Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

TRẦN MẠNH HẢO: MỘT HẬU DUỆ CỦA PHÁT XÍT NHẬT


Thế là viết xong cái bài này rồi, nay đăng lên cho các bạn xem
*Đọc bài này Trí thức & cu  của bạn Hòa Bình thật khoái chí, cười chảy nước mắt luôn.
ĐÔNG LA
TRẦN MẠNH HẢO: MỘT HẬU DUỆ CỦA PHÁT XÍT NHẬT

 BÀI LIÊN QUAN

 *VỀ HAI “ỨNG CỬ VIÊN GIẢI NOBEl” CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

*“Con đường làm ếch” của Trần Mạnh Hảo

 *TRẦN MẠNH HẢO - SỰ SAI TRÁI KHÔNG GIỚI HẠN

 *VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH CỦA TRẦN MẠNH HẢO

 *ĐẮC "TÂM KHÔNG" CÓ THÀNH PHẬT?

 *Kỷ niệm với anh Nguyễn Thái Sơn

 TRANG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI-VÌ MỘT VIỆT NAM
                  ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

*“CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, CON ĐƯỜNG VÀO TÙ À?”

*HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY HAI CHA CON TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH

* MỘT TOA THUỐC CHO CHẾ ĐỘ CẦN MANG ĐI XÉT NGHIỆM(TRAO ĐỔI VỚI GS TƯƠNG LAI)

*VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA THỦ TƯỚNG

*CẦN THAY MÁU NGÀNH GIÁO DỤC

*NHỮNG ÔNG CHỦ MỚI

*ĐƯỜNG ĐI VÀ ĐÍCH ĐẾN (VỀ CHUYỆN ĐẢNG VIÊN LÀM TƯ)

*NGÔ BẢO CHÂU LỀ TRÁI HAY LỀ PHẢI?

*iêng hùng thời đại

*"DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CỘNG SẢN"

*“TÔI KHÔNG CẦN TRANH LUẬN”

*CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG?

Những tưởng TMH phải “độn thổ” vì cái phát kiến động trời khi cho chính phủ Trần Trọng Kim, tay sai của Phát xít Nhật, chỉ trong một thời gian rất ngắn đã tích cực thực hiện chính sách “phá lúa trồng đay” của chủ, “có công” làm 2 triệu dân ta chết đói, là chính nghĩa, khi viết:

 Năm 1945, nếu Việt Nam không có ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN, thì nước Việt Nam vẫn giành được độc lập. Nên nhớ là sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Nhật ở Đông Dương đã trao chính quyền, trao độc lập cho người bản xứ. Chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim chính ra đã là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập…”
Nhưng không, nhân dịp 2-9 vừa qua, TMH quả là người kiên định sai trái đến cùng, chứng tỏ sự dốt nát, mù tri thức của mình là vô bờ bến, dường như còn sợ là người ta chưa biết mình sai trái nên đã viết tiếp bài MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ XÓA BỎ BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG được phát tán rộng khắp trên mạng với câu kết: (Kỷ niệm 67 năm Việt Minh cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim 19-8-1945), với hàm ý cho cuộc Cách mạng Tháng 8 là đảo chính và Chính phủ Trần trọng Kim là chính nghĩa. Tất nhiên với một người quyết tâm đi ngược lại tất cả, muốn biến mình thành kẻ địch bằng được thì thôi như vậy, tranh luận là vô nghĩa, nhưng tôi vẫn phải tranh luận, chủ yếu là vì độc giả, nhất là các bạn trẻ. Tôi đã viết về điều đó ít nhiều trong bài “Con đường làm ếch” của Trần Mạnh Hảo, trong bài này tôi muốn viết thêm đôi điều. Theo GS Văn Tạo trong bài Nạn đói năm 1945: Thảm cảnh quê nhà trên Tuổi Trẻ Online : “bắt đầu từ ngày 6-5-1941 Nhật buộc Pháp ký một hiệp ước kinh tế yêu cầu Pháp phải cung cấp lương thực ở Đông Dương cho Nhật hằng năm.
 Bốn năm liền từ 1941-1944 Nhật - Pháp đã ký bốn hiệp định giao nộp lúa, ngô cho Nhật mỗi năm từ 700.000 - 1,3 triệu tấn, tương đương 50-80% tổng sản lượng lương thực VN thời đó.
Để phục vụ chiến tranh, phát xít Nhật còn cần rất nhiều nguyên liệu từ những cây trồng có sợi, có dầu như đay, gai, bông, thầu dầu... nên chúng đã bắt rất nhiều vùng quê nhổ lúa trồng đay và các loại cây trên.
Tài liệu của người Pháp thống kê: năm 1944 VN trồng tới 45.000ha đay, gấp chín lần diện tích của năm 1940 do 10 công ty độc quyền của Nhật thu mua, chế biến, kinh doanh thứ cây này…
Chiến tranh làm cho nhu cầu nhiên liệu: than, dầu, điện của Nhật tăng cao. Chúng đã lấy ngô, vừng, lạc và cả lúa gạo để thay thế những nhiên liệu này phục vụ mưu đồ phát xít, đẩy người dân vào thảm họa chết đói
Tội ác của Phát xít Nhật như vậy đến đứa trẻ con khi biết đọc chữ đọc cũng hiểu, tại sao TMH lại viết như trên? Có lẽ bởi TMH đúng là thuộc hạng người “quyết tâm sai bằng được thì thôi”. Và có cái “hay” là sự sai trái của TMH không chỉ nhất thời mà là hệ thống. TMH đã sai một cách toàn diện và triệt để trên khắp các lĩnh vực. Chỉ xin lấy vài ví dụ:
        Về lý luận văn học, TMH từng viết: “Siêu thực và hiện thực là hai mặt của một thực thể”: Đây là một ý tưởng vô nghĩa bởi siêu thực không phải là một mặt tồn tại của sự vật mà là một quan niệm sáng tạo của một trào lưu văn học nghệ thuật; rồi: “Thơ muốn siêu, trước hết nó phải thực đã, đi tới tận cùng của cái thực, thơ sẽ đạt được cái siêu”: Chủ nghĩa Siêu thực sáng tác dựa trên cơ sở lý luận của Phân tâm học, Thuyết Trực giác và những thành tựu của Vật lý hiện đại, đặc biệt tính phi logic ảnh hưởng từ Nguyên lý Bất định, nên viết như trên, TMH đã không biết gì.
Về Triết học, TMH cũng không biết gì như vậy, như có chỗ đã cho Triết học phương Đông là “nhất nguyên” rồi có chỗ lại cho là “trung dung nên không có chữ  DUY”: Đây là một sự mâu thuẫn, bởi theo hệ thống thuật ngữ, đã “nhất nguyên” thì phải “DUY”; rồi có chỗ TMH viết: “TUYỆT ĐỐI DUY VẬT tức là chỗ vật chất ngừng lại”: đã “duy” là “tuyệt đối” nên “tuyệt đối duy vật” là vô nghĩa, còn “tức là chỗ vật chất ngừng lại” nữa thì đúng là “tai trâu” triết học rồi! Khi điên cuồng phỉ báng Các Mác, TMH đã đồng nhất khái niệm “chế độ tư hữu” với “tính tư hữu”, một đằng chỉ hình thái kinh tế - xã hội, một đằng chỉ bản tính con người, có lẽ vì thế GS Trần Chung Ngọc, một cựu sỹ quan Ngụy, nhưng với tư duy khách quan của một GS Vật lý và cái tâm phá chấp của một Phật tử, ông đã cho TMH “phê bình láo lếu về Marx”, là “ngu xuẩn và ngô nghê”; ông kết luận: “chuyện phê bình triết học không phải là chuyện để cho những người có trình độ như Trần Mạnh Hảo có thể tùy tiện viết bậy”…
Có điều, về tri thức có những lĩnh vực quá tinh tế, quá cao sâu nên ta có thể phần nào thông cảm cho TMH vì trí thông minh có hạn, ít học, lại mắc bệnh háo danh, vĩ cuồng nên Trần Mạnh Hảo đã sai trái là tất yếu, TMH đã thực tâm tin vào những điều ngô nghê mình viết ra. Phần này thì không riêng gì TMH, đã có không ít “ông kễnh”, một khái niệm của khoa học, triết học cũng không thể hiểu được chính xác nhưng vẫn huyên thuyên, hươu vượn, viết ra cả đống nhăng nhít nhưng vẫn ảo tưởng là thầy thiên hạ. Điều đó chẳng chết ai nhưng ta cần phải phê phán mạnh mẽ, cần phải vạch mạch TMH bởi có phần sự sai trái của TMH là cố tình, là viết với một động cơ xấu, là lối “phê bình đểu”, phi nhân tính.
Trong giai đoạn TMH giả làm “Con đê chắn sóng cho Đảng”, ông GS Nguyễn Đăng Mạnh từng cho Trần Mạnh Hảo thuộc “hạng người tư tưởng thấp kém, động cơ xấu”; “Nghĩ một đằng nói một nẻo một cách thoải mái chẳng che giấu gì cả. Trắng trợn lắm”. Ông Nhà thơ Hoàng Hưng đã gọi Trần Mạnh Hảo là: “con người “tố điêu” trắng trợn”…”. Ông bạn tôi Nguyễn Hữu Sơn, bây giờ cũng Viện phó Viện Văn khá to rồi, cũng từng cho Trần Mạnh Hảo: “đoạt giải nhất, kỷ lục về vốn ngôn từ báng bổ và qui chụp những người khác- một hành vi “CẮN TAI văn học”,… thì những ngày hôm nay, trong bài viết về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cách đây ít lâu và bài viết nhân ngày 2-9 vừa qua mà TMH cho là “Cộng sản đảo chính” để tưởng nhớ “công ơn” Phát xít Nhật đã trao trả Độc lập cho “Chính phủ Trần Trọng Kim”, TMH vẫn kiên trì lối viết với “động cơ xấu” và cơ sở lý luận “phê bình đểu” của mình.
Đối với tri thức thì sự hiểu sai là chuyện bình thường vì tri thức thì mênh mông mà khả năng tiếp thu của cá nhân thì hữu hạn. Đối với khám phá tri thức thì sự sai lầm còn là phổ biến, ngay cả những bộ óc thông minh nhất trong lịch sử nhân loại cũng lầm lẫn. Thế nhưng, để đưa ra được những phát minh, các nhà khoa học luôn phải khách quan, nếu không nền văn minh sẽ dẫm chân tại chỗ. Trong nghiên cứu khoa học có điều thú vị là, có những kết quả vượt ra ngoài sức tưởng tượng và có khi ngược với dự tính của người sáng tạo ra nó, buộc người ta phải nghĩ khác đi. Như trường hợp Dirac, khi “đột nhiên viết ra một phương trình đẹp và lạ đến sửng sốt” mô tả các đặc trưng của electron (điện tử), nhưng theo Heisenberg, Dirac đã sai vì ngoài kết quả electron theo lẽ thường mang điện âm, phương trình Dirac còn cho ra cả một kết quả nghịch thường: electron mang điện dương! Nhưng rồi thực tiễn đã trả lời, chính Heisenberg sai chứ không phải Dirac. Đúng như triết học Mác, quy luật khoa học là khách quan, nó không phụ thuộc vào việc các nhà khoa học nghĩ thế nào, việc “tính ra” electron dương cũng khách quan, nó đã phá vỡ giới hạn nhận thức của loài người và, chính phát minh vĩ đại về phản vật chất đã ra đời từ đó!
Muốn “khoe” một tí tri thức như thế để tôi muốn nói là trên diễn đàn học thuật của nước ta còn rất thiếu tính khách quan khoa học. Có những người đã dùng bóng tối tâm thức của mình phủ đen thực tại, mà TMH có lẽ là một trường hợp điển hình; để lái mọi chuyện theo ý mình, TMH sẵn sàng nói ngược. Ở thời “đổi mới” văn chương của Nguyên Ngọc, không ít người cũng từng nói ngược như thế. Vì muốn chứng tỏ mình hơn người, họ đã chủ chương đưa ra một thứ văn chương “lộn ngược”. Như dân ta vốn suy tôn Vua Quang Trung là anh hùng dân tộc thì Nguyễn Huy Thiệp vẽ chân dung Ngài như một tay du côn và cho Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà” mới đích thị là “nòi vương giả”! Còn Bảo Ninh thì đã kỳ công viết cả một cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” để thể hiện nỗi buồn của người chiến thắng và sám hối y như dân ta đã gây ra cuộc chiến vậy. Và đầu bảng, có lẽ không ai khác chính là Dương Thu Hương, trong khi cả nước mừng ngày toàn thắng, thậm chí nhiều người lính chế độ cũ cũng mừng vì chấm dứt chiến tranh nghĩa là thoát chết, thì bà nhà văn này từng viết và nói (2006 tại Mỹ) về ngày 30-4: “Tôi theo chân đoàn quân chiến thắng vào tiếp quản TP. Sài Gòn, tôi đã ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết vì nhận ra rằng kẻ thắng trận man rợ hơn người thua”. Nhưng theo Báo CA TPHCM: “Đây hoàn toàn là những điều bịa đặt trơ trẽn… Tại Quảng Bình, từ năm 1969, Hương được… bố trí làm việc tại phòng văn hóa quần chúng, xuống các làng, xã tập hát cho thiếu nhi. Tháng 7-1975, Hương cùng một bạn gái (hiện là cán bộ hưu trí ở Hà Nội) trốn cơ quan, quá giang xe vào Sài Gòn chơi, khi trở về cơ quan bị kiểm điểm vì vi phạm kỷ luật hành chínhHương chưa một ngày đi B, vào Trường Sơn hoặc cầm súng đánh giặc. Vậy sao bây giờ lại trắng trợn khoe rằng: theo đoàn quân giải phóng vào tiếp quản Sài Gòn?! Rồi chuyện Hương “đã khóc trên vỉa hè Sài Gòn như cha chết khi nhận ra mình đang theo một đoàn quân man rợ” càng cho thấy sự lật lọng, xảo trá kinh hồn của người đàn bà này. Nếu Hương đã “giác ngộ” với phương Tây sớm như vậy, tại sao sau đó lại viết hàng loạt truyện ngắn, kịch bản phim chửi bới chế độ cũ, mà truyện “Thợ làm móng tay” là một ví dụ? Trong Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần IV năm 1989… Bài tham luận của Hương…  có những đoạn Hương viết: “Chúng ta tự hào rất nhiều về Đảng, Người đã tổ chức nên thắng lợi Cách mạng Tháng 8; Người đã lãnh đạo nhân dân ta qua cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ một cách oanh liệt. Kỳ tích của những cuộc chiến tranh ấy có sức mạnh khích lệ các dân tộc bị áp bức trên toàn cầu. Vì thế nhân dân biết ơn Đảng là lẽ phải...”. Trong truyện ngắn LOÀI HOA BIẾN SẮC viết 6 - 1975, DTH kể chuyện một nữ nhà báo quân giải phóng từ rừng về thành phố đã choáng ngợp trước cuộc sống phồn hoa, nhưng rồi sau khi chứng kiến cảnh trong cái ví của một cô gái trẻ thành phố ăn mặc sang trọng rơi ra “một mẩu bánh mì tồi tàn”, DTH đã thể hiện tư tưởng của mình qua tâm trạng của nhân vật như sau: “Tôi nhìn ra ngoài: thành phố chất ngất ánh đèn, có một cái gì tự tan vỡ ra nơi đó. Một lớp giấy trên chiếc rọ làm hình nhân bị xé rách. Một lớp váng dầu ngũ sắc bị khuấy tan trên mặt nước tù”. Như vậy nghĩa là gì? Nghĩa là nhà văn DTH khi viết truyện ngắn này 1975 và Nhà văn DTH phát biểu trong đại hội Hội Nhà Văn 1989 đã vả vào mồm nhà văn DTH khi phát ngôn 2006 tại Mỹ!
    Y như DTH, TMH, 1998, khi phê phán GS Lê Ngọc Trà “rất ấu trĩ” đã viết: “Chúng ta đều biết, văn học là hình thái ý thức xã hội. Mà ý thức, theo quan điểm duy vật biện chứng là hình thức phản ánh cao cấp nhất của con người”; rồi: “Phản ánh luận Mác-xít của Lê-nin đã chỉ ra rằng con người không thể nhận thức được thế giới khách quan nếu không thông qua con đường phản ánh”, v.v… từ đó dõng dạc quy kết Lê Ngọc Trà “rơi vào duy tâm chủ quan”, cho “ý thức sinh ra tồn tại ư? Thế tư duy có trước vật chất à?... Sao sách giáo khoa của chúng ta lại đi tuyên truyền cho chủ nghĩa duy tâm thế?”. Đọc lại những dòng này không sao mà nín cười được, bởi như vậy có khác gì ông Hảo năm 1998 đã vả gãy hết răng, thậm chí đập vỡ sọ ông Hảo theo kiểu “cộng sản” Pôn Pốt khi “góp ý cho Đại hội Đảng lần thứ X”, 2006, đã ngông cuồng vận động: “chúng tôi (Trần Mạnh Hảo) kêu gọi tất cả những nhà khoa học trong ngành khoa học nhân văn (người Việt Nam) ở trong nước và nước ngoài..., những người còn có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa con voi và con kiến, còn có lòng yêu nước, hay còn khả năng yêu nước, thương nòi, hãy vì dân tộc đau thương, bi thảm và nước Việt buồn của chúng ta mà bỏ qua sĩ diện không thèm đối thoại với “nhà cầm quyền Hà Nội độc tài, độc quyền chân lý…” đặng cùng nhau lên tiếng, xem rằng: chủ nghĩa Marx rốt cục LÀ PHÚC HAY HỌA CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI”.
Còn chuyện đang còn nóng hổi hôm nay, trong bài  Ai, những ai đang cõng rắn cắn gà nhà?, TMH vẫn cái thói “suy diễn đểu” đã trở thành thương hiệu của mình, từ logic hình thức của câu chữ thường xuyên tạc ý người viết, như ông Trương Tấn Sang viết: “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”” thì TMH suy ra ngay là: “Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, có một vị lãnh đạo cao cấp của đảng là chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dám công khai thừa nhận trong ban lãnh đạo cao cấp gồm 14 vị bộ chính trị của ông có người (hay những người?) làm cái việc ô nhục đáng để muôn đời cháu con nguyền rủa là “CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ” (phạm tội BÁN NƯỚC)…?”, bởi theo TMH, “cõng rắn cắn gà nhà” là bán nước mà chỉ có Vua Chúa hoặc lãnh tụ của ĐCS mới “có nước mà bán”. Thế nhưng cái định nghĩa “cõng rắn cắn gà nhà” mà  chính TMH dẫn ra từ Từ điển lại như một cái tát vả vào chính mồm TMH vì cái tội xiên xẹo: “Cõng rắn cắn gà nhà: hành động phản bội nhân dân, hèn hạ đưa rước bọn giặc về giết hại đồng bào, đồng loại”. Như vậy, bất cứ kẻ nào phản bội, rước giặc về hại dân, hại nước thì đều là “cõng rắn cắn gà nhà” cả, chứ đâu chỉ có Vua, Chúa và lãnh tụ ĐCS mới có thể làm thế! Chính những bài viết của TMH, kể cả bài Ai, những ai đang cõng rắn cắn gà nhà?  này đang được báo mạng nước ngoài sử dụng để chống phá VN hiện thời cũng chính là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”!
Mấy ngày nay, cả nước đang xôn xao về việc bắt giữ những tên tội phạm tài chính đầu sỏ. Nhưng theo tôi, các loại tội phạm kinh tế dạng như thế giống như những ung nhọt có thể gây rất đau nhức cho cơ thể nhưng thực ra không nguy hiểm lắm, cứ khoét đi rồi dùng kháng sinh liều cao là lành vết thương. Còn loại tội phạm tư tưởng, xem chừng chỉ là những câu chữ lăng nhăng, những người am hiểu thì ai thèm để ý, ấy vậy mà nguy hiểm hơn nhiều. Nó ngấm ngầm lan truyền rồi đến lúc nào đó sẽ phát tác khủng khiếp, y như những khối ung thư, giai đoạn đầu người ta không thấy gì cả, nhưng đến giai đoạn có thể di căn rồi thì không cách nào, thuốc nào có thể trị được! Tiếc là mấy vị có trọng trách trong lĩnh vực này chưa quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng “cuộc chiến trên mạng”, phe “lề trái” và “rân trủ” đang ở thế áp đảo. Người ta vào đọc những trang của họ đông hơn vì giật gân và được gãi đúng chỗ ngứa. Còn mấy trang chính luận ở báo quốc doanh thì không biết có ai đọc không hay viết chỉ để “đọc với nhau” thôi. Còn tôi là dân tự do, không theo lề, mục đích viết của tôi không phải để “chơi blog” mà là để “đóng góp trí tuệ cho sự ổn định và phát triển đất nước”, khi viết xong mỗi bài, tôi thường gởi cho các báo chính thống, có điều lạ là “ai cũng khen rối rít” nhưng không đăng. Chính vậy có thời kỳ, để ca ngợi Mác, tôi đã phải gởi sang tận bên Đức đăng ở Talawas và gởi bài sang tận bên Mỹ đăng ở Giao điểm. Còn bây giờ có blog rồi thì thật tiện, muốn viết gì thì viết, viết xong đăng ngay, ai quan tâm thì đọc, không thì thôi, tôi cũng “cóc” cần!
Cũng về bài viết của ông Trương Tấn Sang nói trên, TMH còn có đoạn chê bai cần phải phân tích nhiều hơn:
Bài viết “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân” của chủ tịch nước Trương Tấn Sang được in trên hàng trăm tờ báo lề phải và lề trái đã bị dân mạng trong nước chê bai, thậm chí coi thường, rẻ rúng. Chỉ xin trích lời hai nhà báo hàng đầu trong nước là nhà báo Trương Duy Nhất và nhà báo Nguyễn Thông.
Nhà báo Nguyễn Thông trên blog của mình, trong bài “Đúng thực lỗi của thư ký”, viết như sau:
“… cái phần mở đầu làm mình khó chịu, câu chữ loáng thoáng chập chờn giọng văn kiểu trong bài tập đọc “Tôi đi học” của nhà thơ Thanh Tịnh hồi nảo hồi nào. Mở đầu một bài viết quan trọng tầm quốc gia, cho hàng chục triệu người đọc mà lại lả lướt, trữ tình ngoại đề như thế thì quả không nên. Rất khó nghe…”.
Nhà báo Trương Duy Nhất trong bài: ”Khi chủ tịch tập làm văn” trên website của mình, chê bài viết của ông Trương Tấn Sang ( thực ra là do thư ký cao hứng trữ tình ngoài lề viết hộ theo kiểu: bài văn của tôi đồng chí viết chưa?) là lối văn học trò, lạc đề như sau:
“Cứ ngỡ đó là một bài… tập làm văn. Một bài viết quá ư lòng thòng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một bản thông điệp nguyên thủ chung chung, khẩu hiệu, sáo rỗng đến nhàm chán…”.
          Tôi chưa biết “Nhà báo Nguyễn Thông” là thằng nào, cả “Nhà báo Trương Duy Nhất”, biết là có trang Trương Duy Nhất nhưng thú thực đến nay tôi vẫn chưa biết Trương Duy Nhất là thằng nào. Theo cái lý thuyết “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”, những người được TMH ca ngợi hôm nay và qua hai đoạn trích trên thì tôi chỉ có thể gọi “hai nhà báo hàng đầu” của TMH là “thằng” thôi. Đọc hai đoạn trích trên lại làm tôi nhớ đến bài của bạn Hàn Quốc Việt (trên Vnnew), nội dung chẳng ăn nhập gì nhưng bạn Việt lại chỉ ra có bọn nhà báo có lối viết “đểu” y như hai thằngnhà báo hàng đầu” của thằng cha Hảo vậy: “Hoa hậu đăng quang xong không đi từ thiện thì kêu vô tâm, đi từ thiện thì kêu giả tạo, không son phấn thì kêu không tôn trọng người dân, tô son đánh phấn thì nói không phù hợp, không chụp ảnh lên báo thì kêu sao Hoa hậu mà không làm được gì cho đời, chụp ảnh thì chửi phô trương, lúc chưa có giải đi từ thiện không báo nào đăng nên không ai biết, lúc có giải được báo đăng thì comment chửi sao lúc vô danh không đi từ thiện, cười với người dân thì kêu kệch cỡm, khóc thì kêu xảo trá, không cười không khóc thì nói vô cảm. Chửi chán chê mê mỏi thì kết luận bằng câu:“Đúng là chỉ có ở Việt Nam!””
          Dường như có một sự thoái hóa nhân tính của không ít người trong cuộc sống xô bồ tranh đoạt hôm nay. Căm ghét những điều xấu xa là lẽ thường còn không chịu được sự tốt đẹp thì chỉ có ác thú mà thôi! Thời “đổi mới” văn chương của Nguyên Ngọc người ta cũng từng xúm lại ca ngợi thứ văn chương lọc lõi, nanh nọc, bặm trợn và thô tục. Đến nỗi (có lẽ không ai biết điều này), chính Chế Lan Viên đã nói với tôi về văn Nguyễn Huy Thiệp: “Đổi mới cái gì mà văn chương đầy những b. d. l. c. !”. Phải chăng “hai nhà báo hàng đầu” của TMH là fan của loại văn chương bẩn thỉu đó nên đã dị ứng với những gì thuộc về tình cảm của con người. Còn không hai  “Thằng Thông” và “thằng Nhất” đó đã viết được những áng văn cao quý, thâm sâu gì mà dám ngông ngạo chê văn ông Chủ tịch nước là “văn học trò”? Có những kẻ cứ nghĩ chê được những quan chức cao cấp, những người nổi tiếng, những người vĩ đại thì mình cũng sẽ vĩ đại, nhưng rồi lại chỉ khoe ra được cái tâm địa hạn hẹp và sự dốt nát. Thực ra để khâm phục tài năng người khác không dễ, người ta buộc phải có trình độ và thiện tâm.
Trái lại “nhóm TMH”, thực tế tôi thấy rất nhiều người tâm đắc với bài viết của Chủ tịch TTS, riêng tôi cảm thấy có một không khí gì đó như đất nước hiện đang có lắm trì trệ đã bắt đầu rục rịch hồi sinh. Bài  viết của Chủ tịch TTS rất hoàn chỉnh, chặt chẽ, rất đúng và rất cần thiết trong những ngày hôm nay. Bài viết đúng là có phần tình cảm mà những kẻ tâm hồn và thiện tính đã bị “chai hóa” cho là “văn học trò”: “Tràn ngập trong tâm khảm tôi lúc đó là cảm xúc thiêng liêng và lắng đọng về ý nghĩa vĩ đại của Ngày Độc lập với non sông và dân tộc Việt Nam ta.
Sau hàng ngàn năm lịch sử, đất nước đã bao giờ đẹp như hôm nay?”.
Nhưng không chỉ có thế, bài viết của ông chủ yếu là sự trăn trở, âu lo về thực trạng đất nước hiện thời, về những “vấn nạn” mà ông: “mỗi khi nghĩ đến ta thấy nhức nhối trong lòng?”, cụ thể:
Cũng có không ít những sai lầm, khuyết điểm, phải sửa sai như trong cải cách ruộng đất, sửa sai những khuyết điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế chính sách khiến cho kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng thời điểm trước Đại hội VI (1986)”.
“Mới đây thôi, những vấn đề đặt ra từ Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định... đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai.
Hoặc những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và cả trong nhân dân đòi hỏi phải chỉnh đốn, phải tăng cường thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Và không chỉ dừng lại ở việc nhận diện những “vấn nạn”, ông còn đề ra quyết tâm:
Nếu chỉ cố gắng như những năm vừa qua không còn đủ nữa, mà phải đổi mới quyết liệt để theo kịp bước tiến thời đại, phải tiến hành những giải pháp đồng bộ trong mọi lĩnh vực. Trước những bất cập về quản trị kinh tế, chúng ta chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng đó đâu phải việc ngày một ngày hai”.
    Nhưng ông không phải là dạng người bốc đồng giống như không ít ông "cốp" vừa nhận chức hay "nổ" nhưng rồi tại vị được một thời gian thì "xẹp lép" như bóng xì hơi, mà ông là một người rất thực tế, nhìn ra trông rộng,  hiểu sâu sắc thực tiễn đời sống:
Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia; cái “chăn ấm” vô tình kéo sang bên này thì bên kia bị “lạnh”... Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”.
Như vậy, có đứa học trò nào có thể “có tâm, có tầm” viết ra được những vấn đề “quốc kế dân sinh” như thế như những kẻ xuẩn ngốc, khùng điên xiên xẹo, phán bừa.
Và đặc biệt, những ngày hôm nay, nhân dân cả nước đang rất quan tâm và hy vọng vào việc các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang tích cực tiến hành rộng khắp “chiến dịch” xây dựng và chỉnh đốn Ðảng, lần lượt tổ chức thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình từ trên xuống dưới. Và thú vị ở chỗ đó không chỉ là việc làm hình thức, nói suông, mà ta thấy những vụ việc phạm pháp kinh tế vừa bị đưa ra ánh sáng đã chứng minh quyết tâm của các vị đang dần dần được thực hiện.
Tuy nhiên theo tôi dù có bắt được hết bọn tội phạm và lũ tham nhũng cũng chưa đủ, mà tôi vẫn lo ngại là việc chống tham nhũng dường như quá phụ thuộc vào quyết tâm mang tính chủ quan của những nhà lãnh đạo, nếu các nhà lãnh đạo không quyết tâm nữa thì thôi sao? Vì vậy phải có một cơ chế vận hành xã hội sao đó để tự thân cái cơ chế đó có khả năng không chỉ chống mà còn ngăn ngừa được tham nhũng. Mà theo tôi cái xương sống vẫn là việc minh bạch hóa và giám sát sự thu nhập và chi tiêu của cá nhân cũng như các đơn vị kinh tế, tiếp đến là việc pháp luật thực thi nghiêm chỉnh quyền lực của mình. Nhưng trước hết chính là việc làm sao biến được lượng tiền tham nhũng khổng lồ vào túi một nhóm người thành một chế độ lương phù hợp cho tất cả mọi công chức để họ có thể sống tốt mà không cần phải tham nhũng!
Còn cái bài  MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ XÓA BỎ BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG cũng được TMH viết theo cái phương pháp “suy diễn đểu”, cũng có nhiều điều cần phải phê phán, nếu có hứng, có thể tôi sẽ viết thêm một bài nữa vào lúc khác. 
Còn bài này sao lại viết TMH là hậu duệ của Phát xít Nhật bởi Bảo Đại khi thoái vị đã thừa nhận làm dân tự do còn hơn làm vua nô lệ, nghĩa là Bảo Đại và Trần Trọng Kim có sống lại cũng không đồng ý với TMH, may chăng chỉ có hồn ma lũ phát xít là đồng ý mà thôi!

TPHCM

10-9-2012