao nói chuyện đàn ông với mày”. Đoài bảo: “Tôi không tha thứ đâu”. Lão Kiền bảo: “Tao chẳng cần. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi...”. Tôi từng “bênh”  ông Kiền này, vợ chết sớm, “máu” thế mà vẫn ở vậy nuôi con, có điều hành động vậy với con dâu thì đúng là loạn luân, và chỉ là con vật mới “chẳng nên xấu hổ”. Và như vậy, khi ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp hết lời, và đến nay vẫn luôn cho văn Nguyễn Huy Thiệp là “thành tựu” nổi bật nhất của "đổi mới", Nguyên Ngọc đã quên béng mất cái tuyên ngôn của mình trong cuộc gặp với TBT Nguyễn Văn Linh: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật”. Riêng về ông nhà văn này, bản thân ông và di sản “đổi mới” của ông còn nhiều chuyện cần bàn, đặc biệt hậu quả của sự lộn ngược các giá trị còn ảnh hưởng đến tận hôm nay, thậm chí mãi mãi, vì trong xã hội luôn có phần đối nghịch về thẩm mỹ cũng như đạo lý, nên luôn có người ủng hộ. Rất có thể tôi sẽ phải viết riêng một bài về Nguyên Ngọc. Còn Trần Độ, không biết lúc còn sống ông có nhận thấy Nguyễn Huy Thiệp viết như trên là đã đi ngược với sự “chỉ lối đưa đường” của “Nghị quyết 05” mà chính ông đã viết ra không: “Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin”; “Tiếng nói của văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói của tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa”?
Và xem chừng Trần Độ bị kỷ luật bởi vì ông đúng như lời Tướng Nguyễn Sơn từng nói về ông mà chính ông đã kể lại trong Hồi ký:
Tôi liền dẫn mấy ông nhà văn vào phòng khách… Tôi kéo ghế ngồi lại. Ông Sơn chào khách.
- Hôm nay thấy có các anh văn nghệ sĩ, tôi mời các anh lại nói chuyện văn nghệ chơi.
Nhìn thấy tôi cũng ngồi lại, ông chỉ vào mặt bảo:
- Mày ngồi đây làm gì. Mày thì biết chó gì văn nghệ”.
Nhớ lại hồi tôi còn đi làm ở Viện Công nghiệp Dược, khi nhận đề tài chiết hoạt chất chống ung thư Vinblastine từ cây dừa cạn, tôi đã say mê lao vào nghiên cứu y như Trần Độ soạn “Nghị quyết 05” vậy. Khi thành công ở quy mô phòng thí nghiệm, trình bầy quy trình xong, tôi về phép rồi hớn hở vào chuẩn bị triển khai công trình ở quy mô sản xuất thử thì đã bất ngờ bị giật khỏi tay cái công trình ấy. Tôi rất đau khổ nhưng rồi đã tỉnh táo nhận ra ngay tình thế: lẽ phải thuộc về tôi, đi kiện sẽ thắng, nhưng làm vậy tôi sẽ phải tiêu tốn cả cuộc đời mất, rồi ai sẽ nuôi vợ con? Nên đành phải chấp nhận thua cuộc! Chính vậy, tôi rất hiểu nỗi đau của Tướng Trần Độ sau “Nghị quyết 05”. Có điều, tôi hoàn toàn đúng, còn Trần Độ, theo phân tích ở trên, rõ ràng là có chuyện “nói một đằng làm một nẻo”. Chính ông cũng phải thừa nhận: “Tôi tự thấy tôi là người không thiếu bản lĩnh, nhưng do tính phức tạp của môi trường mới mà chất lính trong tôi chưa hòa nhập được, nên tôi bị vấp ngã giữa đường. Chính vì vậy, mà tập hồi ký này có tên: "Đổi mới, niềm vui chưa trọn".
  Tôi thấy trong đời một con người có điều quan trọng là, ngoài việc phấn đấu để thành công, người ta còn phải biết chấp nhận thua thiệt, biết chấp nhận thất bại. Biết chấp nhận thất bại là điều khó, cần phải có bản lĩnh, có trình độ và cái tâm phá chấp. Chính Đức Phật đã dạy người con tập thiền là: hãy coi mình như mặt đất, bởi mặt đất là nơi người ta dẫm đạp lên, chất chứa rác rưởi, thậm chí phóng uế lên đó mà vẫn “không sao cả”, được như thế thì không còn gì có thể làm ta đau khổ được nữa. Nhạc sĩ Phạm Tuyên, người có cha bị cách mạng giết, ngoài việc ông “hiểu được lời khuyên của Bác Hồ”, tâm ông phải có nhiều Phật tính mới có thể hóa giải được nỗi đau để trở thành một nhạc sĩ hàng đầu của cách mạng như thế. Tiếc là Trần Độ, người vốn là một công thần của chế độ, khi gặp chuyện, ông đã không vượt qua được cái tôi của mình.        
Giai đoạn cuối đời, ông có viết một bài làm tôi chú ý là "MẶT THẬT VÀ MẶT THẬT..." để bảo vệ ông Hà Sĩ Phu: “Té ra là "Mặt thật phản bội..." của Hà Sĩ Phu là đã quá thông minh”! Nhưng chỉ xin lấy một ví dụ. Trong bài Triết học Mác - Lê: Khủng hoảng phương pháp luận, Hà Sĩ Phu viết: “Ý thức tinh thần chính là thuộc tính chung của thế giới vật chất. Không thể có cái thứ vật chất không có tinh thần, cũng không có cái thứ tinh thần ngoài vật chất: Tách thành vật chất và tinh thần để rồi cho rằng cái này có trước, cái kia có sau tức là tách "vật chất" ra khỏi chính thuộc tính của nó thì vô nghĩa biết chừng nào! Thử hỏi thanh nam châm và cái thuộc tính hút sắt của nó thì cái nào có trước?. Viết như vậy, ai biết một tí về triết cũng thấy thật ngô nghê và buồn cười, bởi như thế thì có khác gì ông Hà Sĩ Phu đã tự coi sự thông minh của mình ngang với sự thông minh của sâu bọ, rắn rết và rác rưởi. Với Triết học Mác, khái niệm “Vật chất” là “thực tại khách quan”; còn “Ý thức” là “hình thức phản ánh cao cấp, riêng có ở con người, đối với thực tại khách quan; vật chất có trước và sinh ra ý thức. “Vật chất” ở đây chính là bộ não người. Ngày nay khi người ta có thể làm ra được các loại máy móc điều khiển được bằng ý nghĩ, chứng tỏ ý thức đã tách rời được khỏi bộ não, tác động vào tế bào quang điện của máy, làm máy hoạt động. Như vậy, viết như trên, Hà Sĩ Phu là mù tịt chứ không phải “quá thông minh” như ý Trần Độ.
Ngoài bài trên, Trần Độ còn viết một số thư ngỏ, bài viết, đặc biệt là tập “Nhật ký Rồng Rắn”. Tất cả, gần như ông đã viết ngược lại cuốn trước.
Nếu cuốn trước ông viết:
Phải trên một chân lý hiển nhiên là có Đảng lãnh đạo mới có nền kinh tế và văn hóa như ngày nay… Và trên cơ sở chân lý đó, có những yêu cầu nâng cao sức lãnh đạo của Đảng…  thì tạm coi là một ý kiến tích cực. Nhưng, từ những ý kiến đó mà đi tới một sự chê bai, châm chọc, thậm chí phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng thì là những ý kiến phản động mà kẻ thù của ta mong muốn gợi lên”.
Những yếu tố tiêu cực như nấm độc cứ len lỏi khắp nơi. Chỉ những chỗ nào, lúc nào ánh sáng của lý tưởng, của sự nghiệp chân chính chiếu rọi vào thì mới hạn chế được những nấm độc chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, của những thói tự cao tự đại và bảo thủ lạc hậu - ánh sáng đó là mặt trời, mặt trời chân lý, mặt trời của lý tưởng, của sự nghiệp. Dù sao nó cũng cứ vằng vặc sáng soi khắp chỗ… và mặt trời vẫn cứ là mặt trời".
Xã hội chủ nghĩa trở thành một xu thế của lịch sử, đồng thời là ước mơ, khát vọng của loài người. Nhưng con đường đi lên xã hội chủ nghĩa lại không thể không trải qua những bước đi khác nhau: nhanh hay chậm, thành công hay thất bại, thậm chí cả việc vừa xã hội chủ nghĩa vừa lại là không phải xã hội chủ nghĩa, hoặc xã hội chủ nghĩa thật, cũng có xã hội chủ nghĩa giả. Kẻ thù của xã hội chủ nghĩa ra sức xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chê bai, khoét sâu khuyết, nhược điểm, lợi dụng mâu thuẫn "Đâm bị thóc, chọc bị gạo" luôn tìm sơ hở để phản kích ác liệt”.
Thì trong “Nhật ký Rồng Rắn”, ông viết:
17.11.2000
Có nhất thiết chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin, chỉ có chủ nghĩa xã hội, mới làm cho đất nước phát triển hay không ? … Vậy hãy cứ xem quanh ta: Đài Loan, Đại Hàn, Singapore và thêm nữa, Thái Lan và Malaysia, mấy nước này có do chủ nghĩa Mác-Lênin hướng dẫn không? … Thế mà cả 5 nước ấy, khi bắt đầu còn nghèo khổ, vậy mà chỉ sau khoảng 20-30 năm họ đã trở thành những nước phát triển rõ ràng, nhân dân đa số có đời sống khá phong lưu….
22.11.2000
     - Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn minh cao…
3.12.2000
 Thực ra, chủ nghĩa Mác rất nhân đạo, rất nhiều lòng tốt, nó chỉ ra cho loài người một tương lai sáng lạn: sẽ không có tư hữu, do đó không có bóc lột, thế là cuộc sống xã hội hoàn toàn công bằng và dân chủ.
     Nhưng thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng nó không thể đơn giản như vậy. Hình ảnh ấy chỉ là một cái bánh vẽ khổng lồ… Thế mà Đảng lại cứ bắt mọi người phải tin theo vào cái ảo tưởng hão huyền đó. Như thế là phạm vào một tội ác lớn với nhân dân.
     Đảng cộng sản Việt Nam cứ gân cổ gào lên cái định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu như vậy, thật ra là một sự mù quáng, một sự điên cuồng…
Như vậy, khi ông còn là một Ủy viên Trung Ương thì chủ nghĩa Mác- Lênin là “mặt trời chân lý, vằng vặc sáng soi khắp chỗ”; còn khi ông bị cách chức thì chủ nghĩa Mác- Lênin là “không cần thiết” nó không “sáng soi” được cái gì nữa mà chỉ vẽ ra được “cái bánh vẽ khổng lồ”! Có điều viết vậy chứng tỏ ông mới hiểu Chủ nghĩa Mác sơ sài qua những hiện tượng trong thực tế chứ chưa hiểu sâu sắc Chủ nghĩa Mác với tư cách là một Khoa học Triết học. Chủ nghĩa Mác cho rằng khi xã hội phát triển đến mức không còn mâu thuẫn chủ yếu, không còn giai cấp, thì Nhà nước, với ý nghĩa là sự thống trị của một giai cấp sẽ không còn lý do để tồn tại, con người sẽ “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” và “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đây là một sự suy lý mang tính khoa học. Nếu hiểu khoa học thì sự suy lý đó hoàn toàn có cơ sở chứ chẳng có “bánh vẽ” cái gì hết! Từ Bigbang, một điểm vô cùng nhỏ, còn có thể biến thành cả vũ trụ ngày nay thì sự tiên đoán của Chủ nghĩa Mác có gì là không tưởng. Nhìn lại hơn thế kỷ qua, tức mới chỉ là một chớp mắt của lịch sử tiến hóa, xã hội loài người đã thay đổi biết bao rồi. Có điều hiểu được toàn diện và sâu sắc chủ nghĩa Mác đã khó nên vận dụng cho đúng vào thực tiễn càng khó khăn hơn.
Nếu ở cuốn đầu ông viết: “có những yêu cầu nâng cao sức lãnh đạo của Đảng…  thì tạm coi là một ý kiến tích cực. Nhưng, từ những ý kiến đó mà đi tới một sự chê bai, châm chọc, thậm chí phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng thì là những ý kiến phản độngthì cuốn sau với những dòng sau thì không cần đến ai mà chính “Trần Độ ở cuốn trước” đã kết án “Trần Độ ở cuốn sau” là “phản động”:
“ 7.12.2000
     Tiếp tục câu hỏi lớn: cuộc cách mạng Việt Nam đã đem lại được cái gì cho nhân dân Việt Nam?
     Cứ xem xã hội Việt Nam hiện nay, cuộc sống Việt Nam hiện nay, thì có thể thấy một nét lớn rất đau lòng là: tất cả những gì xấu xa, tàn bạo, mà cách mạng đã có lúc xoá bỏ và đập tan thì nay đang được khôi phục lại hoàn toàn, mà khôi phục lại còn mạnh hơn, cao hơn, nhân danh cách mạng”.
Không cần phải lấy thực tế chứng minh nhận định của ông như trên là xổ toẹt, mà chính ông cũng đã viết ngược lại vào ngày 22.12.2000:
Việt Nam từ một xã hội thuộc địa tiểu nông lạc hậu dưới hai tầng thống trị của thực dân, phong kiến đã trở thành một xã hội của một đất nước được thống nhất, độc lập và tự do. Từ một dân tộc hầu như mù chữ đã trở một dân tộc đầy trường học, có hàng trăm trường đại học, có hàng vạn giáo sư tiến sỹ, cử nhân, hàng triệu tú tài, hàng năm đều có gần 100% trẻ em 7 tuổi đến trường”.
Và, đến những ý ông viết vào ngày 7.12.2000 thì ta mới hiểu tại sao Dương Thu Hương cho rằng“Anh Trần Độ đã đứng hẳn về phe chúng tôi ” và “chúng tôi cảm phục ông”:
     “Nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài.
     Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ.
     Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền
”.
Xã hội VN hiện tại rõ ràng còn nhiều vấn nạn mà các nhà lãnh đạo hiện đang “xử lý”. Nhưng không thể một sớm một chiều mà mọi chuyện đều tốt đẹp được. Triết học Mác cũng đã chỉ rõ bằng cặp phạm trù "lượng đổi chất đổi". Nước ta vốn là một nước phong kiến nô lệ, nên phải biến đổi cái "lượng" yếu kém, lạc hậu thành cái "lượng" văn minh, tiên tiến để thành một "chất" khác quả là gian nan. Dù vậy, kết án như Trần Độ ở trên là cực đoan và không khách quan. Giả sử ông và phe ông thắng thế, nắm quyền, đúng như cách hành xử trên, thì đối với những người phê phán sai lầm của các ông, khi ông quy họ là "Tần Thủy Hoàng", là "Phát xít", thì không biết họ sẽ bị các ông đối xử như thế nào? Và như vậy sẽ là “dân chủ”, “tiến bộ” sao?
TPHCM
16-10-2012
ĐÔNG LA