Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

“Con đường làm ếch” của Trần Mạnh Hảo

       
ĐÔNG LA
 Con đường làm ếch” của Trần Mạnh Hảo

 BÀI LIÊN QUAN

*TRẦN MẠNH HẢO - SỰ SAI TRÁI KHÔNG GIỚI HẠN

*VỀ TƯ DUY PHÊ BÌNH CỦA TRẦN MẠNH HẢO

*ĐẮC "TÂM KHÔNG" CÓ THÀNH PHẬT?

 *Kỷ niệm với anh Nguyễn Thái Sơn

 TRANG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI-VÌ MỘT VIỆT NAM
                  ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

*“CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, CON ĐƯỜNG VÀO TÙ À?”

*HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY HAI CHA CON TỰ ĐÀY ĐỌA MÌNH

* MỘT TOA THUỐC CHO CHẾ ĐỘ CẦN MANG ĐI XÉT NGHIỆM(TRAO ĐỔI VỚI GS TƯƠNG LAI)

*VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA THỦ TƯỚNG

*CẦN THAY MÁU NGÀNH GIÁO DỤC

*NHỮNG ÔNG CHỦ MỚI

*ĐƯỜNG ĐI VÀ ĐÍCH ĐẾN (VỀ CHUYỆN ĐẢNG VIÊN LÀM TƯ)

*NGÔ BẢO CHÂU LỀ TRÁI HAY LỀ PHẢI?

*iêng hùng thời đại

*"DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CỘNG SẢN"

*“TÔI KHÔNG CẦN TRANH LUẬN”

*CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG?

          
        Trong đoạn đầu bài "Ly Thân", làm tiếng ếch gọi mưa trên danluan, NguyễnThanh Giang đã trích lời của Đỗ Trường ca tụng Trần Mạnh Hảo như sau: “Tôi rất thích đọc những bài thơ tứ tuyệt, hoặc những bài thơ viết về quê hương, đất nước của ông. Đọc những bài thơ này, ta như đang trở về với hồn thiêng sông núi, khí phách của cha ông hình như cũng còn phảng phất đâu đây. Không phải là người nghiên cứu văn học, nhưng nếu phải đưa ra một nhận định, ai là người tiếp nối hồn thơ những Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn... Hồ Xuân Hương, Tản Đà, tôi sẽ nghĩ ngay đến Huy Cận và Trần Mạnh Hảo”. Trong đoạn kết, Nguyễn Thanh Giang cũng đã dùng những lời cao quý nhất để ca tụng TMH: “Những gì Trần Mạnh Hảo đã nói, đã viết đủ để người ta yêu quý ông như một nhà thơ thiên bẩm và nể trọng như một vị khoa bảng trứ danh… Đặc biệt, loạt chính luận đặc sắc của ông đã giúp cải tạo nhận thức chính trị-xã hội, đóng góp tích cực cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam”.
         Đáp lại, trong bài viết trước đó: Kính gửi nhà báo, nhà nghiên cứu chính trị, nhà khoa học, nhà dân chủ Nguyễn Thanh Giang, lần đầu tiên tôi thấy TMH nhún mình đến tội nghiệp trước Nguyễn Thanh Giang
. TMH đã tự ví mình “chỉ bằng con kiến so với quả núi”, cho NTG trong: “phong trào dân chủ là một trong những ngòi bút nặng ký nhất hiện nay như Hà Sĩ Phu, thật là hiếm có”. Thì ra, trong cái vẻ ngông ngạo đến vĩ cuồng, TMH hoàn toàn không tự tin vào mình, đã tự thú trước ông “viện sĩ 100 đô” rằng mình “trình độ yếu kém, học hành không đến nơi đến chốn”. Điều này đã giải thích tại sao khi viết, TMH luôn phải dựa vào một thế lực nào đó, như trước đây đã từng dùng “động tác giả” lừa được các vị có trọng trách trong lĩnh vực báo chí, chiếm được diễn đàn, “đánh” các vị giáo sư; ngược lại, những ngày hôm nay, lại dựa vào thế lực chống đối để chống phá nhà nước. Đặc biệt, vì luôn viết với ý đồ, khen chê bằng được theo ý mình, nên TMH đã không dựa vào một cơ sở đạo lý, tri thức nào cả. Vì thế, trước đây khi “đánh” các GS, TMH đã viết bằng mớ lý luận “bới bèo ra bọ”, còn giai đoạn sau này, để chống chế độ, TMH đã học và noi theo những thần tượng qua sự bộc bạch với NTG như sau: “TMH đã đọc hầu hết những bài viết quan trọng của anh trên các trang web, rất khâm phục tư duy tổng hợp cuả anh, tính logic cuả vấn đề, sức bung phá cuả một tri tuệ uyên thâm, sắc bén, chinh phục người đọc và làm cho bọn độc tài phải câm họng, không sao tranh cãi”.
Đến đây thì bạn đọc đã hiểu tại sao NTG, dù sao thì cũng là người có học, lại đi ca tụng một người mà những học giả chân chính luôn cho là “vô học” như thế.
Về “loạt chính luận đặc sắc” của TMH,  NTG viết:
Đây là tuyên ngôn chính luận của Trần Mạnh Hảo:
 “Thấy Đảng đi sai đường, là một con người, hơn nữa lại là một kẻ cầm bút, quyết không viết vì miếng lợi, mà viết vì lẽ phải, vì sự thật, vì chân lý, lương tri, vì dân tộc Việt Nam của chúng ta, dù có chết tôi cũng cam lòng, không hề ân hận rằng mình dám liều mạng can vua, khác nào can hổ; rằng vái lạy ông ba mươi, xin ông đừng vồ trâu bò nhà nông của chúng con nữa, xin ông ba mươi Mác-xít đừng vồ dân tộc chúng con nữa!” 
Thực hiện tuyên ngôn ấy, ông dấn thân làm tiếng ếch gọi mưa:
 “… Xã hội Việt Nam hôm nay, so với xã hội loài ếch đã tiến hóa tới nhiều triệu năm, mà lạ thay, có mấy ai dám lên tiếng báo thức đồng loại ngủ hoài trong sợ hãi, trong yếm thế trùm chăn, để tất cả chồm dậy mà đón mùa xuân, chấp nhận số phận của nhà tiên cảm, tiên tri ếch kia: dám chết vì nghĩa lớn, vì tiếng báo thức đồng loại của mình”.
Quả nhiên ông đã là chú ếch đầu đàn gọi mưa, trước cả Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp…”.
Rồi Nguyễn Thanh Giang chỉ ra cụ thể “con đường làm ếch” của TMH, trong đó tôi chú ý 2 việc to nhất:
Việc thứ nhất mà NTG thấy đích đáng” là việc TMH cho TBT Nguyễn Phú Trọng, hồi còn làm Bí thư Hà Nội kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, là người chấp bút đã: “chỉ huy hơn 70 giáo sư tiến sĩ, nghĩa là tập trung đỉnh cao trí tuệ toàn đảng để làm ra siêu văn bản này, mà kỳ lạ thay, "Bản Dự thảo Báo cáo chính trị Đại Hội X" còn rất nhiều câu văn viết sai tiếng Việt!Trưng ra đây trình độ của Đảng để toàn dân biết, rằng Đảng chỉ biết cầm quyền, biết lãnh đạo, mà không bao giờ có khả năng viết đúng câu văn tiếng Việt… Nếu Trần Mạnh Hảo là thầy dạy môn Tiếng Việt, sẽ hạ bút cho văn bản này của ông Nguyễn Phú Trọng điểm hai!”.
Việc thứ hai mà NTG cho “Càng đích đáng hơn khi ông đấu với giáo sư Nguyễn Đức Bình” khi TMH cho “GS Bình, nhà lí luận chính trị đa năng mang tính Carnavalism này, tưởng tướng mạo lù đù nghiền ngẫm triết gia, ai dè khả năng vũ hội hóa trang, thay đổi mặt nạ như chong chóng của GS cũng chẳng thua gì các vũ nữ Brazil dạ hội thoát y vũ dù ngay trên mặt trận nhào lộn lý luận của Ðảng”; “Xin quý vị cùng lắng nghe GS Bình nói ra cái điều trẻ con nghe cũng phải bò lăn ra mà cười, rằng vì sao mà một nhà lý luận cao siêu nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam mà lại ngố thế này, lại đi nói chuyện hoang đường viễn tưởng lú lẫn thế này hả giời:
“Vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn là vấn đề cực kỳ hóc búa, còn phải tiếp tục nghiên cứu thảo luận làm rõ, đừng tưởng mấy cuộc hội thảo trước đây thế là xong. Tôi nghĩ rằng khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một bước tiến của đảng ta trong quá trình tìm tòi, đổi mới lý luận”.
GS Bình đã phải hạ bút viết ra những dòng quá ngớ ngẩn ngờ nghệch này, chứng tỏ đảng Cộng Sản Việt Nam đã vào thời mạt kỳ, đã bị dồn tới chân tường không còn lối thoát vì hệ thống Cộng sản chủ nghĩa, cũng như kinh tế XHCN đã hoàn toàn sụp đổ, dẫn đến thượng tầng kiến trúc cũng sụp đổ theo; sụp đổ lý thuyết kinh tế XHCN, sụp đổ lý thuyết chính trị đấu tranh giai cấp, sụp đổ hệ thống chuyên chính vô sản độc tài …
…Khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng XHCN ” thực ra là một khái niệm ảo, dùng để lừa bịp kẻ ngu dốt mà thôi! Vì kinh tế thị trường tức là nền kinh tế tự do, kinh tế tư bản chủ nghĩa. Còn XHCN là một xã hội theo lý thuyết Marxism thủ tiêu hoàn toàn tư hữu, thủ tiêu kinh tế tư nhân, chôn sống tư bản, xóa sổ bình địa kinh tế thị trường, thì làm sao lại có thể kết hợp hai nền kinh tế trái ngược nhau như nước với lửa ấy vào với nhau cho được?...
Phần tôi, tôi không biết có phải đây chính là người chưa đỗ lớp mười đã được phong giáo sư không, nhưng quả thật là vì ĐCSVN đã chọn ông giáo sư này và ông Đào Duy Tùng làm hai trụ cột chính cho nên sự nghiệp lý luận của Đảng mới tối tăm, xuẩn muội đến mức như ngày nay!”
Trên diễn đàn tiếng Việt, liệu có ai có một giọng điệu hung hãn như TMH? Có điều, nếu TMH có học, hiểu biết về khoa học, triết học thì sẽ không liều lĩnh mạt sát người khác như vậy.
Vì vô học, TMH đã không biết nhận thức của loài người đã thay đổi rất nhiều từ khi vật lý hiện đại phát minh ra Thuyết Tương đốiCơ học Lượng tử. Einstein đã chứng minh được không gian, thời gian không phải là bất biến, tuyệt đối, mà bị biến đổi theo chuyển động và không gian chúng ta đang sống không “phẳng” mà bị “uốn cong” bởi trọng lực. Tiếp đó, cũng lại Einstein đã phát minh ra ánh sáng vốn có tính chất sóng cũng lại có tính hạt trong Hiện tượng quang điện; rồi đến De Broglie cũng đã chứng minh được điện tử vốn có tính chất hạt cũng lại giao thoa như một sóng.
      Vì thế trong bài về ngày 30 – 4,  tôi đã viết:
Vật lý lý thuyết đã chỉ ra, bản chất sâu xa của vật chất mang tính nhị nguyên sóng - hạt; Đức Thích Ca, Lão Tử, dù chỉ tương đồng ở vỏ ngôn ngữ, cũng đã cho vạn vật và mọi hiện tượng đều được tạo nên và tồn tại bởi hai cái ngược nhau: sắc và không; vô và hữu. Nếu các nhà chính trị hiểu điều này, hiểu xã hội loài người chẳng có gì hoàn toàn đúng, chẳng có gì hoàn toàn sai, chắc thế giới đã không có những cuộc chiến ý thức hệ. Nếu nước Mỹ cũng hiểu điều này, có lẽ sẽ không có cuộc chiến Việt - Mỹ cay đắng, làm đến 3 triệu người Việt Nam và gần 60000 người Mỹ thiệt mạng, và lòng người đến nay vẫn còn ly tán.

Cũng vì thế, về “Vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN” trong bài TRẦN MẠNH HẢO - SỰ SAI TRÁI KHÔNG GIỚI HẠN, tôi đã từng viết:

Theo phép biện chứng, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động phát triển. Chính những ngày hôm nay đã nảy sinh ra những cái mới. Với chế độ XHCN cũ và TBCN cũ thì chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng súng ống. Nhưng nay Trung quốc lại có hình thái một nước hai chế độ. Nhìn lại lịch sử ta thấy, nền kinh tế phát triển tự do từng có những cuộc khủng hoảng thiếu hoặc thừa; còn nền sản xuất kế hoạch tập trung lại dẫn đến sự kìm hãm sức sản xuất; vì thế cả hai phe đã học tập cái tốt của nhau và khắc phục cái xấu của mình. Về cái tốt của CNXH, cũng Bách khoa toàn thư Wikipedia viết: “Các nhà nước tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội đã triển khai một số các biện pháp kinh tế chính trị xã hội mà ngày nay đã được áp dụng một cách hợp lý sau khi loại bỏ đi những hạt nhân phi hợp lý như: kế hoạch hóa quy mô vĩ mô, dồn nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng sống còn, hệ thống bảo hiểm xã hội toàn quốc... Đó là những đóng góp của chủ nghĩa xã hội cho tri thức quản lý nhà nước của nhân loại”. Vậy sự lắp ghép hai phương thức sản xuất XHCN và TBCN thành một phương thức mới mang tính chất của cả hai cũng không có gì là lạ, thậm chí còn phù hợp với quy luật lai tạo trong sinh học; sự lai tạo đã có những sự thích nghi với môi trường chính trị, kinh tế của thế giới hôm nay, nên đã tồn tại và phát triển nhanh nhất. Giống như cậu học trò học vẹt, học lỏm, Trần Mạnh Hảo cũng như một số người, vì muốn chống đối, đã trói chân các khái niệm đứng yên một chỗ  không cho nhúc nhích đi đâu được nữa, nên không hiểu được cái mới.

Tất nhiên đường đến chân lý không trải thảm, “Vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã gặt hái nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ những khiếm khuyết, gây ra những vấn nạn ở ngay những ngày hôm nay mà tôi đã viết đôi nét trong bài MỘT TOA THUỐC CHO CHẾ ĐỘ CẦN MANG ĐI XÉT NGHIỆM (TRAO ĐỔI VỚI GS TƯƠNG LAI).

Cái cần nhất bây giờ là nhận diện và tìm cách khắc phục những trì trệ đó để đất nước ổn định và phát triển, chứ không phải là đập vỡ, xóa bỏ, lộn ngược lại tất cả bằng những ý tưởng ngu ngốc như  NTG ca ngợi TMH qua đoạn trích sau đây:
Tôi từng bức bối, tởm lợm cái bọn trâng tráo vô luân dám ngang ngược tung hô “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước”, “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân” nhưng không dám, và cũng không tìm được cách nói vừa văn hoa, vừa đã đời như Trần Mạnh Hảo.
Nhiều người chỉ mới nhận ra được bản chất huynh đệ tương tàn của cuộc chiến chống Mỹ, Trần Mạnh Hảo xổ toẹt cả cuộc kháng chiến chống Pháp:
“Năm 1945, nếu Việt Nam không có ông Hồ Chí Minh và ĐCSVN, thì nước Việt Nam vẫn giành được độc lập. Nên nhớ là sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân Nhật ở Đông Dương đã trao chính quyền, trao độc lập cho người bản xứ. Chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim chính ra đã là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập…”
Như vậy, cả hai thày trò này đều mù lịch sử, thực sự là phản động, vô luân.
Nếu ai hiểu lịch sử toàn diện sẽ thấy dân ta, từ khi 3 ông ông vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân bị Pháp bắt đi đầy, đã thực sự bị mất nước, tất cả các chính thể dưới ách đô hộ của ngoại bang được lập ra sau đó đều là bù nhìn. Riêng ông Vua Bảo Đại, một người chỉ say mê tán gái và săn thú, có số mệnh ba chìm bảy nổi nhất vì sinh vào đúng buổi giao thời của lịch sử. Từ vị trí một ông vua bù nhìn của nước Việt Nam quân chủ thuộc Pháp chuyển sang làm Quốc trưởng bù nhìn Đế quốc Việt Nam thuộc Nhật, rồi làm “tù binh” của Việt Minh với câu nói nổi tiếng: “Làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ”, nhưng khi Pháp quay lại, lại chứng tỏ chỉ là một người cơ hội, coi trọng cuộc sống thân xác hơn là danh dự, đã quay lại với chủ cũ sau hai lần làm phản, làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam do Pháp dựng lên. Còn với cái Đế quốc Việt Nam mà TMH và NTG cho là dân ta đã giành được “độc lập” thì thật là bậy bạ. Theo Đế quốc Việt Nam:
          Đế quốc Việt Nam được thành lập như một bộ phận của chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một trong những khẩu hiệu và khái niệm được dùng để biện hộ cho sự chiếm đóng của Đế quốc Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến hết Đệ nhị thế chiến, trong đó các chính quyền bản xứ phải vận động người dân và nền kinh tế trong nước phục vụ cho lợi ích của Đế quốc Nhật Bản. Các chính quyền này trên danh nghĩa được độc lập song thực tế không có nhiều quyền lực, hầu hết các chính sách quan trọng đều do lực lượng quân quản Nhật quyết định (tiêu biểu như chính phủ bù nhìn Mãn Châu quốc của cựu hoàng đế Phổ Nghi hay chính phủ Đế quốc Đại Hàn)…
Trong thời kỳ cầm quyền, Đế quốc Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề: Sự tận thu tài nguyên của quân đội Nhật bản để phục vụ chiến tranh, và sự tranh giành chính quyền hoặc ảnh hưởng của nhiều thế lực khác nhau, và nhất là Nạn đói Ất Dậu làm chết gần 2 triệu người”.
TMH trong các bài viết cũng rất hay trang sức bằng triết học, khoa học, giáo lý tôn giáo; có điều do không hiểu, nếu nói theo như vẹt thì đúng nhưng cứ tự phân tích diễn giải một chút xíu thôi là lộ ra ngay cái dốt. Tôi cũng hay bàn về tri thức nhưng không phải để trang sức mà với tôi tri thức là chân lý, cần phải hiểu chính xác để hành động, để ứng xử, để nói và viết sao cho đúng. Theo NTG, TMH rất “kính Chúa” và “vô cùng sủng ái Đức Phật”, nhưng qua đoạn trích này, TMH lại mắc vào cái tật thích khua môi múa mép, sai lạc, ngay cả khi viết về lĩnh vực cần nghiêm cẩn và chính xác là viết về Đức Phật:
“… Đức Phật khoác trên mình tấm vải gai thực tại của thầy tu khổ hạnh, chân đất cô độc đi giữa vô minh để ăn mày chân lý…”.
Thực tế, Đức Phật ăn mày thật chứ không phải “ăn mày chân lý” một cách văn vẻ như ông Hảo viết. Cả ông Giang lẫn ông Hảo cần phải hiểu việc đi khất thực là một pháp tu để vừa xóa bỏ cái tôi kiêu mạn vừa làm cho các thí chủ tạo nghiệp lành, hưởng phúc ở kiếp sau. Một người dám ngông ngạo chê ông Nguyễn Phú Trọng “viết sai tiếng Việt”, cho GS Nguyễn Đức Bìnhviết ra những dòng quá ngớ ngẩn ngờ nghệch”; “tối tăm, xuẩn muội”, lại “làm văn” về Đức Phật một cách ngô nghê như thế này đây: “cô độc đi giữa vô minh để ăn mày chân lý”. Làm sao Đức Phật có thể “ăn mày chân lý giữa vô minh” được? Vì đã “vô minh” thì lấy đâu ra “chân lý” mà bố thí cho Đức Phật? Mà thực tế Đức Phật đã tự tìm ra chân lý chứ không phải “ăn mày chân lý”. Sau khi nhận ra phép tu khổ hạnh là sai lầm, một ngày chỉ ăn mấy giọt thực phẩm, đến nỗi sờ vào bụng thì đụng xương sống, ngài đã uống sữa mà một thôn nữ đã dâng cho, rồi đến ngồi bên một gốc cây Bồ-đề và nguyện sẽ nhập định không rời chỗ cho đến khi giác ngộ, tức tìm ra được chân lý. Thế rồi, sau 49 ngày thiền định, ngài đã đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Như vậy, sự giác ngộ của Đức Phật là một kết quả có tính thực chứng, do tu luyện, mà cụ thể là thiền định, thân thể ở thế kiết già, tâm trở về không, khi đó những khả năng siêu phàm đã được khai mở, ngài đã đạt được tứ thiền, chứng lục thông, thấy được tiền kiếp, các cõi sống, thấy được nguyên nhân của khổ và con đường diệt khổ. Trong đó, riêng về luật nhân- quả, ngài nói:
“… ta thấy chúng sinh hình thành và tiêu hoại, ...chúng sinh tái sinh theo nghiệp lực. Ta nhận ra rằng 'Chúng sinh tạo nghiệp bất thiện qua ba ải thân khẩu ý đều chìm đắm sau khi chết, tái sinh trong đọa xứ, địa ngục. Các chúng sinh nào tạo thiện nghiệp bằng thân khẩu ý được tái sinh trong thiện đạo, sau khi chết được lên cõi thiên...”
Nếu loài người ai cũng hiểu được luật này chắc sẽ không có sai lầm để rồi dẫn đến những hậu quả thảm khốc; NTG và TMH cũng sẽ không có những bài viết lăng nhăng và tôi giây phút này đây cũng không phải bực mình ôm cái máy tính viết.
Có điều làm tôi ngạc nhiên, một TMH có tư duy ngô nghê như vậy mà sao NTG, một ông vẫn tự xưng là tiến sĩ địa vật lý, một viện sĩ Mỹ, lại ca tụng? Nhưng đọc đoạn NTG viết thế này thì tôi không còn ngạc nhiên gì nữa: “Ông càng tỏ ra vừa uyên thâm, vừa uyên bác khi bàn về tương quan minh triết - triết học mà khi đọc tôi liên tưởng được với một khái niệm vật lý học coi ête vũ trrụ là môi trường phi vật chất lấp đầy toàn bộ không gian, trong đó sóng điện từ có thể lan truyền đi được”.
Khái niệm “ête” là khái niệm sai lầm của vật lý cổ điển, nó đã gây ra bao băn khoăn cho các nhà khoa học khi đo vận tốc ánh sáng theo chiều xuôi và ngược với chiều quay của Trái đất. Nếu có ête, vận tốc của hai phép đo sẽ phải khác nhau, nhưng thực tế, vận tốc ánh sáng đo được luôn là một hằng số. Chính Einstein đã cho rằng quan niệm có ête như vậy là sai lầm, và vận tốc ánh sáng là hằng số chính là một trong những cơ sở chủ yếu để ông đưa ra phát minh Thuyết Tương đối hẹp. Như vậy, e rằng chuyện Nhà văn Hoàng Tiến cho ông Giang xạo khi xưng là TS vật lý và cái danh Viện sĩ Mỹ mà mọi người cho là ông mua được bằng 100 đô đều là sự thật!
Trên đây là những cái “đặc sắc” về mặt chính luận của TMH, còn bây giờ chúng ta hãy xem về phần thơ.
 NTG viết: “Tôi chợt nhớ ra, vào lúc nào đó tôi cũng đã từng lầm nhẩm những câu thơ như tráng ca của Trần Mạnh Hảo”. Để thuộc thơ một người tất phải mê đắm lắm. Giờ tôi sẽ thử lấy “võ” phê bình của TMH để phân tích những khổ thơ của chính TMH mà NTG đã mê xem sao.  
TMH vốn hay bắt bẻ người ta“viết sai tiếng Việt” nhưng thật thú vị, đúng như câu ngạn ngữ “gậy ông lại đập lưng ông”, nếu mang thơ TMH ra phân tích thì sẽ thấy, những điều TMH chê bai người khác, nếu viết về chính mình, sẽ lại là đúng nhất.
Trước khi xem thơ ông Hảo thế nào, tôi nói chung về thơ một chút. Đặc thù của ngôn ngữ thơ ca chính là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đó là việc mượn cảnh tả tình, dùng hình nói ý. Ngay với nước ngoài, khi bàn về ngôn ngữ thơ, Reverdy cũng viết: “Đặc tính của hình ảnh gợi cảm mạnh mẽ là xuất hiện từ chỗ ngẫu nhiên tương cận của hai sự thực rất xa nhau, mà chỉ tinh thần mới thấy mối liên hệ”. Chính vậy, có nhiều câu thơ sai với ngôn ngữ giao tiếp nhưng lại làm nên vẻ đẹp lung linh của thi ca. Có điều, để được vậy, nhà thơ phải có tài, đó là việc sử dụng những hình ảnh tương hợp để biểu cảm, biểu đạt, dùng từ phải “đắt”. Như nghệ thuật xiếc và các môn thể dục nghệ thuật, các động tác càng khó, càng mất thăng bằng thì càng hay, nhưng chúng chỉ thành công khi người nghệ sĩ giữ được thăng bằng, nếu không thì tiết mục sẽ bị hỏng, thậm chí diễn viên bị tai nạn. Tôi hay dẫn hai câu ca dao để bàn về ngôn ngữ thơ: “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” và hai câu Kiều: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa soi gối chiếc nửa soi dặm trường”. Thực tế không thể “múc ánh trăng” hay “xẻ vầng trăng” được, nhưng vì được sử dụng một cách tương hợp, những hình ảnh đó đã làm cho những câu thơ trở thành bất tử.
Với TMH, rõ ràng TMH cũng rất giỏi “làm xiếc ngôn ngữ”, có điều có tạo được hiệu quả thẩm mỹ hay không, xin xem đoạn mà NTG đã trích trong bài Tôi mang Hồ Gươm đi” sau đây:

Gió níu hoàng hôn xuống đáy tranh
Lá rụng trời xao động cổ thành
Đổi dòng, sông gửi hồn ngưng đọng
Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh

Tôi muốn mang hồ đi trú đông
Mà không khiêng vác được sông Hồng
Mà không gói nổi heo may rét
Đành để hồ cho gió bấc trông

Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây
Mà thương ôm bóng kẻ lưu đầy
Mà lau đôi mắt tôi bằng sóng
Mà cả trời kia xuống hết cây?”

Đây là bài tiêu biểu của TMH, còn được Phú Quang phổ nhạc. Một bài hát hay, lời có đóng góp nhưng không phải quyết định, cái chính là giai điệu, bởi có những bản nhạc không lời vẫn trở thành bất tử như Fur Elise của Beethoven chẳng hạn. Thuận Yến thật tuyệt vời khi “gọt rũa” một bài thơ đánh Tàu máu lửa của Dương Soái thành bài tình ca thật mượt mà Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng. Nguyễn Trọng Tạo cũng tài, từ bài thơ rất dài của ông bạn tôi là Lê Huy Mậu, đã nhặt ra mấy câu, làm ra bài Khúc hát sông quê  thật hay. Còn bài thơ của TMH ở trên, một cách chung chung, tất nhiên ai cũng hiểu tác giả thể hiện tình cảm của mình với Hồ Gươm, với Hà Nội. Bài thơ cũng có rất nhiều hình ảnh lạ như “gió níu hoàng hôn”, “Muốn mang hồ đi trú đông”, “khiêng vác sông Hồng”, rồi “gói heo may” v.v… nghĩa là nghe rất kêu. Nhưng đi sâu phân tích cụ thể về ngôn ngữ, như cách TMH vẫn hay làm với người khác, ta sẽ thấy bài thơ hoàn toàn rỗng về ý, TMH đúng là điển hình về việc “viết sai tiếng Việt”. Như câu “Lá rụng trời xao động cổ thành”. “Lá rụng đầy trời làm xao động cổ thành” thì mới có nghĩa chứ còn “Lá rụng trời” là lá rụng gì? Cái khó ở chỗ này là viết cho có nghĩa thì không thành thơ mà viết thành thơ thì lại không có nghĩa. Rồi bài thơ viết về Hồ Gươm sao lại có sông “đổi dòng” ở đó? Rồi nữa, muốn “mang hồ đi trú đông” sao lại “Mà không khiêng vác được sông Hồng”, ông Hảo muốn “mang hồ” đi cơ mà, sông Hồng thì có liên quan gì? Theo truyền thuyết, Hồ Gươm là nơi Lê Lợi sau khi dùng gươm thần đánh đuổi được giặc Minh đã “hoàn kiếm” lại cho Long Vương qua Thần Kim Quy, như vậy, câu “Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh”, TMH đã “nói điêu”!
Thực ra do kém về ngôn ngữ, nói chung là kém tài, TMH đã dùng nhiều từ chủ yếu để ép vần nên rất gượng và làm những câu thơ vô nghĩa như trên.
Ta thử xem những câu thơ của Chế Lan Viên sau đây, rõ ràng là rất lạ, rất không thực, nhưng lại nhiều tình, lắm ý bởi ông đã dùng những hình ảnh rất tương hợp để diễn tả:

          Cái rét đầu mùa anh rét xa em
          Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
          Một đắp cho em ở vùng sóng bể
          Một đắp cho mình ở phía không em

          Ngay như hai câu của tôi:

 Anh xa em gần nửa vòng trái đất
Nỗi nhớ cũng cong theo dáng địa cầu

 Thực tế nỗi nhớ thì làm sao mà cong được, nhưng để diễn tả tình cảm của những người rất xa nhau rõ ràng là phù hợp. Có lẽ vì vậy mà tôi thấy nhiều người thích hai câu đó của tôi chăng? Còn bài “Cánh đồng quê”, bài mà Nhà thơ Hải Như đã cho là “hay nhất”, “hiện đại mà giản dị”, anh chàng TS tên Dung ở Trường ĐH Nhân Văn TPHCM cho là “thơ anh đã đạt được sự giản dị”, “Đọc thơ anh rồi không còn đọc được của ai nữa”, v.v… phải chăng vì có những câu với những hình ảnh rất lạ, rất không thực nhưng lại diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về nỗi khổ cực của bao thế hệ người nông dân Việt Nam:

Đất như bị lột da vẫn không kịp cho những vụ 
                                                      chiêm mùa
Những vụ mùa xếp hàng chờ nhau đến lượt
Không ủ ấm được bao cuộc đời bao số phận 
                                                  mong manh
Khi những đám mây như bị phơi khô trong 
                                              mùa hạn hán
Mặt đất cũng bị nghiêng cho mùa nước lụt tràn đê... 

TMH, ngoài “tài” “làm xiếc” ngôn ngữ, nếu theo “lý luận” về đổi mới của Nhà văn Nguyễn Minh Châu, thơ TMH cũng điển hình cho lối viết “minh họa”.
Với khổ thơ mà một lần tôi đã nhắc:

          Mẹ ơi, bất kỳ từ điểm nào trên trái đất
                    Ai cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai
                   Khi đất nước Việt Nam mang dáng hình tia chớp
                   Rạch chân trời một lối đến tương lai

Ở đây cũng có sự ép vần khiên cưỡng, để vần với “tương lai” ở câu kết thì TMH phải viết “con trai” ở câu trên, chính vậy mới làm cho khổ thơ lủng củng, khấp khểnh về nghĩa. Sao lại “bất kỳ từ điểm nào trên trái đất/  Ai cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai”? Có phải TMH muốn đe dọa thế giới bằng chuyện nước ta có nhiều con trai, rồi sẽ “cung ứng” cho quân đội nhiều lính không? Rồi sao “đất nước mang dáng hình tia chớp/ Rạch chân trời một lối đến tương lai”? Nghĩa là cho nước ta là một “tia chớp” chỉ “lối đến tương lai” bằng cách “rạch chân trời” một nhát, còn tương lai cho cái gì thì TMH không nói; còn ý muốn nói tương lai đó là tương lai của nước ta thì viết như vậy nghĩa là cho nước ta là một quả bom sẽ mở được lối đến tương lai bằng cách nổ một phát!
Chính vì thế tôi mới viết: “ Một đoạn ‘thơ” rất có vần nhưng ý thì lủng củng, nghĩa theo ngữ pháp thì vô nghĩa, còn tứ thì "Rạch chân trời một lối đến tương lai" đúng là một ví dụ tiêu biểu về lốiminh họa”.
Còn đây là điển hình cho việc TMH minh họa về “hồn thiêng sông núi”:

Tất cả núi đều đổ ra biên giới
Tất cả rừng đều cuộn tới chở che
Giặc phương Bắc mà liều mình lao tới
Những đỉnh núi kia sẽ đổ xuống đè

Có điều “núi” đã chiến đấu được như vậy thì đất nước còn cần gì đến “nhiều con trai”, còn cần gì đến quân đội, súng ống đạn dược nữa.
Còn hai khổ sau:

Thế hệ chúng con đi như gió thổi
Quân phục xanh đồng sắc với chân trời
Chưa kịp yêu một người con gái
Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai
*
Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn
Sống thì đi mà chết thì nằm
Giọt lệ phần mình, nụ cười dành bạn
Đất nước là một cuộc hành quân

thì là điển hình cho lối viết “minh họa”, cách viết một chiều, chỉ mô tả bề mặt hiện thực chứ không thâm nhập bề sâu, đã miêu tả chiến tranh như ngày hội, dù có hy sinh gian khổ nhưng chỉ có niềm vui mà không có đau thương, người lính Cụ Hồ như con rô bốt chỉ biết xông lên chiến đấu và chiến thắng!
Riêng hai câu này:

Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn
Sống thì đi mà chết thì nằm

thì thật thản nhiên, vô cảm, điển hình cho lối “sáng tác”, nghĩa là những người có chút năng khiếu, có thể sản xuất ra hàng loạt thơ ca bằng cách ghép vần làm ra những câu thơ chung chung, nghe kêu “beng beng”, nhưng là những câu thơ giả, không đúng với hiện thực.
Còn tôi, cũng viết về chuyện sống chết của những người lính, nhưng để viết ra được những câu thơ “thứ thiệt” này, máu của mấy thằng bạn 19 tuổi của tôi đã đổ ướt đẫm cả vai áo mình:
          
          Tưởng như đất không muốn nhận về lòng mình
          Người lính trẻ chưa đầy 19 tuổi
          Lưỡi cuốc chúng tôi bật trên đá sỏi
          Đêm rừng sâu mưa rơi giọt ngậm ngùi

          Những nhát cuốc làm đau nhói tim tôi
          Đời trai trẻ chưa từng chôn người chết
          Nay lại đi chôn người bạn thân thiết
          Mưa ướt đất rừng Khu ơi lạnh lắm không?

          Để viết được hai câu thơ:

          Con bỗng giật mình thấy nhăn nheo giọt nước mắt
          Có già nửa phần buồn và non nửa phần vui

          Thì người anh ruột tôi đã phải hy sinh ở tuổi 20 và hàng triệu người khác nữa đã phải đổ máu vì một cuộc chiến mà nước ta không gây ra.
          Tôi có một người anh cùng quê Nguyễn Ngọc Thu, là cán bộ của trường Nhân Văn TPHCM, mà những ấn tượng đầu tiên của tôi về văn chương chính là do tình yêu văn chương của anh đã tác động. Anh từng làm nhiều thơ, những bài thơ chưa hoàn chỉnh, nhưng rất đáng quý ở chỗ chúng nảy sinh từ chính cuộc đời nhiều sóng gió của anh, tôi thấy chỉ cần mài rũa đôi chút là sẽ thành những bài thơ có giá trị. Tôi đã trực tiếp sửa, khuyến khích anh xuất bản tập thơ đầu và đã viết Lời giới thiệu, trong đó có đoạn bình về một bài thơ:
Bên người vợ dần dần đi vào cõi chết, sự giao tiếp quý giá không thực hiện được, nhưng anh đã tìm ra được một ngôn ngữ khác bền vững hơn, bền vững đến muôn đời, đó chính là ngôn ngữ của yêu thương:

Mấy tháng chỉ nằm không nói được
Vợ chồng hiểu nhau qua bàn tay
Đến khi “bàn tay không còn nói”
Ta còn trong ngực tiếng tim thay.

          Rõ ràng là những câu thơ thứ thiệt, độc đáo mà để viết nên nó, tác giả đã phải mất đi cả người vợ thân yêu! So với ông Hảo anh Thu chỉ là một người vô danh, nhưng so bài thơ này với những câu thơ kêu “beng beng” ở trên của ông Hảo thì thơ anh Thu đúng là đá quý, còn thơ ông Hảo cũng lấp lánh đấy nhưng là lấp lánh của những hạt nhựa, mà như Pautovsky đã gọi, chúng là “Những bông hoa bằng vỏ bào”!
       Một người tài trí như vậy, từng được chế độ trọng vọng, được nhiều giải thưởng văn chương cao quý, nếu có khái niệm tham nhũng danh tiếng có lẽ TMH thuộc hàng đầu bảng, nghĩa là TMH thuộc hạng “số đỏ”, tại sao lại có quá nhiều sai trái và thái độ ngược ngạo như vậy? Với sai trái của TMH tôi đã viết nhiều, nhiều người khác cũng đã viết, từ “phản” đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của TMH, như nhiều người đã nói và viết: TMH đã từng phản Chúa theo Đảng, phản Đảng theo “đổi mới”, phản “đổi mới” quay lại Đảng, rồi bây giờ lại phản Đảng theo phản động, thiết nghĩ không cần viết thêm nữa, nhưng riêng về thơ thì bài này là bài lần đầu tôi bình thơ TMH. Vì TMH vốn ngông ngạo mà tôi thì chẳng sợ gì ở TMH cả, nên tôi hoàn toàn tự tin mang ngay thơ của chính mình ra đấu với thơ TMH, rất mong quý vị hiểu biết khách quan xem xét cho. Còn ông NTG thì còn rất nhiều điều để nói. Ông này đúng là một nhân vật kỳ lạ, cả phía công quyền lẫn những người cùng hội cùng thuyền với ông đều công kích, phỉ báng. Dương Thu Hương từng cho Nguyễn Thanh Giang là “một kẻ ăn gian nói láo”. Nhà văn Hoàng Tiến: “Tôi đánh giá Thanh Giang là con người háo danh, cá nhân chủ nghĩa, và tham gia phong trào với tính cơ hội nặng…  Cái xấu tính của Thanh Giang là lối ứng xử hai mặt. Ông Giang lên tiếng bênh người Mỹ … đã gây phẫn nộ … Nhiều thương binh nổi đoá xông đến nhà ông Giang đe doạ đập phá. Ông Giang phải viết thư cầu cứu công an”. Trên diễn đàn tranh luận bằng tiếng Việt lâu nay đã xuất hiện hai chữ “văn nô”, kể làm văn nô cho sự ổn định và phát triển của đất nước, văn nô cho nhân dân theo tinh thần của Bác Hồ: cán bộ là nô bộc của nhân dân, thì thật đáng quý. Còn bình thường, đã làm nô lệ, dù là làm cho kẻ mạnh, kẻ thắng, người tốt cũng vẫn là nhục, vậy mà tôi thấy thực tế lại có những người đi đầu hàng kẻ bại trận, còn NTG, theo Báo cand online trong bài Đội lốt “dân chủ”, ăn chặn đô la viết NTG là một: “Tri thức rởm được lật tẩy dưới lốt “dân chủ”, sự thật chỉ là kẻ lừa phỉnh, tham lam, ăn chặn đô la bố thí từ bên ngoài”. Mà ông chủ của NTG chính là Nguyễn Gia Kiểng, cũng theo bài báo trên, cho biết là “kẻ cầm đầu một tổ chức phản động lưu vong”. Thật tội nghiệp! Một ông già U80 như ông Giang sao còn vì tiền hay còn vì cái gì nữa mà phải hành động khốn khổ như vậy?
Còn việc Nguyễn Thanh Giang suy tôn TMH là “chú ếch đầu đàn gọi mưa” thì với tư duy thơ “bom nổ mở lối đến tương lai”, ý thức chính trị coi  Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại và Trần Trọng Kim thuộc Nhật, “có công” làm 2 triệu dân ta chết đói, là chính nghĩa, e rằng con ếch TMH không phải gọi “cơn mưa dân chủ” mát lành mà họ tưởng tượng ra mà lại gọi mưa bom, bão đạn giội tiếp xuống đất nước thân yêu này, mà trong suốt chiều dài thăm thẳm của lịch sử, dân Việt mới thực sự được hưởng cuộc sống thanh bình vỏn vẹn có 3 thập kỷ!
      Cần phải vạch mặt bọn khùng điên này!
      TPHCM
     12-8-2012
      ĐÔNG LA